Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán 7 Luyện tập chung trang 82

Giải Toán 7 Luyện tập chung trang 82 sách Kết nối tri thức bao gồm lời giải và đáp án chi tiết cho từng bài tập trong SGK Toán 7 tập 2 chương trình sách mới. Lời giải Toán 7 được trình bày chi tiết, dễ hiểu, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức được học, từ đó luyện giải Toán 7 hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Bài 9.31 trang 83 Toán 7 tập 2 KNTT

Chứng minh rằng tam giác có đường trung tuyến và đường cao xuất phát từ cùng một đỉnh trùng nhau là một tam giác cân.

Hướng dẫn giải:

Bài 9.31

Từ A kẻ đường thẳng m vuông góc với BC tại trung điểm D của BC

=> AD là đường trung tuyến của BC

Ta có ∆ ADB và ∆ ADC đều vuông tại D

Xét ∆ ADB và ∆ ADC, ta có

AD chung

DB = DC (D là trung điểm của BC)

∆ ADB và ∆ ADC đều vuông tại D

=> ∆ ADB = ∆ ADC

=> AB= AC

=> ∆ ABC cân tại A

Bài 9.32 trang 83 Toán 7 tập 2 KNTT

Cho ba điểm phân biệt thẳng hàng A, B, C. Gọi d là đường thẳng vuông góc với AB tại A. Với điểm M thuộc d, M khác A, vẽ đường thẳng CM. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng CM, cắt d tại N. Chúng minh đường thẳng BM, vuông góc với đường thẳng CN

Hướng dẫn giải:

Bài 9.32

Ta có: BN ⊥ CM, CA ⊥ MN. CA và BN căt nhau tại B

=> B là trực tâm của ∆ MNC

=> MB ⊥ CN

Bài 9.33 trang 83 Toán 7 tập 2 KNTT

Có một mảnh tôn hình tròn cần đục lỗ ở tâm. Làm thế nào để xác đinh được tâm của mảnh tôn đó?

Hướng dẫn giải:

Bài 9.33

Lấy ba điểm phân biệt A, B, C trên đường viền ngoài mảnh tôn.

Vẽ đường trung trực cạnh AB và cạnh BC. Hai đường trung trực này cắt nhau tại D. Khi đó D là tâm cần xác định.

Bài 9.34 trang 83 Toán 7 tập 2 KNTT

Cho tam giác ABC. Kẻ tia phân giác At của góc tạo bởi tia AB và tia đối của AC. Chứng minh rằng nếu đường thẳng chứa tia At song song với đường thẳng BC thì tam giác ABC cân tại A.

Hướng dẫn giải:

Bài 9.34

Gọi AM là tia đối của AC. At là đường phân giác của \widehat{MAB} => \widehat{MAt} = \widehat{tAB}\(\widehat{MAB} => \widehat{MAt} = \widehat{tAB}\)

Ta có At // BC => \widehat{ABC} = \widehat{tAB}\(At // BC => \widehat{ABC} = \widehat{tAB}\) (2 góc so le)

\widehat{ACB} = \widehat{MAt}\(\widehat{ACB} = \widehat{MAt}\) (2 góc đồng vị)

\widehat{MAt} = \widehat{tAB}\(\widehat{MAt} = \widehat{tAB}\)

=> \widehat{ABC} =\widehat{ACB}\(=> \widehat{ABC} =\widehat{ACB}\)

=> Tam giác ABC cân tại A

Bài 9.35 trang 83 Toán 7 tập 2 KNTT

Kí hiệu S(ABC) là diện tích tam giác ABC. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC, M là trung điểm BC

a) Chúng minh S(GBC) = \frac{1}{3} S(ABC)\(S(GBC) = \frac{1}{3} S(ABC)\)

Gợi ý: sử dụng GM= \frac{1}{3} AM\(GM= \frac{1}{3} AM\) để chứng minh S(GMB) = \frac{1}{3} S(ABM),  S(GCM) = \frac{1}{3} S(ACM)\(S(GMB) = \frac{1}{3} S(ABM), S(GCM) = \frac{1}{3} S(ACM)\)

b) Chứng minh S(GCA) = S(GAB) = \frac{1}{3} S(ABC)\(S(GCA) = S(GAB) = \frac{1}{3} S(ABC)\)

Hướng dẫn giải:

Bài 9.35

a) Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên GM= \frac{1}{3} AM\(GM= \frac{1}{3} AM\)

Kẻ BP ⊥ AM ta có S (GMB)= \frac{1}{2} BP . GM\(S (GMB)= \frac{1}{2} BP . GM\)

S ( ABM) =  \frac{1}{2} BP . AM\(S ( ABM) = \frac{1}{2} BP . AM\)

Ta có S (GMB)= \frac{1}{2} BP . GM\(S (GMB)= \frac{1}{2} BP . GM\)

=>  S (GMB)= \frac{1}{2} BP . \frac{1}{3} AM\(=> S (GMB)= \frac{1}{2} BP . \frac{1}{3} AM\)

=>  S (GMB) = \frac{1}{3} AM. \frac{1}{2} BP\(=> S (GMB) = \frac{1}{3} AM. \frac{1}{2} BP\)

=> S (GMB)=  \frac{1}{3} S (ABM) (1)\(=> S (GMB)= \frac{1}{3} S (ABM) (1)\)

Tương tự, kẻ CN ⊥ AM, ta có S (GMC)= \frac{1}{2} CN . GM\(S (GMC)= \frac{1}{2} CN . GM\)

S ( ACM) =  \frac{1}{2} CN . AM\(S ( ACM) = \frac{1}{2} CN . AM\)

GM= \frac{1}{3} AM\(GM= \frac{1}{3} AM\)

=> S (GMC)=  \frac{1}{3} S (ACM) (2)\(=> S (GMC)= \frac{1}{3} S (ACM) (2)\)

Cộng 2 vế của (1) và (2) ta có:

S (GMB) + S (GMC)=  \frac{1}{3} S (AMC) + \frac{1}{3} S (ABM)\(S (GMB) + S (GMC)= \frac{1}{3} S (AMC) + \frac{1}{3} S (ABM)\)

=> S( GBC) = \frac{1}{3} S( ABC)\(=> S( GBC) = \frac{1}{3} S( ABC)\)

b) BP ⊥ AM => BP ⊥ AG

CN ⊥ AM => CN ⊥ AG

Ta có S (GAB)= \frac{1}{2} BP . AG.\(S (GAB)= \frac{1}{2} BP . AG.\)

S (GAC)= \frac{1}{2} CN . AG\(S (GAC)= \frac{1}{2} CN . AG\)

Xét ∆ BPM vuông tại P và ∆ CNM vuông tại N có:

BM= CM (M là trung điểm của BC)

\widehat{PMB} = \widehat{CMN}\(\widehat{PMB} = \widehat{CMN}\) (2 góc đối đỉnh)

=> ∆ BPM = ∆ CNM

=> BP = CN

=> S (GAB) = S (GAC)

AG= \frac{2}{3} AM\(AG= \frac{2}{3} AM\)

S (ACB) = S (GAB) + S (GAC) + S (GCB)

=> S (ACB) =  S (GAB) +  S (GAC) + \frac{1}{3} S( ABC)\(=> S (ACB) = S (GAB) + S (GAC) + \frac{1}{3} S( ABC)\)

=> \frac{2}{3} S( ABC) = 2 S (GAC)\(=> \frac{2}{3} S( ABC) = 2 S (GAC)\)

=> \frac{1}{3} S( ABC) = S (GAC) = S (GAB)\(=> \frac{1}{3} S( ABC) = S (GAC) = S (GAB)\)

.....................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Giải Toán 7 Luyện tập chung trang 82. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức được học, đồng thời luyện giải Toán 7 hiệu quả.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 7 khác như Ngữ văn 7 , Toán 7 và các Đề thi học kì 1 lớp 7 , Đề thi học kì 2 lớp 7 ... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây:

Nhóm Tài liệu học tập lớp 7

Nhóm Sách Kết nối tri thức THCS

Bài tiếp theo: Giải Toán 7 Bài tập cuối chương 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 7 Kết nối - Tập 2

    Xem thêm