Toán 7 Bài tập cuối chương 10 Kết nối tri thức

Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 10 sách Kết nối tri thức bao gồm lời giải và đáp án chi tiết cho từng bài tập trong SGK Toán 7 tập 2 chương trình sách mới. Lời giải Toán 7 được trình bày chi tiết, dễ hiểu, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức được học, từ đó luyện giải Toán 7 hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Bài 10.20 trang 102 Toán 7 tập 2 KNTT

Người ta làm một cái hộp có dạng hình hộp chữ nhật bằng bìa với chiều dài 20cm, chiều rộng 14cm và chiều cao 15cm.

a) Tích thể tích của cái hộp.

b) Tính diện tích bìa dùng để làm cái hộp.

Hướng dẫn giải

a) Thể tích của hộp là:

20. 14. 15 = 4200 (cm3)

b) Diện tích bìa để làm hộp tương ứng với diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy của hình hộp chữ nhật

Diện tích bìa dùng làm hộp là:

2. (14 + 20). 15 + 2. 20. 14 = 1580 (cm2)

Bài 10.21 trang 102 Toán 7 tập 2 KNTT

Tính thể tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lăng trụ trong hình 10.43.

Hình 10.43

Hướng dẫn giải

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là:

2. (4 + 9). 9 = 234

Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:

234 + 2 . 9 . 4 = 306

Thể tích hình hộp chữ nhật là:

9 . 4 . 9 = 324

Diện tích xung quanh hình lăng trụ là:

20 . (5 + 12 + 13) = 600

Diện tích toàn phần hình lăng trụ là:

600+2.\frac{1}{2}.5.12=660

Thể tích hình hộp chữ nhật là:

20.\frac{1}{2}.5.12=600

Bài 10.22 trang 102 Toán 7 tập 2 KNTT

Người ta xếp một số viên gạch dạng hình hộp chữ nhật tạo thành một khối hình lập phương cạnh 20cm như hình 10.44.

a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của khối hình lập phương.

b) Tìm kích thước mỗi viên gạch.

Hình 10.44

Hướng dẫn giải

a) Diện tích xung quanh khối gạch hình lập phương là:

4 . 202 = 1600 (cm2)

Diện tích mặt đáy của khối gạch hình lập phương là:

20 . 20 = 400 (cm2)

Diện tích toàn phần của khối gạch hình lập phương là:

1600 + 2 . 400 = 2400 (cm2)

b) Theo hình vẽ ta thấy chiều rộng của viên gạch hình hộp chữ nhật bằng \frac{1}{2} cạnh hình lập phương

Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:

20 : 2=10 (cm)

Chiều cao của viên gạch bằng \frac{1}{4} cạnh hình lập phương

Chiều cao của viên gạch là:

20:4 = 5 (cm)

Vậy mỗi viên gạch có kích thước là: chiều dài 20cm, chiều rộng 10cm, chiều cao 5cm.

Bài 10.23 trang 102 Toán 7 tập 2 KNTT

Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng 4m và chiều cao 3m. Người ta muốn lăn sơn tường và trần nhà. Hỏi diện tích cần lăn sơn nhiêu mét vuông, biết rằng tổng diện tích các cửa bằng 5,8m2?

Hướng dẫn giải

Diện tích xung quanh của căn phòng là: 2 . (5 + 4) . 3 = 54 (m2).

Diện tích trần nhà là: 5 . 4 = 20 (m2).

Diện tích cần quét sơn bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích trần nhà của căn phòng trừ đi diện tích cửa.

Suy ra diện tích cần quét sơn là: 54 + 20 - 5,8 = 68,2 (m2).

Vậy diện tích cần quét sơn là 68,2 m2.

Bài 10.24 trang 102 Toán 7 tập 2 KNTT

Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật làm bằng kính (không có nắp) có chiều dài 80cm, chiều rộng 50cm, chiều cao 45cm. Mực nước ban đầu trong bể cao 35cm.

a) Tính diện tích kính dùng để làm bể cá đó.

b) Người ta cho vào bể một hòn đá trang trí chìm hẳn trong nước thì mực nước của bể dâng lên thành 37,5cm. Tính thể tích hòn đá.

Hướng dẫn giải

a) Diện tích xung quanh bể cá là:

2 . (80 + 50) . 45 = 11700 (cm2)

Diện tích kính cần dùng để làm bể cá là diện tích xung quanh và diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật, nên diện tích kính cần dùng là:

11700 + ( 80 . 50) = 15700 (cm2)

b) Chiều cao tăng thêm của mực nước là:

37,5 - 35 = 2,5 (cm)

Thể tích lượng nước dâng lên sau khi ném hòn đá vào sẽ bằng với thể tích của hòn đá, nên thể tích của hòn đá là:

4000 x 2,5 = 10000 (cm3)

Bài 10.25 trang 102 Toán 7 tập 2 KNTT

Một chiếc cốc có dạng hình trụ, chứa đầy nước. Hỏi nếu bỏ vào cốc 5 viên đá dạng hình lập phương có cạnh 2cm thì lượng nước trào ra ngoài là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Thể tích của một viên đá là:

23 = 8 (cm3)

Tổng thể tích của 5 viên đá là:

8 . 5 = 40 (cm3)

Thể tích của 5 viên đá sẽ bằng thể tích lượng nước dâng lên sau khi cho đá vào.

=> Lượng nước tràn ra sẽ là 40cm3 nước.

.....................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 10. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức được học, đồng thời luyện giải Toán 7 hiệu quả.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 7 khác như Ngữ văn 7 , Toán 7 và các Đề thi học kì 1 lớp 7 , Đề thi học kì 2 lớp 7 ... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây:

Nhóm Tài liệu học tập lớp 7

Nhóm Sách Kết nối tri thức THCS

Bài tiếp theo: Giải Toán 7 Đại lượng tỉ lệ trong đời sống

Đánh giá bài viết
1 230
Sắp xếp theo

Toán 7 Kết nối - Tập 2

Xem thêm