Khí không màu hóa nâu trong không khí
Khí không màu hóa nâu trong không khí là
Khí không màu hóa nâu trong không khí được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung xác định khí không màu hóa nâu. Đây cũng là một dạng câu hỏi sẽ được gài vào dạng bài tập kim loại tác dụng với axit HNO3.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:
- Thành phần của dung dịch NH3 gồm
- Một lít nước ở 20 độ C hòa tan được bao nhiêu lít khí amoniac
- Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
- Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
- Dung dịch NH3 phản ứng được với dung dịch nào sau đây
Khí không màu hóa nâu trong không khí là
A. N2O
B. NO2
C. NO
D. N2O5
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
NO khí, không màu hóa nâu trong không khí và không tan trong nước.
Đáp án C
Dấu hiệu nhận biết khí không màu hóa nâu trong không khí
NO khí, không màu hóa nâu trong không khí và không tan trong nước.
NO được tạo ra khi cho kim loại yếu phản ứng với đ HNO3 loãng
N2O: chất khí, không màu không hóa nâu trong không khí, là oxit trung tính N2O tạo ra khi kim loại hoạt động phản ứng với HNO3 loãng và gây cười, khích thích dây thần kinh cảm xúc
NO2: là oxit axit ứng với 2 axit HNO3, HNO2, khí, màu nâu đỏ, mùi xốc, rất độc
NO2 được điều chế bằng cách tác dụng với kim loại phản ứng với HNO3 đặc
N2: không màu, không duy trì sự cháy và hô hấp
Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, chúng ta có thể nhận thấy dung dịch HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Phương trình hóa học phản ứng
4HNO3 → 2H2O + 4NO2 + 4O2
Câu 2. Cho các nhận định dưới đây
1) Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước.
2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit.
3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.
4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.
(5) Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.
(6) Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được sản phẩm là Ag2O, NO2, O2
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Các mệnh đề đúng là: (1) và (2)
(3) sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2
(4) sai vì các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt
Đáp án cần chọn là: D
1) đúng
2) đúng
3) sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2
4) Sai các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt, dễ bị phân hủy
(5) đúng
(6) Sai vì Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được sản phẩm là Ag, NO2, O2
2AgNO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2Ag + 2NO2 + O2
Câu 3. Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2
B. Cu(NO3)2, NaNO3, Pb(NO3)2
C. Hg(NO3)2, AgNO3, Ca(NO3)2
D. Zn(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2
Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi
Nhiệt phân muối nitrat của kim loại trung bình (từ Mg đến Cu)
Muối nitrat → Oxit kim loại + NO2 + O2
2M(NO3)n→ M2On + 2nNO2 + n/2O2
Phương trình phản ứng nhiệt phân
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
Fe(NO3)2 → 2FeO + 4NO2 + O2
Mg(NO3)2→ 2MgO + 4NO2 + O2
Câu 4. Nung nóng hết 27,3 gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí (đktc) bay ra. Khối lượng Cu(NO3)2 trong X là
A.18,8 gam
B. 8,6 gam
C. 4,4 gam
D. 9,4 gam
Gọi nNaNO3 = a mol; nCu(NO3)2 = b mol
=> mhỗn hợp = 85a + 188b = 27,3 (1)
2NaNO3 → 2NaNO2 + O2
a → 0,5a
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
b → 2b → 0,5b
Hấp thụ khí vào nước:
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
2b → 0,5b
=> nkhí còn lại = 0,5a = 0,05 => a = 0,1
Thay a = 0,1 vào (1) => b = 0,1
=> mCu(NO3)2 = 0,1.188 = 18,8 gam
Câu 5. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ Axit nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do.
A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu
B. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu
C. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng
D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.
Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ Axit nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng
Câu 6. Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng quan sát được là :
A. Khí màu nâu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh
B. Khí không màu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh
C. Khí không màu bay lên, dung dịch có màu nâu
D. Khí thoát ra không màu hoá nâu trong không khí, dung dịch chuyển sang màu xanh
Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng quan sát được là: Khí màu nâu bay lên, dung dịch chuyển màu xanh
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
Câu 7. Hợp chất nào của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại:
A. NO
B. NH4NO3
C. NO2
D. N2O5
Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng về NH3
1) Tan tốt trong nước
2) Là chất khí không màu , không mùi, không vị
3) Là chất khí không màu, mùi khai
4) NH3 có tính bazơ yếu
5) Là chất khí nhẹ hơn không khí
A. 1, 3, 4, 5
B. 1, 2, 3, 4
C. 1, 2, 4, 5
D. 2, 3, 4, 5
1) Tan tốt trong nước => đúng. NH3 tan rất tốt trong nước => dung dịch amoniac
2) Là chất khí không màu , không mùi, không vị => sai (NH3 là chất khí không màu , mùi khai)
3) Là chất khí không màu, mùi khai=> đúng
4) NH3 có tính bazơ yếu => đúng. NH3 làm quỳ ẩm chuyển màu xanh
5) Là chất khí nhẹ hơn không khí => đúng. MNH3 = 17< Mkk
Câu 9. Trong các nhận định sau đây, nhận định nào đúng
1) CO2 là chất khí, không màu, không mùi, không vị
2) CO2 là nhẹ hơn không khí
3) CO2 ít tan trong nước
4) CO2 tan nhiều trong nước
5) CO2 là chất khí không duy trì sự cháy sự sống
A. 1, 3, 5
B. 2, 3, 4
C. 1, 4, 5
D. 1, 2, 4
1) CO2 là chất khí, không màu, không mùi, không vị => đúng
2) CO2 là nhẹ hơn không khí => sai (CO2 nặng hơn không khí MCO2 =44, Mkk= 29)
3) CO2 ít tan trong nước => Đúng
4) CO2 tan nhiều trong nước => Sai
5) CO2 là chất khí không duy trì sự cháy sự sống => Đúng
=>1, 3, 5 đúng
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(1) Amoniac lỏng đuợc dùng làm chất làm lạnh trong thiết bị lạnh.
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước, cho khí NH3 đi qua bình đựng dung dịch H2SO4 đậm đặc.
(3) Khi cho quỳ tím ẩm vào lọ đựng khí NH3, quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(4) Nitơ lỏng đuợc dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 1
D. 2.
(2) Sai vì NH3 có thể tác dụng H2SO4 ⇒ mất khí cần làm khô.
(3) Sai vì NH3 làm quỳ ẩm hóa xanh.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở điều kiện thường, N2 ở trạng thái khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí.
B. Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
C. Amoniăc là chất khí, không màu, tan nhiều trong nước, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí.
D. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
Phát biểu đúng gồm (2) và (3).
(1) sai vì N2 nhẹ hơn không khí.
(2) sai vì NH3 sẽ tác dụng với dung dịch axit
Câu 12. Hoà tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3 1M vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X gồm muối Fe(NO3)3 và 4,48 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 0,1 lít.
B. 0,4 lít.
C. 0,8 lít.
D. 8,96 lít.
nNO = 0,1 mol
Fe → Fe+3 + 3e N+5 +3e → N+2
0,2 ← 0,6 mol 0,6 ← 0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn e ta có n e cho = n e nhận = 0,6 mol
=> nFe= 1/3 n e cho = 0,2 mol => nFe(NO3)3 = 0,2 mol
nHNO3 = nNO + 3 . nFe(NO3)3 = 0,2 + 0,2 . 3 = 0,8 mol
=> VHNO3 = nHNO3 : CM HNO3 = 0,8 . 1 = 0,8 lít
Câu 13. Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là:
A. HCl, O2, Cl2, FeCl3
B. H2SO4, Ba(OH)2, FeO, KOH
C. HCl, HNO3, AlCl3, CaO
D. NaOH, HNO3, CuO, CuCl2
Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là HCl, O2, Cl2, FeCl3.
Phương trình hóa học:
NH3 + HCl ⟶ NH4Cl
4NH3 + 5O2 \(\overset{Pt, t^{o} }{\rightarrow}\) 4NO + 6H2O
2NH3 + 3Cl2 \(\overset{ t^{o} }{\rightarrow}\) N2 + 6HCl
3NH3 + FeCl3 + 3H2O ⟶ Fe(OH)3↓ + 3NH4Cl
B sai do NH3 không phản ứng với FeO, KOH, Ba(OH)2.
C sai do NH3 không phản ứng với CaO
D sai do NH3 không phản ứng với NaOH
Câu 14. Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi như có đủ)
A. HCl, O2, Cl2, CuO, Cu(OH)2
B. H2SO4, PbO, FeO, KOH
C. HCl, NaOH, FeCl3, Cl2
D. NaOH, HCl, CuO, MgCl2
Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm (các điều kiện coi như có đủ): HCl, O2, Cl2, CuO, Cu(OH)2
Câu 14. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng tạo ra khí A không màu hóa nâu ngoài không khí. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thì tạo ra khí B có màu nâu đỏ. Khí A và B lần lượt là?
A. NO2 và NO.
B. NO và N2O.
C. N2 và NO.
D. NO và NO2.
A là khí không màu hóa nâu ngoài không khí → A là NO.
B là khí có màu nâu đỏ → B là NO2.
Câu 15. Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,1 mol NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3 và còn lại 1,6 gam Fe không tan. Giá trị của m là
A. 7,2
5,6
Do Fe nên muối sắt tạo thành là Fe(NO3)3.
Bảo toàn e: 2.n(Fe phản ứng) = 3.n(NO) ⇒ n(Fe phản ứng) = 0,15.
⇒ m = 0,15.56 + 1,6 = 10 gam.
--------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khí không màu hóa nâu trong không khí. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11, Vật lý 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải