Giải Toán 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị CTST

Giải Toán 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị CTST được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài 1 trang 47 SGK Toán 10 CTST

Tìm tập xác định của các hàm số sau:

a) f\left(x\right)\;=\;\sqrt{-5x\;+\;3}

b) f\left(x\right)\;=\;2\;+\;\frac1{x\;+\;3}

Lời giải

Điều kiện xác định của hàm số này là: −5x + 3 ≥ 0

⇔ −5x ≥ −3

⇔ x ≤ \frac35

Vậy D\;=\;\left(-\infty;\;\frac35\right) là tập xác định của hàm số f\left(x\right)\;=\;\sqrt{-5x\;+\;3}

b) Hàm số f{(x)}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}2\;+\;\frac1{x\;+\;3}xác định khi \frac1{x\;+\;3}xác định.

Điều kiện xác định của hàm số đã cho là: x + 3 ≠ 0 ⇔ x ≠ -3.

Vậy D = ℝ \ {−3} là tập xác định của hàm số f{(x)}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}2\;+\;\frac1{x\;+\;3}

Bài 2 trang 47 SGK Toán 10 CTST

Tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số có đồ thị như Hình 10.

Giải Toán 10 CTST Bài 1

Lời giải

Từ đồ thị trên, ta thấy hàm số xác định trên [-1; 9].

Do đó tập xác định của hàm số là D = [-1; 9].

Giá trị thấp nhất của y = f(x) là – 2 tương ứng với x = 5 và giá trị cao nhất của y = f(x) là 6 tương ứng với x = 9.

Do đó tập giá trị của hàm số là [-2; 6].

Bài 3 trang 47 SGK Toán 10 CTST

Tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau:

a) f(x) = -5x + 2

b) f(x) = −x2

Lời giải

a)

Tập xác định D = ℝ

Lấy x1 , x2 là hai số thực tùy ý thỏa mãn x1 < x2, ta có:

f(x1) – f(x2) = (-5 + 2) – (-5 + 2) = -5x1 + 2 + 5x2 – 2 = -5x1 + 5x2 = 5 (x2 – x1)

Vì x1 < x2 ⇒ 5 (x2 – x1) > 0 ⇒ f(x1) – f(x2) > 0 hay f(x1) > f(x2).

Vậy hàm số nghịch biến (giảm) trên ℝ

b)

Tập xác định D = ℝ

Lấy x1 , x2 là hai số thực tùy ý thỏa mãn x1 < x2, ta có:

f(x1) – f(x2) = - x12 – (-x22) = x22 - x12 = (x2 – x1) (x2 + x1)

+) Với x1, x2 ∈ (-\infty; 0) và x1 < x2, khi đó: x1 + x2 < 0 và x2 – x1 > 0

Do đó, f(x1) – f(x2) < 0 f(x1) < f(x2), nên hàm số f(x) đồng biến trên khoảng (-\infty; 0).

+) Với x1, x2 ∈ (-\infty; 0) và x1 < x2, khi đó: x1 + x2 > 0 và x2 – x1 > 0

Do đó, f(x1) – f(x2) > 0 f(x1) > f(x2) nên hàm số f(x) nghịch biến trên khoảng (0;+\infty).

Vậy hàm số f(x) = -đồng biến trên khoảng (-\infty; 0) và nghịch biến trên khoảng (0;+\infty).

a)

Tập xác định D = ℝ

Lấy x1 , x2 là hai số thực tùy ý thỏa mãn x1 < x2, ta có:

f(x1) – f(x2) = (-5+ 2) – (-5+ 2) = -5x1 + 2 + 5x2 – 2 = -5x1 + 5x2 = 5(x2 – x1)

Vì x1 < x2 ⇒ 5(x2 – x1) > 0 ⇒ f(x1) – f(x2) > 0 hay f(x1) > f(x2).

Vậy hàm số nghịch biến (giảm) trên ℝ

b)

Tập xác định D = ℝ

Lấy x1 , x2 là hai số thực tùy ý thỏa mãn x1 < x2, ta có:

f(x1) – f(x2) = - x12 – (-x22) = x22 - x12 = (x2 – x1) (x2 + x1)

+) Với x1, x2 ∈ (-\infty; 0) và x1 < x2, khi đó: x1 + x2 < 0 và x2 – x1 > 0

Do đó, f(x1) – f(x2) < 0 f(x1) < f(x2), nên hàm số f(x) đồng biến trên khoảng (-\infty; 0).

+) Với x1, x2 ∈ (-\infty; 0) và x1 < x2, khi đó: x1 + x2 > 0 và x2 – x1 > 0

Do đó, f(x1) – f(x2) > 0 f(x1) > f(x2) nên hàm số f(x) nghịch biến trên khoảng (0;+\infty).

Vậy hàm số f(x) = đồng biến trên khoảng (-\infty; 0) và nghịch biến trên khoảng (0;+\infty).

Bài 4 trang 47 SGK Toán 10 CTST

Vẽ đồ thị hàm số f(x) = |x|, biết rằng hàm số này còn được viết như sau:

f\left(x\right)\;=\;\left\{\begin{array}{l}x\;khi\;x\;\geq\;0\;\\-\;x\;khi\;x\;<\;0\end{array}\right.

Lời giải

Tập xác định của hàm số D = ℝ

Ta có:

Với x = 0 thì f(0) = 0, ta được điểm O(0; 0).

Với x = 1 thì f(1) = 1, ta được điểm A(1; 1).

Với x = 2 thì f(2) = 2, ta được điểm B(2; 2).

Với x = 3 thì f(3) = 3, ta được điểm C(3; 3).

Với x = -1 thì f(-1) = - (-1) = 1, ta được điểm D(-1; 1).

Với x = -2 thì f(-2) = - (-2) = 2, ta được điểm E(-2; 2).

Với x = -3 thì f(-3) = - (-3) = 3, ta được điểm F(-3; 3).

Từ các điểm O(0; 0), A(1; 1), B(2; 2), C(3; 3), D(-1; 1), E(-2; 2), F(-3; 3) ta vẽ được đồ thị hàm số f(x) = |x| như sau:

Giải Toán 10 Bài 1

Bài 5 trang 48 SGK Toán 10 CTST

Tìm tập xác định, tập giá trị và vẽ đồ thị hàm số: f\left(x\right)\;=\;\left\{\begin{array}{l}-1\;khi\;x\;<\;0\\1\;khi\;x\;>\;0\end{array}\right.

Lời giải

Với x = 0 thì f(x) không xác định. Do đó, tập xác định của hàm số là D = ℝ \ {0}

Với mọi x thuộc tập xác định của hàm số thì giá trị của f(x) chỉ có 1 và - 1.

Do đó tập giá trị của hàm số là {-1; 1}.

Với x = -4 < 0 thì f(-4) = -1;

Với x = -2 < 0 thì f(-2) = -1;

Với x = -1 < 0 thì f(-1) = -1;

Với x =  -\frac12 < 0 thì f \left(-\frac12\right) = -1

Với x = \frac12 > 0 thì f \left(\frac12\right) = 1;

Với x = 1 > 0 thì f(1) = 1;

Với x = 2 > 0 thì f(2) = 1;

Với x = 4 > 0 thì f(4) = 1.

Đồ thị hàm số gồm hai phần đường thẳng, một đường thẳng đi qua các điểm các điểm (-4; -1), (-2; -1), (-1; -1), (-\frac12;−1), một đường thẳng đi qua các điểm (\frac12;1); (1; 1), (2; 1), (4; 1). Ta có đồ thị hàm số f(x) như sau:

Giải Toán 10 Bài 1

Bài 6 trang 48 SGK Toán 10 CTST

Một hãng taxi có bảng giá như sau:

Giải Toán 10 Bài 1

a) Xem số tiền đi taxi là một hàm số phụ thuộc số kilômét di chuyển, hãy viết công thức của các hàm số dựa trên thông tin từ bảng giá đã cho theo từng yêu cầu:

i) Hàm số f(x) để tính số tiền hành khách phải trả khi di chuyển x km bằng xe taxi 4 chỗ.

ii) Hàm số g(x) để tính số tiền hành khách phải trả khi di chuyển x km bằng xe taxi 7 chỗ.

b) Nếu cần đặt xe taxi cho 30 hành khách, nên đặt toàn bộ xe 4 chỗ hay xe 7 chỗ thì có lợi hơn?

Lời giải

a)

i) Khi di chuyển bằng xe taxi 4 chỗ:

Nếu x ≤ 0,5 thì số tiền hành khách phải trả là: 11000 x (nghìn đồng).

Nếu 0,5 < x < 31 thì số tiền hành khách phải trả là: 11000 . 0,5 + 14500 (x – 0,5) = 14500 x – 1 750 (nghìn đồng).

Nếu x ≥ 31 thì số tiền hành khách phải trả là: 11000 . 0,5 + 14500 (31 – 0,5) + 11600 (x – 31) = 11600 x + 88150 (nghìn đồng).

