Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sử 12 bài 10

Trắc nghiệm môn Sử lớp 12 bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 12.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 bài: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Câu 1. Yếu tố thúc đẩy sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ở giữa thế kỷ XX?

A. Cải tiến công cụ lao động là một yêu cầu thường xuyên của con người để nâng cao chất lượng cuộc sống.

B. Nhân loại đang cần nỗ lực để giải quyết những vấn đề toàn cầu như sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường.

C. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 2. Cách mạng khoa học - công nghệ bắt đầu từ khi nào?

A. Những năm 40 của thế kỉ XX.

B. Những năm 50 của thế kỉ XX.

C. Những năm 60 của thế kỉ XX.

D. Những năm 70 của thế kỉ XX.

Đáp án: D

Câu 3. Sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là gì?

A. Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kĩ thuật phát triển.

B. Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kĩ thuật.

C. Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.

D. Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.

Đáp án: D

Câu 4. Thành tựu lớn của Sinh học ở thập niên 90 của thế kỉ XX gây ra nhiều tranh cãi nhất?

A. Tìm ra cấu trúc xoắn đôi của ADN.

B. Giải mã bản đồ gen.

C. Sinh sản vô tính.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: C

Câu 5. Nguồn năng lượng nào được coi là "năng lượng sạch, "chất đốt cao thượng"?

A. Năng lượng nhiệt hạch.

B. Năng lượng mặt trời.

C. Năng lượng thuỷ triều.

D. Năng lượng nguyên tử.

Đáp án: B

Câu 6. Ai là du khách đầu tiên của ngành du lịch vũ trụ?

A. Đennít Títô. B. Amstrong. C. Bê cơn. D. I. Gagarin.

Đáp án: A

Câu 7. Vị du khách thứ 3 của ngành du lịch vũ trụ là người nước nào?

A. Anh. B. Pháp C. Trung Quốc. D. Nga.

Đáp án: C

Câu 8. Nước đầu tiên trên thế giới xây dựng nhà máy điện nguyên tử?

A. Mĩ. B. Nga. C. Anh. D. Pháp.

Đáp án: B

Câu 9. Sự ra đời của vũ khí hạt nhân đã chứng tỏ

A. Khoa học - kĩ thuật phát triển là yếu tố duy nhất tạo nên sức mạnh quốc phòng của mỗi quốc gia.

B. Những thành tựu của khoa học - kĩ thuật nếu không được sử dụng trên tinh thần nhân văn cao cả thì cũng có thể trở thành những mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống của con người.

C. Con người đã đạt đến đỉnh cao mới về trình độ chinh phục tự nhiên.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: B

Câu 10. Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã có tác động như thế nào đến kết cấu xã hội ở các nước tư bản phát triển?

A. Giai cấp nông dân giảm.

B. Giai cấp công nhân giảm.

C. Tầng lớp trí thức giảm.

D. Tầng lớp nhân viên và công nhân có tri thức khoa học.

Đáp án: A

Câu 11. Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào?

A. Lao động trong nông nghiệp tăng lên.

B. Lao động trong ngành công nghiệp tăng lên.

C. Lao động trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp tăng lên.

D. Lao động trong các ngành dịch vụ, phi sản xuất vật chất tăng lên.

Đáp án: D

Câu 12. Cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay không tạo ra hệ quả nào trong số các phương án dưới đây?

A. Sự phân bố lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp.

B. Sự hình thành thị trường dân tộc.

C. Phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ.

D. Người lao động cần có trình độ chuyên môn cao.

Đáp án: B

Câu 13. Sự phát triển của ngành khoa học vũ trụ đã có tác động như thế nào đối với thế giới?

A. Sự ra đời của một loại hình du lịch mới.

B. Nguy cơ rác thải vũ trụ tăng lên.

C. Con người có khả năng khám phá ra những hành tinh mới.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 14. Xu thế toàn cầu hoá bắt đầu từ khi nào?

A. Những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Đáp án: C

Câu 15. Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hoá đối với Việt Nam?

A. Là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hoá đất nước.

B. Là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.

C. Là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.

D. Không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đáp án: C

Câu 16. Mặt tích cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật:

A. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ.

C. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng.

D. Đưa tới những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động trong nông nghiệp giảm đi, dân số trong các ngành dịch vụ tăng lên.

Đáp án: A

Câu 17. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là:

A. Anh B. Nhật C. Mĩ D. Liên Xô

Đáp án: B

Câu 18. Hai cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua là những cuộc cách mạng nào, diễn ra vào thời gian nào?

A. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX.

B. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX.

C. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay.

D. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ nửa sau thế kỉ XX.

Đáp án: D

Câu 19. Đặc trưng cơ bản của cách mạng kĩ thuật là gì?

A. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.

B. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc, vật liệu).

C. Cải tiến việc quản lí sản xuất.

D. Cải tiến việc phân công lao động.

Đáp án: B

Câu 20. Điểm khác nhau cơ bản của khoa học khác với kĩ thuật là gì?

A. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật.

B. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các lĩnh vực Toán, Lí, Hoá, Sinh.

C. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.

D. Cả ba vấn đề trên.

Đáp án: C

Câu 21. Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng: cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XX là

A. Do sự bùng nổ dân số.

B. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng đòi hỏi của cuộc sống con người.

C. Do yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới.

D. Do yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Đáp án: B

Câu 22. Điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất và là đặc trưng của cách mạng khoa học - kì thuật lần thứ hai?

A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.

C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Đáp án: A

Câu 23. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất.

B. Cách mạng công nghiệp.

C. Cách mạng văn minh tin học.

D. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.

Đáp án: D

Câu 24. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra theo những hướng:

A. Đẩy mạnh các phát minh cơ bản.

B. Đẩy mạnh tự động hoá công cụ lao động, chế tạo công cụ mới.

C. Tìm những nguồn năng lượng mới.

D. Cả ba vấn đề trên.

Đáp án: D

Câu 25. Loại công cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo lên đã được xem như “trung tâm thần kinh” kĩ thuật, thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?

A “Người máy” (Rô-bốt).

B. Máy tính điện tử.

C. Hệ thống máy tự động.

D. Máy tự động.

Đáp án: B

Câu 26. Phát minh khoa học trong lĩnh vực nào góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới?

A.Toán học. B. Vật lí học. C. Hoá học. D. Sinh học.

Đáp án: A

Câu 27. Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

A. Phát minh sinh học.

B. Phát minh hoá học.

C. “Cách mạng xanh”.

D. Tạo ra công cụ lao động mới.

Đáp án: C

Câu 28. Máy tính điện tử đầu tiên ra đời ở nước nào?

A. Mĩ. B. Nhật. C. Liên Xô. D. Anh.

Đáp án: A

Câu 29. Người máy rôbôt lần đầu tiên ra đời ở nước nào?

A. Mĩ. B. Nhật. C. Liên Xô. D. Anh.

Đáp án: A

Câu 30. Cuộc "cách mạng xanh” trong nông nghiệp bắt nguồn từ nước nào?

A. Mĩ. B. Nhật. C. Liên Xô. D. Anh.

Đáp án: A

Câu 31. Nước nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ?

A. Mĩ. B. Nhật. C. Liên Xô. D. Anh.

Đáp án: C

Câu 32. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại dẫn đến hiện tượng gì?

A. Sự đầu tư và khoa học cho lãi cao.

B. Sự bùng nổ thông tin.

C. Nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.

D. Chảy máu chất xám.

Đáp án: B

Câu 33. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.

B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tổ sản xuất.

D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Đáp án: B

Câu 34. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 đến nay có điểm nào khác nhau cơ bản với cách mạng khoa học - kĩ thuật trước đây?

A. Đã kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật.

B. Đã đạt được những thành tựu rất cao.

C. Mọi phát minh bắt đầu từ nghiên cứu khoa học, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển.

D. Đã đưa loài người bước vào nền văn minh công nghiệp.

Đáp án: C

Câu 35. Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật không tách rời nhau, đó là đặc điểm của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ mấy?

A. Lần thứ nhất. B. Lần thứ hai. C. Lần thứ ba. D. Lần thứ tư.

Đáp án: B

Câu 36. Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

B. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Từ những năm 50 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

Đáp án: C

Câu 37. Giai đoạn thứ hai của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ những năm 70 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

B. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

C. Từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.

D. Từ những năm 80 đến nay.

Đáp án: C

Câu 38. Từ năm 1973 đến nay cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu?

A. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

B. Cách mạng trắng trong nông nghiệp.

C. Cách mạng công nghiệp.

D. Cách mạng công nghệ.

Đáp án: D

Câu 39. Muốn sản xuất ra được nhiều của cải, con người cần:

A. Dựa vào bản thân sức lao động của mình.

B. Tìm cách để không ngừng cải tiến kĩ thuật, hoàn thiện những phương tiện sản xuất.

C. Câu A và B đều đúng.

D. Câu A và B đều sai.

Đáp án: C

Câu 40. Kĩ thuật muốn tiến bộ, trước hết phải dựa vào:

A. Sự phát triển của khoa học cơ bản.

B. Sự văn minh của nhân loại.

C. Sự phát triển của văn hoá.

D. Sự phát minh và cải tiến công cụ sản xuất.

Đáp án: A

Câu 41. Những yếu tố nào đã trở thành nguồn gốc sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay?

A. Yêu cầu của kĩ thuật và đời sống xã hội.

B. Yêu cầu của chiến tranh và sự gia tăng dân số.

C. Yêu cầu của sự văn minh nhân loại.

D. Yêu cầu của kĩ thuật và sản xuất.

Đáp án: A

Câu 42. Khi dân số bùng nổ,tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố nào?

A. Những công cụ sản xuất mới, có kĩ thuật cao.

B. Nguồn năng lượng mới và vật liệt mới.

C. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại.

D. Câu A và B đều đúng.

Đáp án: C

Câu 43. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu

Đáp án: C

Câu 44. Bản đồ gen được giải mã hoàn chỉnh vào

A. 1947 B. 1961 C. 2000 D. 2003

Đáp án: D

Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 3 – 2003, bản đồ này mới được hoàn chỉnh.

Câu 45. Một thực tế không thể đảo ngược của toàn cầu hoá là

A. Xu thế chủ quan

B. Xu thế khách quan

C. Xu thế đối ngoại

D. Những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau

Đáp án: B

Câu 46. Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa?

A. Cơ cấu kinh tế các nước có sự biến chuyển.

B. Đặt ra yêu cầu cải cách để nâng cao sức cạnh tranh

C. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.

D. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Đáp án: D

Câu 47. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế

A. Toàn cầu hóa.

B. Đa dạng hóa.

C. Hợp tác và đấu tranh.

D. Hòa hoãn tạm thời.

Đáp án: A

Câu 48. Các công ty được sát nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm

A. Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

B. Giải quyết những vấn đề kinh tế chung của khu vực.

C. Tăng cường mối quan hệ phụ thuộc giữa các nước.

D. Tăng cường trao đổi thương mại giữa các nước.

Đáp án: A

Câu 49. Để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển của mình bằng cách

A. Chính trị là trọng điểm

B. Văn hóa là trọng điểm

C. Quân sự là trọng điểm

D. Kinh tế là trọng điểm.

Đáp án: D

Câu 50. Toàn cầu hoá là thời cơ với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng bởi lý do nào sau đây

A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa lượng sản xuất.

B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

D. Thúc đẩy và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

Đáp án: A

Các đáp án B, C, D là biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hóa.

- Thúc đẩy nhanh sự phát triển: ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật là điều kiện quan trọng đưa tới sự tăng trưởng nhanh về kinh tế thông qua tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần.

- Xã hội hóa lực lượng sản xuất: người lao động có trình độ chuyên môn hóa cao, xuất hiện tầng lớp công nhân tri thức.

Câu 51. Sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là gì?

A. Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.

B. Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kỹ thuật.

C. Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kỹ thuật phát triển

D. Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.

Đáp án: A

Câu 52. Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam?

A. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.

B. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.

C. Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.

D. Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đáp án: A

Câu 53. Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cho Việt Nam điều kiện thuận lợi nào trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa

A. Khai thác được nguồn lực trong nước

B. Xã hội hóa lực lượng sản xuất

C. Giữ vững bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ

D. Tăng cường hợp tác quốc tế

Đáp án: D

Câu 54. Sự ra đời của vũ khí hạt nhân chứng tỏ

A. Khoa học – kĩ thuật là yếu tố duy nhất tạo nên sức mạnh quốc phòng của mỗi quốc gia.

B. Những thành tựu của Khoa học – kĩ thuật nếu không được sử dụng trên tinh thần nhân văn cao cả thì cũng có thể trở thành những mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống con người.

C. Con người đã đạt đến đỉnh cao về trình độ chinh phục tự nhiên.

D. Đáp ứng được yêu cầu ngày càng cấp thiết về nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Đáp án: B

Câu 55. Cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến kết cấu xã hội của các nước tư bản phát triển?

A. Giai cấp nông dân giảm.

B. Giai cấp công nhân giảm.

C. Tầng lớp tri thức giảm.

D. Tầng lớp nhân viên và công nhân có tri thức khoa học giảm.

Đáp án: A

Câu 56. Xu thế toàn cầu hóa tạo ra thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là gì?

A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

B. Trình độ của người lao động còn thấp.

C. Trình độ quản lí còn thấp.

D. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

Đáp án: A

Câu 57. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa là

A. Am hiểu luật pháp quốc tế.

B. Cạnh tranh lành mạnh.

C. Giữ vững độc lập chủ quyền

D. Bình đẳng trong cạnh tranh.

Đáp án: C

Câu 58. Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?

A. Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.

B. Quá trình liên kết khu vực, hợp tác giữa các nước đang được đẩy mạnh.

C. Hòa bình, ổn định tạo nên sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực.

Đáp án: A

Câu 59. Điền vào chỗ (….) cụm từ thích hợp:

Toàn cầu hóa là ….(1), là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là…(2) lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những….(3) to lớn.

A. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thuận lợi.

B. (1) xu thế chủ quan, (2) thách thức, (3) thuận lợi.

C. (1) xu thế khách quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.

D. (1) xu thế chủ quan, (2) thời cơ, (3) thách thức.

Đáp án: C

Câu 60. Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

A. Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển

B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới

C. Kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

D. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu

Đáp án: C

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 12 bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Lý thuyết Lịch sử 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm