Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam

Soạn văn 10 bài: Tổng quan văn học Việt Nam được VnDoc chia sẻ dưới đây, với nội dung bài soạn chi tiết và ngắn gọn sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Soạn văn 10 bài Tổng quan văn học Việt Nam mẫu 1

Câu 1: Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

1. Văn học trung đại

Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

- Văn học chữ Hán

Chính thức hình thành vào thế kỉ thứ X và tồn tại đến thế kỉ XX.

Nhiều tác phẩm lớn, đáng tự hào của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán.

Tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn)…

- Văn học chữ Nôm

Bắt đầu phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Văn học chữ Nôm là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc ta.

Nhờ có chữ Nôm mà các thể thơ của dân tộc như lục bát, song thất lục bát có được vai trò quan trọng trong sự hình thành các thể loại văn học dân tộc.

Tác phẩm tiêu biểu: Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra còn có: Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi),…

2. Văn học hiện đại

Văn học Việt Nam hiện đại là nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.

Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hóa.

Dân tộc ta đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa của nhân loại trong cuộc tiếp xúc với thế giới. Từ cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, một nền văn học mới ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam. Những thành tựu to lớn từ sau năm 1945 đến nay gắn liền với đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng và sự nghiệp lao động, chiến đấu của nhân dân ta.

Câu 2: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng

Văn học là nhân học. Con người là đối tượng phản ánh, biểu hiện trung tâm của văn học. Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

Các tác phẩm văn học dân gian đã kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên hoang dã để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú, sâu sắc về tự nhiên. → Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.

Một đặc điểm lớn của lịch sử Việt Nam là dân tộc ta đã phải nhiều lần đấu tranh và chiến thắng nhiều thế lực xâm lược hung bạo để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập ấy của dân tộc, có một dòng văn học yêu nước phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử văn học.

Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Văn học Việt Nam ở nhiều giai đoạn có những tư tưởng, chủ đề khác nhau nhưng đều hướng đến điều tốt đẹp, phê phán hiện thực xấu xa.

Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam mẫu 2

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam:

s

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

- Văn học viết là các sáng tác bằng chữ viết, mang dấu ấn riêng của tác giả

- Sự phát triển của văn học gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.

- Văn học Việt Nam được chia ra thành ba thời kì lớn:

+ Văn học từ TK I – hết TK XIX

+ Văn học từ đầu TK XX – Cách mạng Tháng 8 năm 1945

+ Văn học từ sau CMT8 năm 1945 – hết TK XX

- Thời kì đầu được gọi là văn học trung đại, hai thời kì sau được gọi chung là văn học hiện đại.

2.1 Văn học trung đại

- Chữ viết được sử dụng: chữ Hán và chữ Nôm

+ Văn học chữ Hán (tồn tại cho tới cuối TK XIX – đầu TK XX): Chịu ảnh hưởng của các học thuyết lớn phương Đông như Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão – Trang. Tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.

+ Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện, sâu sắc hơn. Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa, dân chủ hóa của văn học trung đại.

2.2. Văn học hiện đại

- Chữ viết được sử dụng: chữ quốc ngữ

- Có nhiều sự đổi mới đem lại sự khác biệt lớn so với văn học trung đại: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp; các sáng tác đi vào đời sống nhanh hơn nhờ kĩ thuật in ấn hiện đại; nhiều thể loại mới ra đời.

- Giai đoạn 1930 – 1945, các nhà văn đi theo cách mạng, cống hiến tài năng và sức lực cho sự nghiệp văn học cách mạng dân tộc. Từ CMT8 năm 1945, một nền văn học mới ra đời dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cùng với công cuộc đổi mới năm 1986, văn học hiện đại Việt Nam bước vào giai đoạn mới, phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng

Đối tượng trung tâm của văn học là con người và con người trong văn học tồn tại trong bốn mối quan hệ cơ bản.

- Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.

+ Trong các sáng tác văn học dân gian như ca dao, dân ca, các hình ảnh sông núi, đồng lúa, cánh cò, trăng… là những hình ảnh quen thuộc được sử dụng để nói lên tình cảm, thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Thời kì trung đại, hình ảnh thiên nhiên như tùng, cúc, trúc, mai... được sử dụng để thể hiện nhân phẩm của người quân tử, lối sống thanh cao, ẩn dật của nhà Nho. Văn học hiện đại dùng những hình ảnh thiên nhiên để thể hiện những kỉ niệm đẹp của tình yêu.

- Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: Văn học Việt Nam phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

+ Lòng yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, quê hương, sự căm thù thế lực xâm chiếm đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện qua sự ý thức sâu sắc về lãnh thổ và truyền thống lâu đời của quốc gia, dân tộc. Văn học cách mạng thể hiện chủ nghĩa yêu nước qua sự nghiệp đấu tranh về giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.

- Con người trong quan hệ xã hội: Văn học Việt Nam thể hiện mong muốn, ước mơ về một xã hội tốt đẹp, công bằng.

+ Trong xã hội phong kiến và thực dân nửa phong kiến, các tác phẩm văn học tố cáo, phê phán các thế lực thống trị, áp bức dân dân và thể hiện sự cảm thông đối với giai cấp bị trị. Nhân vật trong các sáng tác không chỉ là nạn nhân của các cuộc áp bức bất công, phải chịu nhiều đau khổ mà còn là những người viết đấu tranh cho hạnh phúc, quyền được tự do...

- Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: Văn học Việt Nam xây dựng một “đạo lí làm người” với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

+ Trong thời kì chống giặc ngoại xâm, cải tạo và chinh phục thiên nhiên, con người thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Các nhân vật trong sáng tác trong thời kì này thường đề cao ý thức xã hôi, trách nhiệm công dân và hi sinh “cái tôi” cá nhân đến mức khắc kỉ. Các thời kì sau này, con người cá nhân lại được các nhà văn, nhà thơ đề cao. Con người trong sáng tác của giai đoạn này đã ý thức được quyền cá nhân của mình như quyền sống, quyền đọc hạnh phúc và tình yêu…

Soạn văn 10 bài Tổng quan văn học Việt Nam ngắn gọn mẫu 3

Nội dung bài học

- Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết.

- Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực sâu sắc đời sống tư tưởng con người Việt Nam

- Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách đạo đức tình cảm quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 13- SGK)

Câu 2 (trang 13- SGK)

Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

- Văn học chữ Hán

+ tồn tại đến cuối TK XIX đầu thế kỉ XX

+ chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo

+ tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc. + có nhiều thành tựu rực rỡ.

- Văn học chữ Nôm:

+ bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV

+ đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX.

+ Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc

+ Thơ chữ Nôm phát triển hơn văn xuôi chữ Nôm.

Văn học hiện đại:

- Văn học hiện đại mang một số đặc trưng nổi bật như sau:

+ Tiếp xúc với các nền văn học châu Âu, chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ.

+ Số lượng tác giả, tác phẩm và người đọc tăng nhanh, trở thành nghề.

+ Đời sống văn học sôi động hơn nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại.

+ Lối viết hiện thực lấn át lối viết ước lệ; cái tôi cá nhân dần được khẳng định; nhiều thể loại văn học mới ra đời thay thế hệ thống thể loại cũ.

- Văn học hiện đại được chia thành 2 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945: đây là giai đoạn văn học có nhiều cách tân đổi mới với ba dòng văn học:

  • Văn học hiện thực ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến .
  • Văn học lãng mạn đề cao cái tôi cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân.
  • Văn học cách mạng phản ánh và tuyên truyền cách mạng, góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc.
    • Giai đoạn Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX:
  • Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhà văn, nhà thơ đi theo cách mạng, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc.
  • Sau năm 1975, văn học phán ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và những tâm tư tình cảm của con người Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập.

Câu 3 (trang 13- SGK)

- Con người trong quan hệ với thế giới tự nhiên

+ các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên.

+ Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn.

+ Vì vậy, nó hiện lên đa dạng và thay đổi theo quan niệm thẩm mĩ của từng thời, nhưng nhìn chung luôn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và đáng yêu.

- Con người trong quan hệ quốc gia dân tộc

+ Đây là nội dung tiêu biểu và xuyên suốt lịch sử phát triển văn học Việt Nam, phản ánh một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình.

+ Mối quan hệ quốc gia dân tộc được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh mà nổi bật là tinh thần yêu nước

+ Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ

-Con người trong quan hệ xã hội

+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức

+ Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp.

+ Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.

-Con người và ý thức về bản thân

+ Văn học đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người của dân tộc.

+ Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trung tâm của văn học (cộng đồng hoặc cá nhân) có những giá trị và cách phản ánh riêng.

+ Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, …

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn học sinh Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam ngắn gọn. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới của mình. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn cùng tham khảo

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn 10 bài: Ôn tập phần làm văn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
39
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 10

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng