Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Khoa học tự nhiên năm 2024 (Sách mới)

Bộ Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Khoa học tự nhiên năm 2023 - 2024 bộ 3 sách mới: Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Tài liệu có đáp án và ma trận, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức đã học cho các bạn đồng thời cũng giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 khác nhau. Mời các bạn tham khảo.

Link tải chi tiết từng đề: 

1. Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 CTST

Ma trận Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 CTST

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát (2 tiết)

1 (0,25)

1

0,25

Dòng điện, nguồn điện (2 tiết)

1 (0,25)

1

0,25

Mạch điện đơn giản (2 tiết)

1 (0,25)

1 (1,25)

1

1

1,25

Tác dụng của dòng điện (2 tiết)

1 (0,25)

1

0,25

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế (2 tiết)

1 (0,25)

1

0,25

TH Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế (1 tiết)

1 (0,25)

1

0,25

Năng lượng nhiệt và nội năng (2 tiết)

1 (0,25)

1

0,25

TH Đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter (2 tiết)

Sự truyền nhiệt (2 tiết)

1 (1,0)

1 (1,0)

1 (0,5)

3

2,5

Sự nở vì nhiệt (2 tiết)

Khái quát về cơ thể người (2 tiết)

2 (0,5)

2

0,5

Hệ vận động ở người

(3 tiết)

1 (0,25)

1 (0,75)

1

1

1,0

Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người (4 tiết)

1 (0,5)

2 (0,5)

1 (0,5)

2

2

1,5

Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người (4 tiết)

1 (0,5)

1 (1)

2

1,5

Số ý

2

8

3

4

2

0

2

0

9

12

Điểm số

2.0

2

2.0

1.0

2.0

0

1.0

0

7.0

3.0

10

Tổng số điểm

4.0

3.0

2.0

1.0

10

10

Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 CTST

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:

A. Thanh sắt.

B. Thanh thép.

C. Thanh nhựa.

D. Thanh gỗ.

Câu 2: Trong các dụng cụ, thiết bị sau, đâu là nguồn điện:

A. Bóng đèn đang sáng

B. Nam châm

C. Dây dẫn điện

D. Pin điều khiển

Câu 3. Trong các kí hiệu sau, kí hiệu nào biểu diễn Ampe kế:

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4

Câu 4. Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học.

B. Tác dụng sinh lí

C. Tác dụng từ.

D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học

Câu 5. Đơn vị đo cường độ dòng điện là

A. Ampe (A)

B. Vôn (V)

C. Ôm (W)

D. Jun (J)

Câu 6. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

A. Bàn là điện.

B. Máy sấy tóc

C. Đèn LED.

D. Ấm điện đang đun nước

Câu 7. Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

A. Cọ xát vật lên mặt bàn.

B. Đốt nóng vật.

C. Làm lạnh vật.

D. Đưa vật lên cao.

Câu 8. Các cơ quan: Tim và mạch máu, thuộc hệ cơ quan nào sau đây?

A. Hệ vận động

B. Hệ hô hấp

C. Hệ tuần hoàn

D. Hệ tiêu hóa

Câu 9. Vai trò của hệ thần kinh là:

A. Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển.

B. Thu nhận các kích thích từ môi trường, điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường.

C. Giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể.

D. Lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường.

Câu 10. Nêu được chức năng của hệ vận động ở người.

A. Tạo nên bộ khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất định.

B. Bảo vệ cơ thể.

C. Giúp cơ thể di chuyển và vận động linh hoạt, chắc chắn.

D. Tạo nên bộ khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất định, bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể di chuyển và vận động linh hoạt, chắc chắn...

Câu 11. Cơ quan nào của hệ tiêu hóa mà thức ăn không đi qua?

A. Túi mật, tụy, gan.

B. Ruột non, ruột già, túi mật.

C. Hầu, tụy, gan.

D. Hầu, ruột non, ruột già.

Câu 12. Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng không nên sử dụng loại thức ăn, đồ uống nào sau đây?

A. Rượu bia, caffeine, thực phẩm giàu chất béo

B. Thức ăn cay, thức ăn mặn, socola

C. Rượu bia, caffeine, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay, thức ăn mặn.

D. Rượu bia, caffeine, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay, thức ăn mặn, socola.

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13. NB (1,0 điểm). Nêu các hình thức truyền nhiệt, mỗi hình thức lấy ví dụ trong thực tế?

Câu 14. TH (1,5 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 công tắc điều khiển 1 đèn sợi đốt.

Câu 15. VD. (1,0 điểm). Giải thích tại sao khi muốn đun sôi nước ta lại đun ở đáy ấm nước.

Câu 16. VDC (0,5 điểm). Trình bày một số hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra.

Câu 17. (0,5 điểm)

Quan sát hình ảnh bên: hãy đọc tên loại tật liên quan đến hệ vận động và giải thích rõ nguyên nhân gây ra tật này.

Câu 18. (0,5 điểm) Nêu được khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng.

Câu 19. (0,5 điểm) Vận dụng hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa.

Câu 20. (0,5 điểm) Nêu được các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương).

Câu 21. (1,0 điểm) Bác An năm nay 60 tuổi, gần đây bác có biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, ù tai, tim đạp nhanh, đau ngực, khó thở. Bác đã đi khám bệnh và được bác sĩ chuẩn đoán bác bị cao huyết áp. Vận dụng hiểu biết các bệnh về máu và tim mạch, em hãy giúp bác An đề ra biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể, giải thích cơ sở của các biện pháp đó?

Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 8 CTST

TRẮC NGHIỆM – 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

D

B

A

A

C

D

C

B

D

A

D

TỰ LUẬN-7 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

13

Các hình thức truyền nhiệt:

Dẫn nhiệt. HS lấy VD đúng

Đối lưu. HS lấy VD đúng

Bức xạ nhiệt: HS lấy VD đúng

0,5

0,25

0,25

14

HS vẽ đúng sơ đồ

1,5

15

Khi muốn đun sôi nước ta lại đun ở đáy ấm nước. Vì

Nước dẫn nhiệt chủ yếu bằng hình thức đối lưu. Khi đun ở đáy ấm sẽ tạo ra dòng đối lưu lớn nhất: Nước ở đáy nóng lên trước và di chuyển lên phía trên, nước lạnh ở dưới đi xuống, cứ như vậy nước trong ấm nóng lên nhanh chóng.

1,0

16

HS nêu được 2/3 ý (mỗi ý 0,25 điểm)

Sức khỏe: Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.

Cháy rừng: Nhiệt độ ngày càng tăng cao tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.

Gây ra thảm họa thiên tai: Hiệu ứng nhà kính sẽ khiến cho khu vực ven biển bị thiên tai đe dọa khủng khiếp.

0,5

17

- Tật cong vẹo cột sống

- Nguyên nhân

+ Tư thế hoạt động không đúng trong một thời gian dài. VD: ngồi học không đúng tư thế trong thời gian dài

+ Mang vác vật nặng thường xuyên không đều ở hai vai

+ Do tai nạn

+ Do bị còi xương

0,25

0,25

18

a. Khái niệm chất dinh dương và dinh dưỡng

- Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

- Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể.

0,25

0,25

19

- Các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa:

+ Biện pháp lựa chọn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nguồn gốc rõ ràng, những thực phẩm chế biến sẵn phải còn hạn sử dụng...

+ Biện pháp bảo quản thực phẩm: Lựa chọn các phương pháp bảo quản an toàn, phù hợp cho từng loại thực phẩm như: những thực phẩm dễ hỏng như rau, quả, cá, thịt tươi,… cần được bảo quản lạnh; không để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín;…

+ Biện pháp chế biến thực phẩm: Chế biến hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín, khu chế biến thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn thận…

0,1

0,2

0,2

20

- Tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu

- Hồng cầu vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu

- Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể

- Huyết tương có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch vận chuyển chất dinh dưỡng các chất cần thiết khác và chất thải

0,5

21

Các biện pháp

Cơ sở khoa học

Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất; hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường hoặc dầu mỡ.

Bổ sung sắt và các chất cần thiết tốt cho hệ tuần hoàn. Hạn chế các tác nhân gây hại cho hệ tuần hoàn như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Hạn chế tình trạng chất kích thích làm tăng huyết áp và làm tăng trọng lượng cơ thể.

Tạo cuộc sống vui tươi, thoải mái về tinh thần, giảm căng thẳng.

Giúp hệ tuần hoàn làm việc hiệu quả, hạn chế tăng huyết áp.

Rèn luyện thể dục, thể thao vừa sức, hợp lí.

Nâng dần sức chịu đựng của tim và cơ thể, tăng khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn.

Khám sức khỏe định kì.

Nắm được các chỉ số của cơ thể, từ đó có kế hoạch cải thiện sức khỏe tốt hơn.

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

2. Đề thi giữa học kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức

Thời gian làm bài: 90 phút

A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất ghi vào tờ giấy kiểm tra.

Câu 1: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách

A. Cọ xát vật

B. Nhúng vật vào nước đá

C. Cho chạm vào nam châm

D. Nung nóng vật

Câu 2: Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện:

A. Pin

B. Ắc – qui

C. Đi – na – mô xe đạp

D. Quạt điện

Câu 3: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

A. Tác dụng nhiệt của dòng điện

B. Tác dụng sinh lí của dòng điện

C. Tác dụng từ của dòng điện

D. Tác dụng hóa học của dòng điện

Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo hiệu điện thế?

A. Vôn (V) B. Milivôn (mV)

C. Ampe (A) D. Kilovôn (kV)

Câu 5: Nếu tuyến tụy không sản xuất được hormone insulin thì cơ thể sẽ mắc bệnh nào sau đây?

A. Sỏi thận.

B. Sỏi bàng quang.

C. Dư insulin.

D. Đái tháo đường.

Câu 6: Bộ phận nào của da có chức năng tiếp nhận các kích thích của môi trường?

A. Tuyến mồ hôi

B. Tuyến nhờn.

C. Thụ quan.

D. Mạch máu.

Câu 7: Hệ sinh dục có chức năng nào sau đây?

A. Sản sinh tinh trùng

B. Sinh sản duy trì nòi giống

C. Buồng trứng.

D. Điều hoà kinh nguyệt.

Câu 8: Bộ phận nào của cơ quan sinh dục nữ có chức năng dẫn trứng về tử cung?

A. Phễu dẫn trứng

B. Âm đạo

C. Buồng trứng

D. Ống dẫn trứng

Câu 9: Khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian được gọi là:

A. giới hạn sinh thái.

B. tác động sinh thái

C. giới hạn chịu đựng.

D. nhân tố sinh thái

Câu 10: Quần thể là một tập hợp cá thể:

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định.

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định.

D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

Câu 11: Tuyến nào sau đây là tuyến nội tiết

A. Tuyến gan

B. Tuyến nước bọt

C. Tuyến vị

D. Tuyến yên

Câu 12: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào lây lan qua đường tình dục

A. Covid – 19

B. Giang mai

C. Sốt xuất huyết

D. Đau mắt đỏ

Câu 13: Trong các công thức hóa học sau, công thức nào là của Base?

A. Ba(OH)2.

B. HCl.

C. Al2O3.

D. NaHCO3.

Câu 14: Nếu pH<7 thì dung dịch có môi trường:

A. Base

B. Acid

C. Muối

D. Trung tính

Câu 15: Điền vào chỗ trống: "Oxide là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là"

A. carbon.

B. hydrogen.

C. nitrogen.

D. oxygen.

Câu 16: Muối nào sau đây là muối tan?

A. CaCO3

B. AgCl

C. NaCl

D. BaSO4

B. TỰ LUẬN (6,0 đ)

Câu 17: (2,0 đ) Cho mạch điện như hình vẽ: Biết số chỉ ampe kế 1,5A, hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2 là 6V, hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 3 là 9V

a) Tính cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và đèn Đ2.

b) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm 2 và 3.

Câu 18: (1,0 đ) Em hãy nêu biểu hiện và cách phòng chống đối với bệnh tiểu đường?

Câu 19: (1,0 đ) Trong tự nhiên, quần thể có những kiểu phân bố nào? Vì sao có các kiểu phân bố đó?

Câu 20: (1,0 đ) Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe xóc nhiều?

Câu 21: (1,5 đ)

a) (0,5 điểm ) Cho sơ đồ phản ứng hóa học và hoàn thành các phương trình hóa học sau:

(1) …. + O2 ---> Al2O3

(2) C + O2 ---> …

b) (0,5 điểm) Cho Iron (Fe) đã làm sạch vào 100ml dung dịch Copper (II) sulfate (CuSO4). Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra?

c) ( 0,5 điểm) Đất nhiễm phèn có pH trong khoảng 4,5 – 5,0. Hãy giải thích vì sao trước khi vào mùa gieo sạ người ta thường bón vôi bột (CaO) để cải tạo loại đất này?

Đáp án Đề thi Khoa học tự nhiên 8 giữa học kì 2

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

ĐA

A

D

B

C

D

C

B

D

A

D

D

B

A

B

D

C

Phần đáp án câu tự luận:

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 17

(2 điểm)

a) Vì đèn 1 mắc nối tiếp với đèn 2 nên

IĐ1 = IĐ2 = IA = 1,5A

b) Vì đèn 1 mắc nối tiếp với đèn 2 nên

U13 = U12 + U23

® U23 = U13 - U12

= 9 – 6 = 3 (V)

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

Câu 18

(1 điểm)

*Biểu hiện của người mắc bệnh tiểu đường:

- Ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều (tiểu đêm), sút cân,…

- Người bị tiểu đường có thể bị các biến chứng nguy hiểm như mù loà, tổn thương dây thần kinh, hoại tử da,…

*Cách phòng tránh bệnh:

- Chế độ ăn hợp lý: không ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh.

- Kiểm soát cân nặng

- Luyện tập thể dục thể thao;

- Kiểm tra đường huyết định kỳ.

0,25

0,25

0,5

Câu 19

(1 điểm)

Trong tự nhiên quần thể có 3 kiểu phân bố: phân bố đều, phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm.

Nguyên nhân của các kiểu phân bố: do sự phân bố của điều kiện sống và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: cụ thể

- Phân bố đều điều kiện sống phân bố đều, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.

- Phân bố ngẫu nhiên: Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

- Phân bố theo nhóm: Điều kiện sống phân bố không đều, các cá thể có tập tính sống theo nhóm.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 20

(1 điểm)

- Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng để tránh cho mắt phải điều tiết quá nhiều, lâu dần gây tật cho mắt.

- Không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc nhiều vì tầm nhìn không ổn định và bị chao đảo sẽ dễ gây ra tật cận thị hoặc viễn thị.

0,5

0,5

Câu 21

(1,5 điểm)

0,25

0,25

b) - Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ nâu bám vào thanh Iron (Fe), dung dịch màu xanh lam nhạt dần và không màu.

- PTHH: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

0,25

0,25

c) Phạm vi pH tối ưu cho hầu hết các cây trồng là từ 5,5 đến 7,5. Đất nhiễm phèn có pH trong khoảng 4,5 – 5,0 (hay có nồng độ acid cao hơn mức tối ưu). Do đó để cải tạo đất nhiễm phèn người ta thường bón vôi bột (CaO) do xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 là base, sẽ trung hoà bớt acid trong đất nhiễm phèn, làm tăng pH của đất.

0,25

0,25

Khung ma trận Đề thi giữa học kì 2 KHTN 8 KNTT

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2:

- Thời gian làm bài: 90 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

- Phần trắc nghiệm: 1,25 điểm, (gồm 5 câu hỏi nhận biết, mỗi câu 0,25 điểm);

- Phần tự luận: 2,0 điểm (Thông hiểu: 0,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 0,0 điểm).

Phần/

Chương/

Chủ đề/

Bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng số điểm

Nhận biết (TN)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TN

TL

TN

TL

Điện

- Hiện tượng nhiễm điện

- Dòng điện, Nguồn điện

- Tác dụng của dòng điện

- Đo cường độ dòng điện, Đo hiệu điện thế

- Mạch điện đơn giản

5

1

5

1

1,25

2

Sinh học cơ thể người

Hệ bài tiết ở người

Điều hoà môi trường trong của cơ thể

Hệ nội tiết ở người

Da và điều hoà thân nhiệt ở người

Sinh sản

6

1

1

6

2

1,5

2

Sinh vật và môi trường

Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Hệ sinh thái

2

1

2

1

0,5

1

Acid – Base – PH – Oxide – Muối. Phân bón hoá học

Base (bazơ)

Thang đo pH

Oxide (oxit)

Muối

1

1

1

1

1 ý

1 ý

1 ý

4C

1C

1,0

1,5

Tổng số câu

16C

2C, 2 ý

1C, 1 ý

1C

16

5

4

6

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

4,0

6,0

Tỉ lệ

40%

30%

20%

10%

40%

60%

3. Đề thi giữa kì 2 KHTN 8 Cánh diều

Ma trận Đề thi giữa học kì 2 KHTN 8 Cánh diều

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II, khi kết thúc nội dung chủ đề :Hệ hô hấp ở người

- Thời gian làm bài: 90 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 11 câu; Thông hiểu: (5 câu); Vận dụng (4 câu)

+ Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 4 câu hỏi (Nhận biết: 1 câu-1,25 điểm; Thông hiểu: 1+1/2 câu - 1,75 điểm; Vận dụng:1 câu - 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1 câu - 1,0 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Số ý tự luận

Số câu trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chủ đề 5:

ĐIỆN (12 tiết)

1

(0,75)

3

1

(1,0)

2

2

2

(1,75)

7

3,5

Chủ đề 6:

NHIỆT (9 tiết)

1

(0,5)

3

2

1

1

(1,0)

2

(1,5)

6

3,0

Chủ đề 7: CƠ THỂ NGƯỜI (12 tiết)

5

1

(0,75)

1

1

(1,0)

1

2

(1,75)

7

3,5

Số câu/số ý

2

11

2

5

1

4

1

0

6

20

Điểm số

1,25

2,75

1,75

1,25

1,0

1,0

1,0

5,0

5,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10,0

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 8 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: KHTN– Lớp 8 SÁCH CÁNH DIỀU

Năm học: 2023 - 2024

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của:

A. nguồn điện.

B. dòng điện.

C. thiết bị điện trong mạch

D. thiết bị an toàn của mạch

Câu 2: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:

A. ampe (A).

B. niutơn (N)

C. héc (Hz)

D. jun (J)

Câu 3: Đơn vị đo hiệu điện thế là:

A. kilôgam (kg).

B. vôn (V)

C. ampe (A).

D. ôm (Ω)

Câu 4: Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi:

A. tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông

B. nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông

C. tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông

D. khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông

Câu 5: Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào dưới dây sẽ có tác dụng hoá học?

A. Thắp sáng các bóng đèn.

B. Làm biến đổi các chất.

C. Làm nóng chảy kim loại.

D. Làm nóng bàn là điện.

Câu 6: Trên một bóng đèn có ghi 12V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 7V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 11V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. So sánh I1 và I2 là:

A. I1 = I2

B. I1 < I2

C. I1 > I2

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 7: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 3V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. Để hai bóng đèn sáng bình thường thì phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là:

A. 3V

B. 4V

C. 5V

D. 6V

Câu 8: Nội năng của một vật là:

A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
B. Hiệu động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật.

C. Tổng cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật.

D. Hiệu cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật.

Câu 9: Bức xạ nhiệt là:

A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

B. Sự truyền nhiệt qua không khí.

C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.

D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 10: Nhóm các vật liệu dẫn nhiệt tốt là:

A. thuỷ tinh, đất, nước

B. len, gỗ, đồng

C. gỗ, thuỷ tinh, nhựa

D. đồng, nhôm, sắt

Câu 11: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là

A. đối lưu.

B. bức xạ nhiệt.

C. truyền nhiệt.

D. cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.

Câu 12: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

A. Sự đối lưu.

B. Sự dẫn nhiệt của không khí.

C. Sự bức xạ.

D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 13: Điền vào chỗ trống. "Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu tia nhiệt qua kính vào nhà mà các vật và không khí trong nhà kính nhận được nhiệt lượng và nóng lên. Năng lượng do các tia nhiệt từ ngoài vào bên trong nhà kính ... năng lượng do các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài."

A. nhỏ hơn

B. lớn hơn

C. bằng

D. lúc thì lớn hơn, lúc thì nhỏ hơn

Câu 14: Cơ thể con người có bao nhiêu hệ cơ quan?

A. 5

B. 6

C.7

D. 8

Câu 15: Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào ?

A. Hình cầu

B. Hình trụ

C. Hình đĩa

D. Hình thoi

Câu 16: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

A. Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào?

B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột

C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi

D. Khi thức ăn chạm vào dạ dày

Câu 17: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O

B. Nhóm máu AB

C. Nhóm máu A

D. Nhóm máu B

Câu 18: Thành phần của máu gồm

A. Huyết tương, tiểu cầu

B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

C. Huyết tương, hồng cầu

D. Các tế bào máu và huyết tương

Câu 19: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?

A. Uống nước lọc

B. Ăn kem

C. Uống sinh tố bằng ống hút

D. Ăn rau xanh

Câu 20: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì?

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo

B. Mang vác về một bên liên tục

C. Mang vác quá sức chịu đựng

D. Khi ngồi sao cho thỏa mái nhất

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 21. (1,75 điểm)

a) (0,75 điểm).) Cho các vật: dây cao su, dây đồng, dây vải, dây xích sắt, dây chỉ, dây cước. Trong các vật trên, vật nào dẫn điện và vật nào cách điện?

b) (1,0 điểm). Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm: Nguồn điện (1 pin hoặc 2 pin), công tắc (mở hoặc đóng), bóng đèn, điện trở (biến trở).

Câu 22. (1,5 điểm)

a) (0,5 điểm). Kể tên các cách truyền nhiệt.

b) (1,0 điểm) Trình bày ý tưởng khai thác nguồn năng lượng nhiệt trong tự nhiên để phục vụ trong sinh hoạt gia đình.

Câu 23. (0,75 điểm)

Em hãy mô tả cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động?

Câu 24. (1,0 điểm)

Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa?

Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 8 Cánh diều

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

`18

19

20

ĐA

B

A

B

C

B

B

D

A

A

D

C

C

B

D

D

C

B

D

B

A

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

21

(1,75đ)

a

- Vật nào dẫn điện: dây đồng, dây xích sắt.

0,25

- Vật nào cách điện: dây cao su, dây vải, dây chỉ, dây cước.

0,5

b

1,0

22

(1,5đ)

a

Các cách truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

0,5

b

- Năng lượng mặt trời: khai thác năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng pin mặt trời để thu lại nhiệt và các tia bức xạ từ mặt trời. Sau đó, điện năng thu được từ tấm pin được cung cấp cho bóng đèn, quạt hay các thiết bị điện khác.

0,25

- Năng lượng gió: sử dụng tua bin và máy phát điện để tạo điện năng.

0,25

- Năng lượng thuỷ triều: xây một hồ nước có máy phát điện được bao bọc bởi phần đê có nhiều cửa. Khi thuỷ triều lên, cửa sẽ được mở ra và nước tràn vào hồ làm quay máy phát điện. Khi thuỷ triều rút, một cánh cửa đóng lại thì các cửa ở vị trí thuỷ triều lên lại mở ra. Quy trình lặp lại nhiều lần, dòng nước liên tục chuyển động và tạo thành điện năng.

0,25

- Năng lượng địa nhiệt: năng lượng địa nhiệt được sử dụng để tạo điện năng.

0,25

23

(0,75đ)

- Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ;

0,25

- Bộ xương khoảng 206 xương được chia làm ba phần: xương đầu, xương thân và xương chi;

0,25

- Hệ cơ người khoảng 600 cơ gồm các mô cơ, mô liên kết (dây chằng, gân).

0,25

24

(1,0đ)

Những biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa:

0,25

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp;

- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm; vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách;

0,25

- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh; tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn;

0,25

- Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn; hạn chế sử dụng chất kích thích.

0,25

.............................................

Để chuẩn bị cho kì thi giữa kì 2 sắp tới, các bạn học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được các dạng bài thường có trong đề thi. Chuyên mục đề thi giữa kì 2 lớp 8 trên VnDoc bao gồm đề thi của tất cả các môn, là tài liệu hay cho các em tham khảo luyện tập. Đây cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề.

Đánh giá bài viết
42 50.628
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn KHTN

    Xem thêm