Vậy hàm số f(x) được xác định như sau:

f\left(x\right)\;=\;\left\{\begin{array}{l}11000\;x\;khi\;x\;\leq\;0\;,\;5\\14500\;x\;-\;1750\;khi\;0\;<\;x\;<\;31\\11600\;x\;+\;88150\;khi\;x\;\geq\;31\end{array}\right.

ii) Khi di chuyển bằng xe taxi 7 chỗ:

Nếu x ≤ 0,5 thì số tiền hành khách phải trả là: 11000 x (nghìn đồng).

Nếu 0,5 < x < 31 thì số tiền hành khách phải trả là: 11000 . 0,5 + 15500 (x – 0,5) = 15500 x – 2250 (nghìn đồng).

Nếu x ≥ 31 thì số tiền hành khách phải trả là: 11000 . 0,5 + 15500 (31 – 0,5) + 13600 (x – 31) = 13600 x + 56650 (nghìn đồng).

Vậy hàm số g(x) được xác định như sau: f\left(x\right)\;=\;\left\{\begin{array}{l}11000\;x\;khi\;x\;\leq\;0\;,\;5\\15500\;x\;-\;2250\;khi\;0\;<\;x\;<\;31\\13600\;x\;+\;56650\;khi\;x\;\geq\;31\end{array}\right.

b) Có tất cả 30 hành khách nếu đặt xe 4 chỗ thì cần 8 xe, còn nếu đặt xe 7 chỗ thì cần 5 xe.

Với x ≤ 0,5, ta có:

Số tiền hành khách phải trả khi thuê xe 4 chỗ là: 8 . 11000x = 88000x (nghìn đồng).

Số tiền hành khách phải trả khi thuê xe 7 chỗ là: 5 . 11000x = 55000x (nghìn đồng).

Vì 55000 < 88000 nên 55000x < 88000x.

Do đó nếu quãng đường di chuyển nhỏ hơn 0,5km thì nên đặt xe 7 chỗ thì có lợi hơn.

Với 0,5 < x < 31, ta có:

Số tiền hành khách phải trả khi thuê xe 4 chỗ là: 8 . (14500x – 1750) = 116000x – 14000 (nghìn đồng).

Số tiền hành khách phải trả khi thuê xe 7 chỗ là: 5 . (15500x – 2250) = 77500x – 11250 (nghìn đồng).

Ta có: 44000 < 116000x – 14000 < 3582 000 và 27500 < 77500x – 11250 < 2391250.

Do đó nếu quãng đường di chuyển lớn hơn 0,5km và nhỏ hơn 31km thì nên đặt xe 7 chỗ thì có lợi hơn.

Với x ≥ 31, ta có:

Số tiền hành khách phải trả khi thuê xe 4 chỗ là: 8 . (11600x + 88150) = 92800x + 705200 (nghìn đồng).

Số tiền hành khách phải trả khi thuê xe 7 chỗ là: 5 . (13600x + 56650) = 68000x + 183250 (nghìn đồng).

Ta có: 92800x + 705200 ≥ 68000x + 183250 .

Do đó nếu quãng đường di chuyển lớn hơn 0,5km và nhỏ hơn 31km thì nên đặt xe 7 chỗ thì có lợi hơn.

Vậy nếu đặt xe taxi cho 30 hành khách thì nên đặt toàn bộ xe 7 chỗ thì có lợi hơn.

Bài 7 trang 48 SGK Toán 10 CTST

Đố vui.

Số 2 đã trải qua hành trình thú vị và bị biến đổi sau khi đi qua chiếc hộp đen.

Giải Toán 10 Bài 1

Bác thợ máy đã giải mã hộp đen cho một số x bất kì như sau:

Giải Toán 10 Bài 1

Bên trong hộp đen là một đoạn chương trình được cài đặt sẵn. Ta xem đoạn chương trình này như một hàm số f(x). Hãy viết biểu thức của f(x) để mô tả sự biến đổi đã tác động lên x.

Lời giải

Sự biến đổi đã tác động lên x như sau:

Khi x đi qua máy bình phương x biến đổi thành x2;

Tiếp tục đi qua máy tăng gấp ba lần ta được 3x2;

Tiếp sau đó đi qua máy lấy bớt đi 5 ta được 3x2 – 5;

Vậy f(x) = 3x2 – 5.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải Toán 10 Bài 1: Hàm số và đồ thị CTST. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Toán 10 CTST. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Ngữ văn 10 CTST, Tiếng Anh lớp 10...

Đánh giá bài viết
1 339
Sắp xếp theo

    Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1

    Xem thêm