Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố

Giải Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố sách Kết nối tri thức bao gồm lời giải và đáp án chi tiết cho từng bài tập trong SGK Toán 7 tập 2 chương trình sách mới. Lời giải Toán 7 được trình bày chi tiết, dễ hiểu, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức được học, từ đó luyện giải Toán 7 hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Hoạt động 1 trang 48 SGK Toán 7 tập 2 KNTT

Tìm các sự kiện, hiện tượng không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra.

- Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3.

- Ngày mai, Mặt Trời mọc ở đằng Tây.

- Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới.

- Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.

- Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.

Hướng dẫn giải:

Các sự kiện, hiện tượng không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra:

Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3; Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới; Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.

Hoạt động 2 trang 48 SGK Toán 7 tập 2 KNTT

Tìm các sự kiện, hiện tượng có thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra.

- Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3.

- Ngày mai, Mặt Trời mọc ở đằng Tây.

- Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới.

- Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.

- Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.

Hướng dẫn giải:

Các sự kiện, hiện tượng có thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra:

Ngày mai, Mặt Trời mọc ở đằng Tây; Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.

Câu hỏi trang 48 SGK Toán 7 tập 2 KNTT

Trong HĐ1 và HĐ2, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

Hướng dẫn giải:

Biến cố “Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7” là biến cố chắc chắn vì số chấm trên con xúc xắc có giá trị từ 1 đến 6.

Biến cố “Ngày mai, Mặt Trời mọc ở đằng Tây” là biến cố không thể vì Mặt Trời mọc ở đằng Đông.

Các biến cố “Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3”; “Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới”; “Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6” là các biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước được nó có xảy ra hay không.

Luyện tập 1 trang 49 Toán 7 tập 2 KNTT

Chọn từ thích hợp (ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) thay vào dấu “?” để được câu đúng.

- Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc.

Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố ..?..

Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7” là biến cố ..?..

- Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3; 6; 9; 12; 15; 18; 24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.

Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố ..?..

Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố ..?..

Hướng dẫn giải:

- Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc.

Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố chắc chắn.

Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7” là biến cố ngẫu nhiên.

- Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3; 6; 9; 12; 15; 18; 24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.

Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố chắc chắn.

Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố không thể.

Luyện tập 2 trang 49 Toán 7 tập 2 KNTT

Lan tham gia trò chơi Vòng quay may mắn như Hình 8.1

Lan tham gia trò chơi Vòng quay may mắn như Hình 8.1

Xét ba biến cố sau:

A: “Lan quay vào ô có số điểm lớn hơn 500 điểm”.

B: “Lan quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100 điểm”.

C: “Lan quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”.

Biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?

Hướng dẫn giải:

Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì ta không chắc chắn Lan sẽ quay vào ô nào.

Biến cố B là biến cố không thể vì các ô trong vòng quay không có ô nào có điểm nhỏ hơn 100.

Biến cố C là biến cố chắc chắn vì các ô trong vòng quay đều có số điểm là số tròn trăm.

Bài 8.1 trang 50 SGK Toán 7 tập 2 KNTT

Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?

A: "Minh lấy được viên bi màu trắng”.

B: “Minh lấy được viên bi màu đen”.

C: "Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen".

D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”.

Hướng dẫn giải:

A: "Minh lấy được viên bi màu trắng”. -> Biến cố ngẫu nhiên.

B: “Minh lấy được viên bi màu đen”. -> Biến cố ngẫu nhiên.

C: "Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen". -> Biến cố chắc chắn.

D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”. -> Biến cố không thể.

Bài 8.2 trang 50 SGK Toán 7 tập 2 KNTT

Có hai chiếc hộp, mỗi hộp đựng 6 tấm thẻ ghi các số 1; 2; 3; 4: 5; 6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi hộp. Thay dấu “?” bằng các từ thích hợp trong các từ sau: chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

Biến cố

Loại biến cố

Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3

Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7

Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1

Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6

Hướng dẫn giải:

Biến cố

Loại biến cố

Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bé hơn 3

Ngẫu nhiên

Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ bằng 7

Ngẫu nhiên

Tổng các số ghi trên hai tấm thẻ lớn hơn 1

Chắc chắn

Chênh lệch giữa hai số ghi trên hai tấm thẻ bằng 6

Không thể

Bài 8.3 trang 50 SGK Toán 7 tập 2 KNTT

Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?

A: “Số được chọn là số nguyên tố".

B: "Số được chọn là số bé hơn 11”.

C: "Số được chọn là số chính phương”.

D: "Số được chọn là số chẵn”.

E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”.

Hướng dẫn giải:

A: “Số được chọn là số nguyên tố". -> Biến cố ngẫu nhiên.

B: "Số được chọn là số bé hơn 11”. -> Biến cố chắc chắn.

C: "Số được chọn là số chính phương”. -> Biến cố không thể.

D: "Số được chọn là số chẵn”. -> Biến cố ngẫu nhiên.

E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”. -> Biến cố chắc chắn.

.....................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Giải Toán 7 Bài 29: Làm quen với biến cố. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức được học, đồng thời luyện giải Toán 7 hiệu quả.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 7 khác như Ngữ văn 7 , Toán 7 và các Đề thi học kì 1 lớp 7 , Đề thi học kì 2 lớp 7 ... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây:

Nhóm Tài liệu học tập lớp 7

Nhóm Sách Kết nối tri thức THCS

Bài tiếp theo: Giải Toán 7 Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán 7 Kết nối - Tập 2

    Xem thêm