Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020
Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Đa Phúc năm 2019
Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Toán Trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định năm học 2019 - 2020
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Toán Trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định năm học 2019 - 2020
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Toán Trường THPT Võ Thành Trinh, An Giang năm học 2019 - 2020
- Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lý năm học 2019 - 2020
PHẦN 1: KIẾN THỨC CẦN THIẾT
1. Khí quyển sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất
2. Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
3. Mưa
4. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước song. Một số sông lớn trên Trái Đất.
5. Sóng. Thủy triều. Dòng biển
6. Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.
7. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
8. Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất.
9. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
10. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
11. Dân số và sự gia tang dân số
12. Cơ cấu dân số
13. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.
14. Cơ cấu nền kinh tế
PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí
A. Chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo.
B. Cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo.
C. Xích đạo, chí tuyến ,ôn đới, cực.
D. Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
Câu 2: Vào nửa sau mùa hạ, gió mùa Tây nam (khối khí xích đạo hải dương) vào nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khối khí này có kí hiệu là
A. Em. B. Am. C. Pm. D. Tm..
Câu 3: Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc (khổi khí hậu ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là
A. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).
B. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).
C. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
D. bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).
Câu 4: Vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là
A. ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.
B. chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
C. chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.
D. xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam.
Câu 5: Nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là
A. do khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời.
B. nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng.
C. do các phản ứng hóa học từ trong lòng đất.
D. do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Câu 6: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng
A. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực.
B. tăng dần từ xích đạo lên cực.
C. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực.
D. giảm dần từ xích đạo lên cực.
Câu 7: Trên trái đất các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau
A. các đai áp cao nằm ở bán cầu bắc, các đại áp thấp nằm ở bán cầu Nam.
B. các đai áp thấp nằm ở bán cầu bắc, các đại áp cao nằm ở bán cầu Nam.
C. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua Đại áp thấp xích đạo.
D. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đường xích đạo.
Câu 8: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.
B. khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.
C. nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp tăng.
D. nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.
Câu 9: Gió Mậu Dịch là loại gió
A. Thổi từ xích đạo về khu vực cận nhiệt đới.
B. Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
C. Thổi từ khu vực ôn đới về khu vực cận nhiệt đới.
D. Thổi từ các khu vực áp cao cận nhiệt đới về xích đạo.
Câu 10: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là
A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa
B. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa
C. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là ẩm ướt.
D. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là khô.
Câu 11: Gió mùa là
A. loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam tính chất gió nóng ẩm.
B. loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô.
C. loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.
D. loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi.
Câu 12: Hướng gió mùa ở nước ta là
A. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.
B. mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.
C. mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam.
D. mùa hạ hướng tây nam hoặc đông bắc, mùa đông hướng đông bắc hoặc tây nam.
Câu 13: Gió fơn khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung bộ nước ta có hướng
A. Tây nam. B. Đông nam. C. Tây bắc. D. Đông bắc.
Câu 14: Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đến
A. Gió Tây ôn đới và gió fơn.
B. Gió fơn và gió Mậu Dịch.
C. Gió Mậu Dịch và gió Tây ôn đới.
D. Gió Tây ôn đới và gió mùa.
Câu 15: Ven bờ đại dương, gần nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều do
A. Phía trên dòng biển nóng có khí áp thấp, không khí bốc lên cao gây mưa.
B. Dòng biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, ngưng tụ gây mưa.
C. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
D. Gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra, gặp dòng biển nóng ngưng tụ gây mưa
Câu 16: Các vùng trên bề mặt trái đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là
A. vùng xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực.
B. vùng xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.
C. vùng ôn đới, vùng xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.
D. vùng xích đạo, vùng ôn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.
Câu 17: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô"?
A. Khí hậu xích đạo.
B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. Khí hậu ôn đới lục địa.
D. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
Câu 18: Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào?
A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.
B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.
D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
Câu 19: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là
A. Chế độ mưa. B. Địa hình. C. Thực vật. D. Hồ, đầm.
Câu 20: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là
A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc.
B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà.
C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông.
D. Khai thác cát ở lòng sông.
Câu 21: Dao động thủy triều lớn nhất khi
A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 120o.
B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 45o.
C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 90o.
D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.
Câu 22: Dao động thủy triều nhỏ nhất khi
A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 120o.
B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 45o.
C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thanh một góc 90o.
D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng.
Câu 23: Dòng biển nóng là các dòng biển
A. Có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
B. Có nhiệt độ nước cao hơn 0oC.
C. Có nhiệt độ nước cao hơn 30oC.
D. Chảy vào mùa hạ.
Câu 24: Dòng biển lạnh là dòng biển
A. Có nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của các dòng biển nóng.
B. Có nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
C. Có nhiệt độ nước thấp hơn 0oC.
D. Chảy vào mùa đông .
Câu 25: Độ phì của đất là
A. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật
B. Độ tơi xốp của đất, trên đó thực vật có thể sinh trưởng và phát triển.
C. Lượng chất hữu cơ trong đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật.
D. Lượng chất vi sinh trong đất.
Câu 26: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là
A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.
B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.
D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.
Câu 27: So với miền núi thì miền đồng bằng thường có
A. Tầng đất mỏng hơn và cũng ít chất dinh dưỡng hơn.
B. Tầng đất mỏng hơn nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn.
C. Tầng đất dày hơn nhưng nghèo chất dinh dưỡng hơn.
D. Tầng đất dày hơn và cũng nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Câu 28: Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào dưới đây làm thay đổi tinh chất đất nhiều nhất?
A. Cày bừa B. Làm cỏ C. Bón phân D. Gieo hạt
Câu 29: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố
A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sang
B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
Câu 30: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào?
A. Đất phù sa ngọt. B. Đất feralit đồi núi
C. Đất chua phèn D. Đất ngập mặn.
Câu 31: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là
A. Khí hậu B. Đất C. Địa hình D. Bản thân sinh vật.
Câu 32: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc
A. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất.
B. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.
C. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật.
D. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.
Câu 33: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?
A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám.
B. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ, nâu đỏ.
D. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit)
Câu 34: Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?
A. Rừng lá kim. Đất pôtdôn.
B. Thảo nguyên. Đất đen.
C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
D. Xavan. Đất đỏ,nâu đỏ.
Câu 35: Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là
A. Lớp vỏ địa lí được hình hành với sự góp mặt từ thành phần của tất cả các địa quyển.
B. Lớp vỏ địa lí là một thể liên tục, không cắt rời trên bề mặt trái đất.
C. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
D. Các thành phần và toàn bộ lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi.
Câu 36: Với quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, khi tiến hành các hoạt động khai thác tự nhiên trong lớp vỏ địa lí cần hết sức chú ý
A. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí là một bộ phận riêng biệt, cần được bảo vệ.
B. Sự can thiệp vào mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí sẽ gây phản ứng dây chuyển tới các thành phần khác.
C. Để đạt hiệu quả cao, cần tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí cùng một lúc.
D. Hết sức hạn chế việc tác động vào các thành phần của lớp vỏ địa lí.
Câu 37: Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là
A. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa.
B. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất.
C. Sự chênh lệch thời gian chiếu sang trong năm theo vĩ độ.
D. Góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.
Câu 38: Vòng đai nóng trên trái đất có vị trí
A. Nằm từ chí tuyến Nam đến chí tuyến Bắc.
B. Nằm giữa các vĩ tuyến 5oB và 5oN.
C. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm + 20oC.
D. Nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt + 20oC của tháng nóng nhất.
Câu 39: Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là
A. Sự chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ve bờ.
B. Độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi.
C. Năng lượng bên trong trái đất đã phân chia trái đất ra lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
D. Năng lượng bên ngoài trái đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt trái đất.
Câu 40: Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là
A. Sự giảm nhanh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.
B. Sự giảm nhanh lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận theo độ cao.
C. Sự giảm nhanh nhiệt độ, khí áp và mật độ không khí theo độ cao.
D. Sự giảm nhanh nhiệt độ, độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao.
Câu 41: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là
A. Sự phân bố của các vành đai nhiệt theo độ cao.
B. Sự phân bố của các vành đai khí áp theo độ cao.
C. Sự phân bố của các vành đai khí hậu theo độ cao.
D. Sự phân bố của cac vành đai đất và thực vật theo độ cao.
Câu 42: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là
A. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.
B. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
C. Sự hình thành của các vanh đai đảo, quần đảo ven các lục địa.
D. Các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền.
Câu 43: Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao?
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều.
B. Phong tục tập quán lạc hậu.
C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao.
D. Mức sống cao.
Câu 44: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. B. Gia tăng cơ học.
C. Số dân trung bình ở thời điểm đó. D. Nhóm dân số trẻ.
Câu 45: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
A. Gia tăng dân số. B. Gia tăng cơ học.
C. Gia tăng dân số tự nhiên. D. Quy mô dân số.
Câu 46: Tổng số giữa tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học của một quốc gia, một vùng được gọi là
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
B. Cơ cấu sinh học.
C. Gia tăng dân số.
D. Quy mô dân số.
Cho bảng số liệu:
Số dân trên thế giới qua các năm
Năm | 1804 | 1927 | 1959 | 1974 |
Số dân (tỉ người) | 1 | 2 | 3 | 4 |
Năm | 1987 | 1999 | 2011 | 2025 (dự kiến) |
Số dân (tỉ người) | 5 | 6 | 7 | 8 |
Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi 14, 15:
Câu 47: Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng tăng.
B. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người ngày càng giảm.
C. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người luôn bằng nhau.
D. Thời gian để số dân tăng lên 1 tỉ người tăng theo cấp số nhân.
Câu 48: Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi lần lượt là:
A. 120 năm; 50 năm; 35 năm.
B. 123 năm; 47 năm; 51 năm.
C. 132 năm; 62 năm; 46 năm.
D. 127 năm; 58 năm; 37 năm.
Câu 49: Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa
A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.
C. Số trẻ em nam so với tổng số dân.
D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.
Câu 50: Cơ cấu dân số thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
A. Cơ cấu dân số theo lao động.
B. Cơ cấu dân số theo giới.
C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Câu 51: Thông thường, nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) được gọi là nhóm
A. Trong độ tuổi lao động.
B. Trên độ tuổi lao động.
C. Dưới độ tuổi lao động.
D. Hết độ tuổi lao động.
Câu 52: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 %, nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có
A. Dân số trẻ. B. Dân số già.
C. Dân số trung bình. D. Dân số cao.
Câu 53: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35% nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có
A. Dân số trẻ. B. Dân số già.
C. Dân số trung bình. D. Dân số cao.
Câu 54: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?
A. Những người đang làm việc trong các nhà máy.
B. Những người nông dân đang làm việc trên ruộng đồng.
C. Học sinh, sinh viên.
D. Có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
Câu 55: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là
A. Khí hậu.
B. Đất đai.
C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
D. Nguồn nước.
Câu 56: Nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình phân bố dân cư trên thế giới?
A. Dân cư phân bố rất đều giữa các khu vực.
B. Khu vực Đông Á có mật độ dân số lớn nhất.
C. Phân bố dân cư không đều trong không gian.
D. Châu Phi có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Câu 57: Nhận xét nào sau đây đúng?
Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của
A. Quá trình đô thị hóa.
B. Sự phân bố dân cư không hợp lí.
C. Mức sống giảm xuống.
D. Số dân nông thôn giảm đi.
Câu 58: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?
A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.
D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động.
Câu 59: Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là
A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Câu 60: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là
A. Làm thay đổi sự phân bố dân cư.
B. Làm thay đổi tỉ lệ sinh tử.
C. Làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
D. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 61: Khu vực dân cư phân bố trù mật nhất là
A. Tây Âu, Nam Á, Đông Nam Á và Nam Á.
B. Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Bắc Phi ,Tây Nam Á.
C. Nam Mĩ, Bắc Á, Ô-xtrây-li-a, Nam Phi.
D. Các đảo phía bắc, ven xích đạo, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.
Câu 62: Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở
A. Châu Mĩ C. Châu Đại Dương B. Châu Phi D. Châu Á
Câu 63: Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là những nơi
A. Có đất đai màu mỡ, có mức độ tập trung công nghiệp cao.
B. Có địa hình cao, khí hậu mát mẻ, có đặc điểm đu lịch.
C. Có lượng mưa rất lớn, có rừng rậm phát triển.
D. Có mặt bằng lớn, có công nghiệp khai thác khoáng sản.
Câu 64: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là
A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Vốn. C. Vị trí địa lí. D. Thị trường.
Câu 65: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố
A. Cần thiết cho quá trình sản xuất.
B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác.
C. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất.
D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.
Câu 66: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là
A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
B. Vốn.
C. Thì trường tiêu thụ.
D. Con người.
Câu 67: Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là
A. Nguồn lực tự nhiên.
B. Nguồn lực tự nhiên – xã hội.
C. Nguồn lực từ bên trong.
D. Nguồn lực từ bên ngoài.
Câu 68: Nguồn lực bên trong có vai trò
A. Quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
B. Quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
D. ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Câu 69: Để nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu, các nước đang phát triển phải
A. Khai thác triệt để các nguồn nhân lực của đất nước.
B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực có sẵn kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài.
C. Dựa hoàn toàn vào các nguồn lực bên ngoài.
D. Sử dụng các nguồn lực bên trong, không sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài.
Câu 70: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm:
A. Nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng dịch vụ.
B. Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư.
C. Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.
D. Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.
Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020. Đây là tài liệu hay giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo
-----------------------------
Ngoài Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 10, đề thi học học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt