Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 11. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A/ Lý thuyết Lịch sử 11 bài 14

I. Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929

1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh 1918 - 1923

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

* Kinh tế

Công nghiệp

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp.

  • Nhật không bị chiến tranh tàn phá
  • Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.
  • Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh.

Biểu hiện:

  • Năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần.
  • Năm 1920 - 1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

Nông nghiệp

  • Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kiềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
  • Giá lương thực,thực phẩm vô cùng đắt đỏ

Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là do trận động đất năm 1923 ở Tô-ki-ô

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

“Thủ đô Tôkiô sau trận động đất tháng 9/1923”

* Về xã hội

  • Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân.
  • Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo
  • Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.

2. Nhật Bản trong những năm 1924 - 1929)

* Kinh tế

  • Từ 1924 - 1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định.
  • Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.
  • Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ (30 ngân hàng ở Tôkiô bị phá sản).
  • Nguyên nhân:
    • Nghèo nguyên liệu, nhiên liệu
    • Số người thất nghiệp năm 1928 là 1 triệu người.
    • Nông dân bị bần cùng hóa, sức mua kém càng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp.
    • Điểm giống và khác nhau giữa nước Mĩ và Nhật trong thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
      • Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc trong và sau chiến tranh, không bị tổn thất gì nhiều.
      • Khác nhau: Kinh tế Nhật phát triển bấp bênh không ổn định, chỉ phát triển một thời gian ngắn rồi lại lâm vào khủng hoảng. Còn nước Mĩ phát triển phồn vinh trong suốt thập kỉ 20 của thế kỉ XX.
        • Mĩ: chú trọng cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý sản xuất, sức cạnh tranh cao, nguyên liệu dồi dào, vốn lớn.
        • Nhật: nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm phải nhập khẩu quá mức, sức cạnh tranh yếu, công nghiệp không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, sức mua của người dân thấp.

* Về chính trị, xã hội

  • Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị.(ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng. Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác).
  • Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Hai lần xâm lược Trung Quốc song đều thất bại. (Chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài nhằm giải quyết khó khăn trong nước. Cùng với việc quân sự hóa đất nước, năm 1927 Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh toàn cầu. Hai lần xâm lược Sơn Đông - Trung Quốc song đều thất bại).

II. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật

1. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản

  • Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp do lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.
  • Biểu hiện
    • Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5%
    • Nông nghiệp giảm 1,7 %
    • Ngoại thương giảm 80%
    • Đồng yên sụt giá nghiêm trọng
    • Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

  • Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
  • Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:
    • Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.
    • Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.
  • Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:
    • Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
    • Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Quân đội Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Quân đội Nhật chiếm Mãn Châu (9 - 1931)

3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản

  • Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi.
  • Do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
  • Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân.
  • Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật
  • Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật

Lý thuyết Lịch sử 11 bài 14: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Đông Bắc Trung Quốc

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 14

Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác dụng như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?

  1. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
  2. Biến Nhật trở thành bãi chiến trường.
  3. Kinh tế Nhật Bản vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh.
  4. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh nhờ

  1. Đơn đặt hàng quân sự của các nước.
  2. Tiền bồi thường chiến phí của các nước.
  3. Nhật Bản nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến.
  4. Đơn đặt hàng của Mĩ.

Câu 3. Đặc điểm tình hình kinh tế của Nhật trong những năm đầu sau chiến tranh (1918 – 1923) là

  1. Nông nghiệp còn lạc hậu so với các nước trong khu vực.
  2. Tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa công nghiệp với nông nghiệp.
  3. Tăng trưởng rất nhanh về kinh tế.
  4. Phát triển ổn định nhất so với các nước tư bản Châu Âu.

Câu 4. Trong những năm thập niên 20 của thế kỉ XX, những tàn dư phong kiến ở Nhật Bản đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế

  1. Công nghiệp.
  2. Nông nghiệp.
  3. Thủ công nghiệp.
  4. Thương nghiệp.

Câu 5. Tháng 7/1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện

  1. “Bạo động lúa gạo” của nông dân trong cả nước.
  2. Động đất lớn ở Tôkyô đã tàn phá nặng nề nền kinh tế đất nước.
  3. Tổng bãi công của công nhân Nhật Bản.
  4. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.

Câu 6. Đến năm 1926, tình hình về sản lượng công nghiệp của Nhật Bản như thế nào?

  1. Mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh.
  2. Phát triển với tốc độ “thần tốc”.
  3. Phát triển gấp 3 lần so với trước chiến tranh.
  4. Tụt hậu hơn nhiều so với trước chiến tranh

Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho nền kinh tế nông nghiệp của Nhật Bản kém phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  1. Tàn dư phong kiến còn tồn tại nặng nề.
  2. Tiến bộ kĩ thuật không được áp dụng vào sản xuất.
  3. Nông dân nổi dậy đấu tranh triền miên.
  4. Nông dân bỏ đi phiêu tán.

Câu 8. So với các nước tư bản Tây Âu, tại sao sự ổn định của Nhật Bản trong những năm 1924 - 1929 chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn?

  1. Cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra sớm.
  2. Sức mua của người dân suy giảm.
  3. Khó khăn trong việc cạnh tranh của Mĩ và Tây Âu vì khan hiếm nguồn nguyên liệu.
  4. Chủ trương chỉ sử dụng 20 - 25% công suất của các xí nghiệp công nghiệp.

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài được đề xướng đầu tiên khi nào?

  1. 1927.
  2. 1931.
  3. 1933.
  4. 1937.

Câu 10. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản đạt đến đỉnh điểm năm nào?

  1. 1930.
  2. 1931.
  3. 1932.
  4. 1933.

Câu 11. Nhật Bản chính thức xâm lược Trung Quốc khi nào?

  1. 1931.
  2. 1933.
  3. 1935.
  4. 1937.

Câu 12. Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật là tổ chức nào?

  1. Phái “Sĩ quan trẻ”.
  2. Phái “Sĩ quan già”.
  3. Các Viện quý tộc.
  4. Đảng Cộng sản Nhật.

Câu 13. Đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Nhật là diễn ra

  1. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
  2. Thông qua các nhóm, tổ chức phát xít giành thắng lợi trong tuyển cử Quốc hội.
  3. Trong một thời gian rất ngắn.
  4. Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược, kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng khi giải thích lý do Nhật Bản gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?

  1. Nhật muốn nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
  2. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.
  3. Thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường hàng hóa.
  4. Truyền thống quân phiệt của nước Nhật.

Câu 15. Đặc điểm của quá trình tập trung sản xuất ở Nhật là

  1. Hình thành các công ty lũng đoạn do nhà nước quản lí.
  2. Xuất hiện nhiều xí nghiệp liên hợp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau.
  3. Tập trung tư bản trong lĩnh vực ngân hàng đạt mức độ cao nhất.
  4. Hình thành các tổ hợp tài chính do các thế lực phong kiến kiểm soát.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đến nước Nhật?

  1. Kinh tế nhanh chóng suy sụp, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
  2. Quá trình tập trung sản xuất ở Nhật được đẩy mạnh thêm.
  3. Các tổ chức độc quyền không còn ảnh hưởng lớn, chi phối nền chính trị và kinh tế của nước Nhật như trước nữa.
  4. Các tập đoàn tư bản được tăng cường thêm quyền lực.

Câu 17. Biểu hiện chứng tỏ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929 - 1933) tác động mạnh nhất đến người lao động Nhật Bản là

  1. Thu nhập quốc dân giảm một nửa.
  2. Nông dân bị phá sản, 2/3 bị mất ruộng đất, công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người.
  3. Chính phủ Nhật không tiếp tục thực hiện chính sách trợ cấp xã hội.
  4. Hàng hóa khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội.

Câu 18. Chính sách đối ngoại của Chính phủ Nhật từ năm 1927 trở đi là

  1. Quan hệ thân thiện với Liên Xô và Trung Quốc.
  2. Dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài.
  3. Dùng sức mạnh kinh tế để mở rộng phạm vi ảnh hưởng.
  4. Không tán thành “Chính sách láng giềng thân thiện” của Mĩ đối với các nước Mĩ latinh.

Câu 19. Chính sách đối nội của Chính phủ Nhật từ năm 1927 trở đi là

  1. Cho phép các đoàn thể dân chủ tự do hoạt động.
  2. Quân sự hóa đất nước, đàn áp các phong trào dân chủ, hòa bình.
  3. Nhà nước tăng cường cứu trợ cho những người thất nghiệp.
  4. Duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Câu 20. Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế  1919 – 1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương

  1. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.
  2. Thực hiện chế độ chuyên chế độc tài phát xít giống như nước Đức.
  3. Thực hiện chính sách mới của Tổng thống Rudơven.
  4. Thực hiện nền dân chủ, mở của, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.

Câu 21. Trong thập niên 20 của thể kỉ XX, những tàn dư phong kiến ở Nhật Bản đã kìm hãm sự phát triển của:

A. kinh tế nông nghiệp.
B. kinh tế công nghiệp.
C. kinh tế thủ công nghiệp.
D. kinh tế thương nghiệp.

Câu 22. Nguyên nhân nào giúp cho sản xuất công nghiệp của Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Lợi dụng sự suy giảm kinh tế của các nước Tây Âu sau chiến tranh.
B. Nhờ những đơn đặt hàng quân sự của các nước khác.
C. Nhật Bản có nguồn nhân công kĩ thuật cao.
D. Nhật Bản có nguôn tài nguyên phong phú.

Câu 23. Đảng Cộng sản Nhật được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 7-1921.
B. Tháng 6-1922.
C. Tháng 7-1922.
D. Tháng 8-1222.

Câu 24. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến kinh tế Nhật?

A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật.
B. Biến Nhật thành một bãi chiến trường,
C. Kinh tế vẫn không sụt giảm.
D Thúc đầy kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ.

Câu 25. Nội dung nào sau đây không đúng khi giải thích lí do Nhật gây chiến tranh xâm lược?

A. Nhật muốn sớm thoát khỏi khủng hoảng.
B. Muốn làm bá chủ thế giới.
C. Thiếu nguyên liệu và thị trường.
D. Truyền thống quân phiệt của nước Nhật.

Câu 26. Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh hế giới thứ nhất là

A. Trở thành chủ nợ của các nước tư bản châu Âu
B. Là nước bại trận và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế
C. Cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới
D. Là nước thứ hai (sau Mĩ) thu nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phát triển kinh tế

Câu 27. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian nào?

A. Những năm 1920 - 1929.
B. Những năm 1929 - 1933.
C. Những năm 1919 - 1920.
D. Những năm 1920 - 1921.

Câu 28. Đến năm 1926, sản lượng công nghiệp ở Nhật Bản như thế nào?

A. Mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh.
B. Phát triển với tốc độ "thần tốc".
C. Phát triển gấp 3 lần so với trước chiến tranh.
D. Tụt hậu hơn nhiều so với trước chiến tranh.

Đáp án

1D

2A

3B

4B

5D

6A

7A

8C

9A

10B

11A

12D

13D

14B

15D

16C

17B

18B

19B

20A

21B

22B

23C

24D

25B

26D

27B

28A

-------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập để học tốt hơn môn Lịch sử lớp 11 nhé. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải vở bài tập Lịch sử 11, Lịch Sử 11 Nâng cao, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 11, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Mời bạn đọc cùng tham khảo: Lý thuyết Lịch sử lớp 11 bài 15

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng