10 đề thi học kì 2 môn Hóa 11 - Ban cơ bản Có đáp án
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Hóa lớp 11
10 đề thi học kì 2 môn Hóa 11 - Ban cơ bản Có đáp án được VnDoc biên soạn sưu tầm tổng hợp các đề thi học kì 2 hóa 11, hy vọng giúp các bạn có thêm tài liệu ôn luyện, chuẩn bị tốt cho kì thi kết thúc học kì 2, nội dung câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm, tư luận để giúp các bạn chuẩn bị kiểm tra cuối học kì 2 môn Hóa lớp 11 được tốt nhất
Mời thầy cô cùng các bạn học sinh cùng tham khảo đề thi hoá 11 học kì 2 này
A. Đề cương ôn tập học kì 2 hóa 11 năm 2023
B. Đề thi học kì 2 hóa 11 năm học 2021 Có đáp án
- Đề thi học kì 2 môn Hóa 11 năm 2021 Đề 1
- Đề thi học kì 2 môn Hóa 11 năm 2021 Đề 2
- 5 đề kiểm tra học kì 2 lớp 11 môn Hóa học
Đề thi hoá 11 học kì 2 ban cơ bản - Đề số 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 2. Cho sơ đồ: C6H6 → X → Y → C6H5OH. Chất Y là
A. C6H5Cl B. C6H5ONa C. C6H5CH3 D. C6H5CHO
Câu 3. Dãy các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là
A. CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH, C2H6
B. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH
C. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH
D. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH
Câu 4. Khi cho 2-metylbut-2-en phản ứng cộng với HCl thì sản phẩm chính thu được có tên là
A. 2-clo-2-metylbutan
B. 2-metyl-2-clo butan
C. 2-clo-3-metylbutan
D. 3-clo-2-metylbutan
Câu 5. Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). CTPT của anken là:
A. C2H4 B. C5H10. C. C3H6. D. C4H8.
Câu 6. Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CH3CO)2O.
Câu 7. Khi cho 2-metylbutan tác dụng với clo (ánh sáng, tỉ lệ 1:1) thì thu được bao nhiêu sản phẩm thế monoclo?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 8. Cho 20 gam dung dịch fomalin 33% tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì lượng kết tủa là
A. 144 gam. B. 95,04 gam. C. 47,52 gam. D. 118,8 gam.
Câu 9. C5H10O2 có bao nhiêu đồng phân axit?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10. Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + Cl2 (as).
B. Benzen + H2 (Ni, p, to).
C. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ).
D. Benzen + Br2 (dd).
Câu 11: Cho 8,7 gam anđehit X tác dụng hoàn toàn với lượng dung dịch AgNO3/NH3 (dư) được 64,8 gam Ag. X có công thức phân tử là
A C3H4O. B C2H2O2. C CH2O. D C2H4O.
Câu 12: Axit axetic (CH3COOH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A Cu, C2H5OH, dd Na2CO3.
B Cu, dd Na2CO3, CH3OH.
C Mg, Ag, dd Na2CO3.
D Mg, dd Na2CO3, CH3OH
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong sơ đồ sau:
C2H2 → C2H4 ↔ C2H5OH ↔ CH3CH=O → CH3COOH.
Bài 2. Trình bày cách phân biệt các chất riêng biệt: C2H5OH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOH?
Bài 3. Dẫn 8,94 lit hỗn hợp khí X gồm propan, propilen và propin qua dung dịch nước brom dư, thấy khối lượng bình đựng brom tăng lên m gam và còn 2,8 lit một khí thoát ra. Nếu dẫn toàn bộ khí X ở trên qua dung dịch AgNO3/NH3 thì tạo ra 22,05 gam kết tủa. Tính m và phần trăm thể tích của mỗi khí trong X (biết các khí đo ở đktc).
Bài 4: Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm ancol Êtylic và 1 axít cacboxylic mạch hở no đơn chức tác dụng với Na dư thì sinh ra 4,48 lít khí (đkc) . Mặc khác cũng lượng hỗn hợp ban đầu khi tác dụng với 1 lượng dư dung dịch Na2CO3 thi sinh ra 3,36 lít khí (đkc).
1/ Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu (1,5đ)
2/ Xác định công thức cấu tạo của axít . ( 0,5đ)
3/ Nếu đun nóng lượng hỗn hợp X ban đầu với H2SO4 đđ thì sau khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thu được 7,65gam este. Tính hiệu suất phản ứng này? (1đ)
Đáp án đề thi học kì 2 Hóa 11 - Đề số 1
Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm
1B | 2B | 3C | 4A | 5D | 6A |
7C | 8B | 9C | 10D | 11B | 12D |
Phần 2. Câu hỏi tự luận
Câu 1.
C2H2 + H2
C2H4 + H2O → C2H5OH
C2H5OH
C2H5OH + CuO
CH3CHO + H2 → C2H5OH
CH3CHO + O2
Câu 2.
Cách 1
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Thuốc thử để nhận biết các hóa chất ở đây là AgNO3/NH3 và quỳ tím
Dùng quỳ tím để nhận biết được CH3COOH làm quỳ tím chuyển màu đỏ
Các chấtcòn lại cho tác dụng với AgNO3/NH3
C2H5OH không phản ứng với AgNO3/NH3
Phản ứng xuất hiện tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu C6H5OH
C6H5OH + 2(Ag(NH3)2)OH → C6H6O2 + 2Ag + 4NH3 + H2O
Phản ứng xuất hiện tạo kết tủa trắng bạc bám vào ống nghiệm CH3CHO
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Cách 2.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Thuốc thử để nhận biết các hóa chất ở đây là dung dịch Brom, CuO và quỳ tím
Dùng quỳ tím để nhận biết được dung dịch CH3COOH là axit làm quỳ tím hóa đỏ
Sử dụng dung dịch Brom để nhận biết
C6H5OH phản ứng Brom
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr
Không phản ứng là 2 chất còn lại CH3CHO, C2H5OH
Dùng CuO để nhận biết C2H5OH
C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
Câu 3.
Vpropan = 2,8 l => npropan = 2,8/22,4 = 0,125 (mol)
n kết tủa = npropin = 22,05/147 = 0,15 (mol)
nX = 8,94/22,4 = 0,4 (mol)
=> npropile = 0,4 - 0,125 - 0,15 = 0,125 (mol)
nBr2 pư = npropilen + 2npropin = 0,425 (mol)
=> m = 0,425.160 = 68 gam
%Vpropan = 0,125/0,4.100 = 31,25%
%V propilen = 0,125/0,4.100 = 31,25%
% Vpropin = 0,15/0,4.100 = 37,5%
Câu 4.
Gọi công thức cấu tạo của axít cacboxylic mạch hở no đơn chức là CnH2n + 1COOH (n ≥ 0)
Các phương trình hóa học xảy ra :
C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½ H2 (1)
Mol: 0,1 0,05
CnH2n+1COOH + Na → CnH2n+1COONa + ½ H2 (2)
Mol: 0,3 0,15
2CnH2n+1COOH + Na2CO3 → 2CnH2n+1COONa + CO2 + H2O (3)
Mol: 0,3 0,15
1/ Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu :
mancol = 4,6 gam , maxít = 26,8 – 4,6 = 22,2 gam
2/ Xác định công thức cấu tạo của axít
M axít = 22,2/ 0,3 = 74 . => 14n + 46 = 74 => n= 2
CTCT CH3-CH2-COOH
3/ Tính hiệu suất của phản ứng :
Phương trình hóa học:
C2H5COOH + C2H5OH → C2H5COOC2H5 + H2O (4)
Mol trước 0,3 0,1
Mol sau 0,075 0,075
Vậy H% = 75%
Đề thi hoá 11 học kì 2 ban cơ bản - Đề số 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y → PVC. Trong đó, X và Y lần lượt là:
A. C2H6, CH2=CHCl.
B. C3H4, CH3CH=CHCl.
C. C2H2, CH2=CHCl.
D. C2H4, CH2=CHCl.
Câu 2: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là:
A. 3 đồng phân.
B. 4 đồng phân.
C. 5 đồng phân.
D. 2 đồng phân.
Câu 3: Chất không làm đổi màu quỳ tím là:
A. NaOH.
B. C6H5OH.
C. CH3COOH.
D. CH3COONa.
Câu 4: Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được: benzen, stiren, toluen?
A. Oxi không khí.
B. dung dịch KMnO4.
C. dung dịch Brom.
D. dung dịch HCl.
Câu 5: Hợp chất có công thức cấu tạo sau: CH3–CH2–CH2–CH2–OH, có tên gọi là:
A. 2-metylbutan-4-ol.
B. 4-metylbutan-1-ol.
C. pentan-1-ol.
D. 3-metylbutan-1-ol.
Câu 6: Cho dãy các chất sau: buta-1,3-đien, propen, but-2-en, pent-2-en. Số chất có đồng phân hình học:
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 7: Để phân biệt ba chất lỏng sau: Glixerol, etanol, phenol, thuốc thử cần dùng là:
A. Cu(OH)2, Na.
B. Cu(OH)2, dung dịch Br2.
C. Quỳ tím, Na.
D. dung dịch Br2, quỳ tím.
Câu 8: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. CH3COCH3, HC≡CH.
B. HCHO, CH3COCH3.
C. CH3CHO, CH3-C≡CH.
D. CH3-C≡C-CH3, CH3CHO.
Câu 9: Chất nào sau đây khi cộng HCl chỉ cho một sản phẩm duy nhất:
A. CH2=CH-CH2-CH3.
B. CH2=CH-CH3.
C. CH2=C(CH3)2.
D. CH3-CH=CH-CH3.
Câu 10: Số đồng phân ancol no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C4H10O là:
A. 6.
B. 4.
C. 8.
D. 2.
Câu 11: Hãy chọn câu phát biểu đúng về phenol:
1. Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natriphenolat.
2. Phenol tan vô hạn trong nước lạnh.
3. Phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.
4. Phenol phản ứng được với dung dịch nước Br2 tạo kết tủa trắng.
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 3, 4.
Câu 12: Dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là:
A. CnH2n-1OH (n ≥ 3).
B. CnH2n-7OH (n ≥ 6).
C. CnH2n+1OH (n ≥ 1).
D. CnH2n+2-x(OH)x (n ≥ x, x > 1).
II. TỰ LUẬN (7 điểm).
Câu 1. (1,5 điểm). Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau.
C2H5Cl → C2H4 → C2H5OH → CH3CHO → C2H5OH → CH3COOH.
Câu 2. (3,5 điểm). Lấy 4,04 gam hỗn hợp A gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na kim loại dư thu được 1,12 lít H2 (đktc).
a. Tìm công thức phân tử của hai ancol.
b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng từng ancol trong hỗn hợp A.
c. Oxi hóa hoàn toàn 4,04 gam hỗn hợp ancol trên bằng CuO, đun nóng sau đó, đem toàn bộ sản phẩm hữu cơ cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được a gam Ag↓. Tính a.
Câu 3: Hỗn hợp A gồm C2H5OH và C6H5OH. Cho A tác dụng hết với Na sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp A như trên tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng từng chất trong A?
Câu 4: Cho 6,9 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 9,3 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Tính khối lượng Ag sinh ra?
Đáp án đề thi học kì 2 hóa 11 - Đề số 2
Phần 1. Trắc nghiệm
1A | 2A | 3B | 4B | 5C | 6C |
8C | 9D | 10B | 11D | 12C | 7B |
Phần 2. Tự luận
Câu 1.
C2H5Cl + KOH
C2H4 + H2O → C2H5OH
C2H5OH + O2 → CH3CHO + H2O
CH3CHO + H2 → C2H5OH
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
Câu 2.
Gọi công thức chung của 2 ancol là CnH2n+1OH
Phương trình hóa học
2CnH2n+1OH + 2Na → 2CnH2n+1ONa + H2
Ta có:
nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol → nA = 2nH2 = 0,05.2 = 0,1 mol
→ MA = 14n + 18 = 4,04/0,1 = 40,4 → n=1,6
Vì 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau nên số C của chúng lần lượt là 1 và 2.
Vậy 2 ancol là CH3OH; C2H5OH
Gọi số mol 2 ancol lần lượt là x, y.
→ x + y = 0,1 mol; 32x + 46y = 4,04 gam →x = 0,04;y = 0,06
→ mCH3OH = 0,04.32 = 1,28 gam
→% mCH3OH=1,28/4,04.100% = 31,68%
→% mC2H5OH = 68,32%
Phương trình hóa học
CH3OH + CuO
C2H5OH + CuO
→ nHCHO = nCH3OH = 0,04 mol; nCH3CHO = nC2H5OH = 0,06 mol
→nAg = 4nHCHO + 2nCH3CHO = 0,04.4 + 0,06.2 = 0,28 mol → a = 108.0,28 = 30,24 gam
Câu 3.
nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol
nNaOH = 0,1.1 = 0,1 mol
Cho hỗn hợp tác dụng với Na, ta có các phương trình hóa học
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2 (1)
C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2 (2)
Cho hỗn hợp tác dụng với NaOH, chỉ có Phenol phản ứng:
Phương trình hóa học
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
0,1 0,1
Vậy nC6H5OH = 0,1 mol
Theo phương trình hóa học(2), suy ra: nH2(2) = 0,05 => nH2(1)= 0,15−0,05 = 0,1 mol
Theo Phương trình hóa học (1) => nC2H5OH = 0,2 mol
Vậy m = 0,2.46 + 0,1.94 = 18,6 gam
Câu 4.
Ta có: mX - mancol ban đầu = mO trong CuO phản ứng = 2,4 (g)
mancol phản ứng = nanđehit = nO trong CuO phản ứng = 2,4/16 = 0,15(mol)
Lại có : nancol ban đầu > 0,15(mol) ⇒Mancol < 6,9/0,15 = 46 ⇒ Mancol < 6,9/0,15 = 46
=> ancol là CH3OH anđehit là HCHO
Vậy nAg = 4nandehit = 0,6 (mol) ⇒mAg = 64,8 (g)
Đề thi hoá 11 học kì 2 ban cơ bản - Đề số 3
Câu 1. Chọn câu sai trong các câu sau đây:
A. Benzen và các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa.
B. Benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.
C. Toluen tham gia các phản ứng thế dễ hơn so với benzen.
D. Stiren làm mất màu nước brom và dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
Câu 2. Phenol và ancol metylic cùng có phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch brom.
B. HNO3 đặc/H2SO4đặc, t0.
C. Dung dịch NaOH.
D. Kim loại natri.
Câu 3. Chọn câu đúng trong các câu sau đây:
A. Phenol tham gia phản ứng brom hóa và nitro hóa khó hơn benzen.
B. Phenol tác dụng với dung dịch natri hiđroxit tạo thành muối và nước.
C. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ, do phenol có tính axit mạnh.
D. C6H5OH là một ancol thơm.
Câu 4. Nếu chỉ dùng thuốc thử là nước brom (không tính liều lượng) thì ta phân biệt được cặp chất nào sau đây?
A. Toluen và benzen.
B. Etilen và but–1–in.
C. Toluen và stiren.
D. Axetilen và propin.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức, mạch hở thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 14,85 gam H2O. Giá trị của a là
A. 11,25.
B. 6,225.
C. 12,45.
D. 5,8.
Câu 6. Phenol phản ứng với dung dịch brom, trong khi benzen không có phản ứng này. Điều đó chứng tỏ
A. nhóm –OH có ảnh hưởng tới vòng benzen.
B. vòng benzen có ảnh hưởng tới nhóm –OH.
C. phenol tham gia phản ứng thế khó khăn hơn benzen.
D. phenol có tính axit.
Câu 7. Anken nào sau đây bị hiđrat hóa chỉ cho một ancol duy nhất?
A. (CH3)2C=C(CH3)2.
B. CH3–CH2–CH=CH2.
C. (CH3)2C=CH2.
D. CH3–CH=CH2.
Câu 8. Cho các ancol: CH3CH2OH (1), CH3-CH=CH-OH (2), CH3-CH2OH-CH2OH (3),
H3C-CH(OH)2(4). Các ancol bền là
A. 1, 2.
B. 2, 4.
C. 3, 4.
D. 1, 3.
Câu 9. Để phân biệt ba khí không màu riêng biệt: SO2, C2H2, NH3, ta có thể sử dụng hóa chất nào sau đây? (với một lần thử)
A. Dung dịch AgNO3/NH3
B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Dung dịch NaOH.
D. Giấy quỳ tím ẩm.
Câu 10. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: metan → X → vinylaxetilen → Y → polibutađien.X, Y lần lượt là:
A. axetilen, butađien.
B. etilen, butađien.
C. propin, isopropilen.
D. axetilen, but-2-en.
Câu 11. Để phân biệt glixerol và etanol được chứa trong hai bình mất nhãn riêng biệt, người ta có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch thuốc tím.
C. Dung dịch NaCl.
D. Đồng (II) hiđroxit.
Câu 12. Ancol CH3-CH(OH)-CH(CH3)-CH3 có tên thay thế là
A. 2-metylbutan-3-ol.
B. 3-metylbutan-2-ol.
C. pentan-2-ol.
D. 1,1-đimetylpropan-2-ol.
Câu 13. Chất nào sau đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng với nước brom, phản ứng cộng với H2 (chất xúc tác Ni, nhiệt độ), phản ứng với bạc nitrat trong amoniac dư?
A. Etilen.
B. Benzen.
C. Etan.
D. Axetilen.
Câu 14. Dãy các ancol nào sau đây phản ứng với CuO (t0) đều tạo anđehit:
A. Etanol, 2-metylpropan-1-ol.
B. Etylen glicol, pentan-3-ol.
C. Metanol, butan-2-ol.
D. Propan-2-ol, propan-1-ol.
Câu 15. Cho 117 gam benzen tác dụng với brom lỏng (có mặt bột sắt, tỉ lệ mol 1:1) thu được 141,3 gam brombenzen. Hiệu suất của phản ứng monobrom hóa là
A. 60%.
B. 90%.
C. 70%.
D. 80%.
Câu 16. Tách nước hỗn hợp gồm hai ancol đồng đẳng thu được 2 olefin ở thể khí (điều kiện thường). Hai ancol trong hỗn hợp có thể là:
A. metanol và propan-1-ol.
B. propan-2-ol và pentan-1-ol.
C. etanol và butan-1-ol.
D. etanol và butan-2-ol.
Câu 17. Cho biết trong các câu sau, câu nào sai:
A. Nếu trong sản phẩm đốt cháy một hiđrocacbon, số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 thì hiđrocacbon đem đốt không thể là anken hoặc ankan.
B. Nếu sản phẩm của phản ứng đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ chỉ là CO2 và H2O thì chất đem đốt là hiđrocacbon.
C. Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thì sản phẩm thu được có CO2 và H2O.
D. Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan thì thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2
Câu 18. Để làm sạch khí metan có lẫn axetilen và etilen, ta cho hỗn hợp khí đi qua lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch brom.
B. Dung dịch BaCl2
C. Dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
D. Dung dịch NaOH.
Câu 19. Ancol etylic tan vô hạn trong nước là do
A. ancol etylic phân cực mạnh.
B. khối lượng phân tử nhỏ.
C. các phân tử ancol etylic tạo được liên kết hiđro với các phân tử nước.
D. giữa các phân tử ancol etylic có liên kết hiđro liên phân tử.
Câu 20. Hợp chất CH=CH2 có tên gọi là
A. anlylbenzen.
B. metylbenzen.
C. vinylbenzen.
D. etylbenzen.
Câu 21. Sản phẩm tạo ra khi cho toluen phản ứng với Cl2, có chiếu sáng (tỉ lệ mol 1:1) là
A. o-clotoluen.
B. p-clotoluen.
C. m-clotoluen.
D. benzyl clorua.
Câu 22. Cho 8,28 gam ancol etylic tác dụng hết với natri. Khối lượng sản phẩm hữu cơ và thể tích khí H2 (đktc) thu được lần lượt là:
A. 6,12 gam và 2,016 lít.
B. 6,12 gam và 4,0326 lít.
C. 12,24 gam và 4,0326 lít.
D. 12,24 gam và 2,016 lít.
Câu 23. Stiren phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây (trong những điều kiện thích hợp):
A. H2O (xúc tác H+), dung dịch brom, H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
B. HBr, Br2 khan có mặt bột sắt, CO.
C. H2 (xúc tác Ni, đun nóng), HI, N2.
D. CO, dung dịch KMnO4, dung dịch brom.
Câu 24. Có các tính chất: là chất rắn ở điều kiện thường (1), làm quì tím hóa đỏ (2), tan nhiều trong nước nóng (3), không độc (4). Các tính chất đúng của phenol là:
A. 2, 3.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 1, 3.
D. 1, 3, 4.
Câu 25. Cho các chất sau: propan, eten, but-2-in, propin, but-1-en, pent-1-in, butan, benzen, toluen. Số chất làm nhạt màu nước brom và số chất tạo kết tủa màu vàng khi cho tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac lần lượt là
A. 5, 3.
B. 5, 2.
C. 4, 3.
D. 4, 2.
------------------------------
>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan
- Danh pháp các hợp chất hữu cơ
- Bài tập lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ
- Bảng nhận biết các chất hữu cơ bài tập có đáp án
VnDoc đã giới thiệu 10 đề thi thử cuối học kì 2 môn Hóa lớp 11 - Ban cơ bản Có đáp án. Bài viết đã gửi tới bạn đọc những bài mẫu đề thi thử cuối kì 2 môn Hóa học lớp 11. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa 11, Chuyên đề Hóa học 11, Lý thuyết Hóa học 11.