Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn GDCD Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn GDCD Trường THPT Đa Phúc năm 2019

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn GDCD Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn ôn tập củng cố thêm kiến thức môn GDCD lớp 10 chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tải về tham khảo

I. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

1. Bài 3

- Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của CNDV BC.

- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất.

- Phân loại được 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.

- So sánh được sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển của SVHT.

2. Bài 4

- Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của CNDV BC.

- Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động, phát triển của SVHT.

3. Bài 5

- Nêu được khái niệm chất và lượng của SVHT.

- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến dổi về lượng và sự biến đổi về chất của SVHT.

- Chỉ ra được sự khác nhau giữ chất và lượng, sự biến đổi của chất vad lượng.

4. Bài 6

- Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của SVHT.

5. Bài 7

- Biết được nhận thức là gì, giải thích được mọi sự hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.

- Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.

II- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong

A. Giới tự nhiên và tư duy.

B. Giới tự nhiên và đời sống xã hội

C. Thế giới khách quan và xã hội.

D. Đời sống xã hội và tư duy.

Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.

B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.

C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.

D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.

Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?

A. Ngắt quãng. B. Thụt lùi. C. Tuần hoàn. D. Tiến lên.

Câu 4: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?

A. Vận động cơ học. B. Vận động vật lí

C. Vận động hóa học D. Vận động xã hội.

Câu 5: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây?

A. Phong phú và đa dạng.

B. Khái quát và cơ bản.

C. Vận động và phát triển không ngừng

D. Phổ biến và đa dạng.

Câu 6: Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học B. Vật lí C. Hóa học D. Sinh học

Câu 7. Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên B. Xã hội C. Tư duy D. Đời sống.

Câu 8. Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đấy?

A. Tự nhiên B. Xã hội C. Tư duy D. Lao động

Câu 9. Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?

A. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.

B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ

C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ

D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.

Câu 10. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?

A. Góp gió thành bão

B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

C. Tre già măng mọc

D. Đánh bùn sang ao.

Câu 11. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. Mâu thuẫn B. Xung đột C. Phát triển D. Vận động.

Câu 12. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. Khác nhau B. Trái ngược nhau

C. Xung đột nhau D. Ngược chiều nhau

Câu 13. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. Liên tục đấu tranh với nhau

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Câu 14. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập

B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 15. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập

Câu 16. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. Một tập hợp B. Một thể thống nhất

C. Một chỉnh thể D. Một cấu trúc

Câu 17. Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là

A. Có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau.

B. Có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau

C. Có những mặt đối lập xung đột với nhau.

D. Có nhiều mặt đối lập trong một sự vật.

Câu 18. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có biểu hiện là, các mặt đối lập luôn luôn

A. Xung đột với nhau

B. Có xu hướng ngược chiều nhau

C. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau

D. Mâu thuẫn với nhau.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học

A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

B. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn

B. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.

C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau

D. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.

Câu 21. Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.

B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 22. Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?

A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.

B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”

C. Tiến hành phê bình và tự phê bình.

D. Điều hòa mẫu thuẫn.

Câu 23. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?

A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.

B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.

C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

Câu 24. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Sự tác động từ bên ngoài

C. Sự tác động từ bên trong

D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng

Câu 25. Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?

A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.

B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.

Câu 26. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Có mới nới cũ

Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?

A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn

B. Gió bão làm cây đổ

C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.

D. Con người đốt rừng

Câu 28. Câu nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình?

A. Nước chảy đá mòn.

B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh

Câu 29. Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

B. cây có cội, nước có nguồn

C. kiến tha lâu cũng đầy tổ

D. có thực mới vực được đạo

Câu 30. Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng gọi là phủ định

A. biện chứng B. siêu hình

C. khách quan D. chủ quan.

Câu 31. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định

A. Tự nhiên B. Siêu hình C. Biện chứng D. Xã hội

Câu 32. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng là phủ định

A. Biện chứng B. Siêu hình C. Khách quan D. Chủ quan

Câu 33. Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?

A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ

B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng

C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục

D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới

Câu 34. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?

A. Bão làm đổ cây

B. Đổ hóa chất xuống hồ làm cá chết

C. Cây lúa trổ bông

D. Sen tàn mùa hạ

Câu 35. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là

A. Tính khách quan

B. Tính chủ quan

C. Tính di truyền

D. Tính truyền thống

Câu 36. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là

A. Tính tuần hoàn

B. Tính kế thừa

C. Tính thụt lùi

D. Tính tiến lên

Câu 37. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng

A. Có trăng quên đèn

B. Có mới nới cũ

C. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ

D. Rút dây động rừng

Câu 38. Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính khách quan

B. Tính truyền thống

C. Tính kế thừa

D. Tính hiện đại

Câu 39. Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong long cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính truyền thống

B. Tính thời đại

C. Tính khách quan

D. Tính kế thừa

Câu 40. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến

B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ

C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật

D. Học sinh đổi mới phương thức học tập

Câu 41. Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?

A. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt khắc phục cái xấu.

B. Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu

C. Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sữa chữa cho tốt

D. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân

Câu 42. Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?

A. Người có lúc vinh, lúc nhục.

B. Giấy rách phải giữ lấy lề

C. Một tiền gà, ba tiền thóc

D. Ăn cây nào, rào cây nấy

Câu 43. Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng?

A. Đầu tư tiền sinh lãi

B. Lai giống lúa mới

C. Gạo đem ra nấu cơm

D. Sen tàn mùa hạ

Câu 44. Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến B. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc

Câu 45. Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của

A. Phủ định biện chứng

B. Phủ định siêu hình

C. Phủ định quá khứ

D. Phủ định hiện tại

Câu 46. Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học vẹt

B. Lập kế hoạch học tập

C. Ghi thành dàn bài

D. Sơ đồ hóa bài học

Câu 47. Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình

A. Phủ định quá khứ

B. Phủ định của phủ định

C. Phủ định cái cũ

D. Phủ định cái mới

Câu 48. Theo Triết học Mác – Lênin cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Đó là sự

A. Phủ định sạch trơn

B. Phủ định của phủ định

C. Ra đời của các sự vật

D. Thay thế các sự vật, hiện tượng.

Câu 49. Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra

A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng

C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

D. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng

Câu 50. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A. Nhận thức lí tính

B. Nhận thức cảm tính

C. Nhận thức biện chứng

D. Nhận thức siêu hình

Câu 51. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là

A. Nhận thức B. Cảm giác

C. Tri thức D. Thấu hiểu

Câu 52. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm

A. Hai giai đoạn B. Ba giai đoạn C. Bốn giai đoạn D. Năm giai đoạn

Câu 53. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng

B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng

C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng

D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng

Câu 54. Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Đặc điểm bên trong

B. Đặc điểm bên ngoài

C. Đặc điểm cơ bản

D. Đặc điểm chủ yếu

Câu 55. Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?

A. Cụ thể và sinh động

B. Chủ quan và máy móc

C. Khái quát và trừu tượng

D. Cụ thể và máy móc

Câu 56. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn

A. Gắn lí thuyết với thực hành

B. Đọc nhiều sách

C. Đi thực tế nhiều

D. Phát huy kinh nghiệm bản thân

Câu 57. Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây?

A. So sánh và tổng hợp

B. Cảm tính và lí tính

C. Cảm giác và tri giác

D. So sánh và phân tích

Câu 58. Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những

A. Những tài liệu cụ thể

B. Tài liệu cảm tính

C. Hình ảnh cụ thể

D. Hình ảnh cảm tính

Câu 59. Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính

A. Muối mặn, chanh chua

B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn xổi ở thì

D. Lòng vả cũng như lòng sung.

Câu 60. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

A. Lao động B. Thực tiễn C. Cải tạo D. Nhận thức

Câu 61. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?

A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm

Câu 62. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng tời là quá trình phát triển và hoàn thiện

A. Phương thức sản xuất

B. Phương thức kinh doanh

C. Đời sống vật chất

D. Đời sống tinh thần

Câu 63. Mội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?

A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất

B. Hoạt động chính trị xã hội

C. Hoạt động thực nghiệm khoa học

D. Trái Đất quay quanh mặt trời

Câu 64. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?

A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần

B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất

C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động

D. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan

Câu 65. Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất

A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi

B. Nghiên cứu giống lúa mới

C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà

D. Quyên góp ủng hộ người nghèo

Câu 66. Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội

A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt

B. ủng hộ trẻ em khuyết tật

C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ

D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường

Câu 67. Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A. Kinh doanh hàng hóa

B. Sản xuất vật chất

C. Học tập nghiên cứu

D. Vui chơi giải trí

Câu 68. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 69. Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa

B. Con hơn cha, nhà có phúc

C. Gieo gió gặt bão

D. Ăn cây nào rào cây ấy

Câu 70. Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng

C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão D. Cái răng cái tóc là vóc con người

Câu 71. Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là

A. Cơ sở của nhận thức

B. Động lực của nhận thức

C. Mục đích của nhận thức

D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 72. Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Học đi đôi với hành

B. Đi một ngày đàng, học một sang khôn

C. Trăm hay không bằng tay quen

D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

Câu 73. Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng

A. Hoạt động thực tiễn

B. Nghiên cứu khoa học

C. Đào tạo nhân lực

D. Hoạt động sản xuất

Câu 74. Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào dưới đây?

A. Ấn tượng ban đầu ntn

B. Thông qua các mối quan hệ

C. Quan sát một vài lần việc họ làm

D. Gặp gỡ nhiều lần.

Câu 75. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

A. Cá không ăn muối cá ươn

B. Học thày không tày học bạn

C. Ăn vóc học hay

D. Con hơn cha là nhà có phúc

Câu 76. Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn

A. Cơ sở của nhận thức

B. Mục đích của nhận thức

C. Động lực của nhận thức

D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 77. Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Mục đích của nhận thức

B. Động lực của nhận thức

C. Cơ sở của nhận thức

D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 78. Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Cơ sở của nhận thức

B. Động lực của nhận thức

C. Tiêu chuẩn của chân lí

D. Mục đích của nhận thức

Câu 79. Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ

A. Thực tiễn B. Kinh nghiệm C. Thói quen D. Hành vi

Câu 80. Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

A. Làm kế hoạch nhỏ B. Làm từ thiện

C. Học tài liệu sách giáo khoa D. Tham quan du lịch

III. TỰ LUẬN

Bài 1: Thế nào là thế giới quan và phương pháp luận của Triết học? Vai trò của TGQ duy vật đối với hoạt động nhận thức của con người?

Triết học là gì? Nội dung vấn đề cơ bản của triết học?

Bài 3: Vận động là gì? Các hình thức vận động? Lấy ví dụ minh họa

Phát triển là gì? Tại sao phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất? Lấy VD minh họa

Tại sao hình thức vận động xã hội là cao nhất để chứng minh vai trò chủ thể trong việc thay đổi cuộc sống, thay đổi XH của con người?

Bài 4: Thế nào là mặt đối lập? sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Lấy VD

Tại sao mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng?

Bài 5: Thế nào là chất? Thể nào là lượng? Mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? Vận dụng mối quan hệ từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến về chất để chứng minh sự biến đổi về chất của xã hội Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay?

Bài 6: Thế nào là phủ định biện chứng, phủ định siêu hình? Lấy VD

Thế nào là cái mới? Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng? Lấy VD.

Bài 7: Thực tiễn là gì? Các hình thức biểu hiện của thực tiễn? Mối quan hệ giữa chúng?

Tại sao quá trình nhận thức của con người qua hoạt động thực tiễn để chứng minh kết quả học tập của học sinh là quá trình đi từ những nhận biết ban đầu và qua nhiều lần luyện tập để có thể hiểu sâu sắc đầy đủ về bài học?

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Toán Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020. Đây là tài liệu hay giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập môn GDCD lớp 10, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo

-----------------------------

Ngoài Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn GDCD Trường THPT Đa Phúc năm học 2019 - 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 10, đề thi học học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm