Trắc nghiệm Sử 12 bài 16

Trắc nghiệm môn Sử lớp 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 và cách mạng tháng Tám 1945 - Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thành lập được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 12.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 bài: Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 và cách mạng tháng Tám 1945 - Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thành lập

Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ đã có tác động như thế nào đến tình hình Việt Nam?

A. Các thế lực phản động trong nước đẩy mạnh chính sách khủng bố, đàn áp các phong trào đấu tranh dân chủ dân sinh.

B. Việt Nam bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh phục vụ lợi ích cho thực dân Pháp.

C. Chính quyền thuộc địa đẩy mạnh chính sách bóc lột, vơ vét sức người, sức của.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 2. Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 là gì?

A. Việt Nam là thuộc địa của Pháp.

B. Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp.

C. Pháp đã bị Nhật hất cẳng để độc chiếm Việt Nam.

D. Nhật đã ép Pháp kí nhiều điều ước chấp nhận Nhật có những đặc quyền ở Việt Nam.

Đáp án: B

Câu 3. Mục đích của Nhật Bản khi đẩy mạnh tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á?

A. Thúc đẩy quá trình giao lưu, truyền bá văn hóa Nhật Bản - Việt Nam.

B. Để nhân dân Đông Dương hiểu và tích cực hợp tác với quân đội Nhật Bản trong cuộc đấu tranh thủ tiêu nền thống trị của Pháp ở đây.

C. Xây dựng cơ sở xã hội cho việc thiết lập một nền thống trị của Nhật Bản ở Việt Nam trong nay mai.

D. Nhằm tạo ra một áp lực chính trị - xã hội để buộc Pháp phải phục tùng mọi ý đồ cai trị của Nhật.

Đáp án: C

Câu 4. Tình hình Việt Nam từ sau tháng 3/1945 có chuyển biến quan trọng gì?

A. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam.

B. Vai trò thống trị của Pháp ở Việt Nam hoàn toàn bị thủ tiêu.

C. Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì đấu tranh mới: chống chiến tranh đế quốc.

D. Nhân dân Việt Nam chịu cảnh áp bức thống trị tàn bạo của phát xít Pháp - Nhật.

Đáp án: B

Câu 5. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam?

A. Chính sách "Kinh tế thời chiến".

B. Chính sách "Thuộc địa thời chiến".

C. Chính sách "Kinh tế chỉ huy".

D. Chính sách "Kinh tế mới".

Đáp án: C

Câu 6. Chính sách nào của Nhật - Pháp đã đẩy nông dân Việt Nam vào nạn đói lớn năm 1945?

A. Chính sách "Thu thóc tạ".

B. Nhổ lúa trồng đay.

C. Cướp ruộng đất, cưỡng bức mua lương thực với giá rẻ mạt.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 7. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở đâu, khi nào?

A. Tháng 11/1940, Đình Bảng (Bắc Ninh).

B. Tháng 11/1939, Đình Bảng (Bắc Ninh).

C. Tháng 11/1939, Hóc Môn (Gia Định).

D. Tháng 11/1940, Hóc Môn (Gia Định).

Đáp án: C

Câu 8. Năm 1939, ai là người giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Phan Đăng Lưu.

B. Lê Hồng Phong.

C. Hà Huy Tập.

D. Nguyễn Văn Cừ.

Đáp án: D

Câu 9. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 đã khẳng định vấn đề gì?

A. Cách mạng Việt Nam phải chuyển sang thời kì đấu tranh vũ trang chống đế quốc.

B. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam phải tập trung chống phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.

C. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải tập trung chống đế quốc, thực hiện ruộng đất cho dân cày.

D. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải đấu tranh lật đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Đáp án: D

Câu 10. Thái độ của Nhật, Pháp như thế nào khi nhân dân Bắc Sơn nổi dậy khởi nghĩa?

A. Nhật câu kết với Pháp, tạo điều kiện cho Pháp tổ chức lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa.

B. Nhật – Pháp hoảng sợ bỏ chạy.

C. Pháp hốt hoảng rút chạy, Nhật quay lại đàn áp cuộc khởi nghĩa.

D. Nhật tích cực thay chân Pháp, đàn áp khởi nghĩa và thiết lập ách thống trị ở nước ta.

Đáp án: A

Câu 11. Cờ đỏ sao vàng do ai vẽ mẫu, lần đầu tiên xuất hiện ở đâu?

A. Nguyễn Văn Tiến; khởi nghĩa Thái Nguyên.

B. Nguyễn Hữu Tiến; khởi nghĩa Nam Kì.

C. Nguyễn Hữu Định; khởi nghĩa Bắc Sơn.

D. Nguyễn Hữu Đang; khởi nghĩa Đô Lương.

Đáp án: B

Câu 12. Lực lượng chính tham gia khởi nghĩa Đô Lương?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Binh lính.

D. Công nhân - nông dân - binh lính.

Đáp án: C

Câu 13. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Đô Lương là:

A. Các cuộc khởi nghĩa đã nêu cao tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường của dân tộc ta chống lại ách thống trị tàn bạo của phát xít Nhật.

B. Các cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ mâu thuẫn giữa dân tộc ta với phát xít Nhật đã lên đến cao trào, cách mạng bùng nổ là tất yếu.

C. Các cuộc khởi nghĩa đã mở ra một thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: tập trung nhiệm vụ đấu tranh chống đế quốc, tay sai giành độc lập cho dân tộc.

D. Cách mạng Việt Nam bước sang một thời kì đấu tranh mới - đấu tranh vũ trang chống đế quốc - tay sai giành độc lập dân tộc.

Đáp án: D

Câu 14. Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 là:

A. Hội nghị đã đánh dấu sự mở đầu cho việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng.

B. Hội nghị đã đánh dấu quá trình hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

C. Hội nghị đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam - từ đây cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc được đặt dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. Hội nghị mở ra một thời kì đấu tranh mới cho cách mạng Việt Nam: đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, giành chính quyền từng phần tiến tới giành chính quyền trên phạm vi cả nước.

Đáp án: A

Câu 15. Ai là người lãnh đạo khởi nghĩa Đô Lương?

A. Đội Cung. B. Đội Quyền. C. Đội Dương D. Đội Cấn.

Đáp án: A

Câu 16. Nguyễn Ái Quốc về nước vào thời gian nào?

A. 28/2/1942. B. 28/1/1941. C. 21/8/1941. D. 28/1/1942.

Đáp án: B

Câu 17. Nhật đã thi hành các chính sách gì ở Việt Nam trong những năm 1940 - 1945?

A. Đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự; buộc Pháp phải cung cấp các nguyên liệu như than, sắt, cao su, thóc gạo cho chúng với giá rẻ.

B. Thực hiện chính sách Tổng động viên vơ vét tiền, của, con người, phục vụ nhu cầu cho cuộc chiến tranh phát xít.

C. Thực hiện chính sách "Kinh tế chỉ huy", vơ vét tiền của, tài nguyên của đất nước ta phục vụ cho chiến tranh đế quốc.

D. Thực hiện chính sách "Kinh tế thời chiến", ban hành lệnh Tổng động viên, bắt lính ráo riết.

Đáp án: A

Câu 18. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 họp khi nào, ở đâu?

A. Ngày 10 – 19/11/1941; Lạng Sơn.

B. Ngày 11 – 19/8/1941; Cao Bằng.

C. Ngày 10 – 19/5/1941; Cao Bằng.

D. Ngày 10 – 15/9/1941; Thái Nguyên.

Đáp án: C

Câu 19. Điền thêm từ còn thiếu trong nhận định của Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 5/1941: "Cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng ... ".

A. Tư sản dân quyền.

B. Dân chủ tư sản.

C. Xã hội chủ nghĩa.

D. Dân tộc giải phóng.

Đáp án: D

Câu 20. Khẩu hiệu được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đưa ra là gì?

A. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.

B. “Lập chính quyền Xô Viết công - nông – binh”.

C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo”.

D. “Phá kho thóc của Nhật cứu đói cho dân nghèo”.

Đáp án: C

Câu 21. Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 là gì?

A. Là hội nghị đánh dấu sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng.

B. Hội nghị đánh dấu bước đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

C. Hội nghị đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam, giai đoạn đấu tranh chính trị giành chính quyền về tay nhân dân.

D. Hội nghị đã mở ra một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam : tập trung giải quyết hoàn thành nhiệm vụ dân chủ.

Đáp án: A

Câu 22. Từ tháng 6 - 1941, ai là người giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương?

A. Võ Văn Tần.

B. Trường Chinh.

C. Phan Đăng Lưu.

D. Hà Huy Tập.

Đáp án: B

Câu 23. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã đưa ra quyết định gì?

A. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước ở Đông Dương.

B. Thành lập Đảng Cộng sản riêng cho mỗi nước ở Đông Dương.

C. Thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: A

Câu 24. Tất cả các tổ chức đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là gì?

A. Đều được gọi là Hội Phản đế.

B. Đều được gọi là Hội Cứu tế.

C. Đều được gọi là Hội Ái hữu.

D. Đều được gọi là Hội Cứu quốc.

Đáp án: D

Câu 25. Trong phong trào xây dựng mặt trận Việt Minh, tỉnh nào là “Tỉnh hoàn toàn” đầu tiên?

A. Bắc Giang. B. Tuyên Quang. C. Cao Bằng. D. Lạng Sơn.

Đáp án: C

Câu 26. Trung đội Cứu quốc quân được thành lập dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào?

A. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì.

B. Lực. lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

C. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

D. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương.

Đáp án: B

Câu 27. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên được xây dựng ở đâu?

A. Bắc Sơn - Võ Nhai.

B. Pắc Bó.

C. Tân Trào.

D. Vũ Lăng.

Đáp án: A

Câu 28. Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cho cách mạng được khẳng định là "nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân" được nêu ra tại hội nghị nào?

A. Hội nghị tháng 7/1936.

B. Hội nghị tháng 11/1939.

C. Hội nghị tháng 3/1945.

D. Hội nghị tháng 5/1941.

Đáp án: D

Câu 29. Sự kiện ngày 9/3/1945 có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam?

A. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc, tay sai giành độc lập dân tộc.

B. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là tập trung lực lượng đánh đổ nền thống trị của phát xít Nhật.

C. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là tập trung lực lượng đánh đổ nền thống trị của bọn phát xít Nhật - Pháp.

D. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là tập trung lực lượng đánh đổ nền thống trị của bọn phản động thuộc địa Pháp, lực lượng tay sai.

Đáp án: B

Câu 30. Trong chỉ thị ngày 12/3/1945, Đảng đưa ra khẩu hiệu gì?

A. "Đánh đuổi Pháp - Nhật".

B. "Đánh đuổi phát xít Nhật".

C. "Đánh đuổi đế quốc Pháp".

D. "Đánh đuổi bọn đế quốc, Việt gian".

Đáp án: B

Câu 31. Lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên ở Trung Bộ là đội nào?

A. Cứu quốc quân II.

B. Cứu quốc quân III.

C. Đội tự vệ Đỏ.

D. Đội du kích Ba Tơ.

Đáp án: D

Câu 32. Năm 1945, Việt Nam giải phóng quân được thành lập dựa trên lực lượng ban đầu nào?

A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Đội du kích Ba Tơ.

B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quán và Đội Cứu quốc quân II.

C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Đội Cứu quốc quân III.

D. Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và đội Việt Nam Cứu quốc quân.

Đáp án: D

Câu 33. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền khi nào?

A. Từ tháng 8/1945.

B. Từ tháng 5/1941.

C. Từ tháng 9/1943.

D. Từ tháng 11/1940.

Đáp án: A

Câu 34. Thủ đô của khu giải phóng Việt Bắc ở đâu?

A. Tân Trào - Tuyên Quang.

B. Đình Cả - Thái Nguyên.

C. Yên Thế - Bắc Giang.

D. Bắc Sơn - Lạng Sơn.

Đáp án: A

Câu 35. Tỉnh nào sau đây không thuộc khu giải phóng Việt Bắc?

A. Phú Thọ. B. Vĩnh Yên. C. Quảng Ninh. D. Hà Giang.

Đáp án: C

Câu 36. Đến giữa năm 1945. Đảng ta đã xây dựng bao nhiêu chiến khu cấp Trung ương?

A. 4. B. 3. C. 5. D. 7.

Đáp án: D

Câu 37. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì đã quyết định những vấn đề gì?

A. Đẩy mạnh phát triển lực lượng vũ trang và bán vũ trang.

B. Đẩy mạnh chiến tranh du kích, phát triển căn cứ địa cách mạng.

C. Mở trường đào tạo cấp tốc cán bộ chính trị và quân sự.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 38. Ai là Đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân?

A. Võ Nguyên Giáp.

B. Xích Thắng.

C. Hoàng Sâm.

D. Nguyễn Hữu Kì.

Đáp án: C

Câu 39. Cờ đỏ sao vàng năm cánh chính thức trở thành Quốc kì của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào khi nào?

A. Ngày 2/9/1945.

B. Ngày 19/8/1945.

C. Ngày 17/8/1945.

D. Ngày 25/8/1945.

Đáp án: A

Câu 40. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được cải tổ từ tổ chức nào?

A. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

B. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

C. Tổng bộ Việt Minh.

D. Ủy ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc.

Đáp án: B

Câu 41. Những tỉnh nào dưới đây giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước?

A. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Nam Định.

B. Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.

C. Bắc Thái, Hải Dương, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh.

D. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.

Đáp án: D

Câu 42. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã ra quyết định gì?

A. Thành lập Đảng riêng ở mỗi nước Đông Dương để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở mỗi nước.

B. Thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở Đông Dương.

C. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ở mỗi nước Đông Dương để phát huy tinh thần dân tộc ở mỗi nước.

D. Thành lập Mặt trận chống phát xít Đông Dương để tăng cường khối đoàn kết cách mạng ba nước.

Đáp án: C

Câu 43. Địa phương nào giành được chính quyền muộn nhất trong cả nước?

A. Bắc Ninh. B. Bạc Liêu. C. Hà Tiên. D. An Giang.

Đáp án: C

Câu 44. Chế độ phong kiến Việt Nam kết thúc khi nào?

A. Ngày 2/9/1945.

B. Ngày 23/8/1945.

C. Ngày 25/8/1945.

D. Ngày 30/8/1945.

Đáp án: D

Câu 45. Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Hồ Chí Minh viết ở đâu?

A. Nhà số 5D, phố Hàm Long.

B. Nhà số 43, phố Hàng Ngang.

C. Nhà số 45, phố Lý Thái Tổ.

D. Nhà số 5, phố Đinh Tiên Hoàng.

Đáp án: B

Câu 46. Điền từ còn thiếu trong câu cuối của Tuyên ngôn độc lập: "Toàn thể... Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững ... ấy".

A. Nhân dân, nền độc lập.

B. Quốc dân, quyền tự do và độc lập ấy.

C. Dân tộc, nền độc lập.

D. Dân tộc, quyền tự do, độc lập .

Đáp án: D

Câu 47. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn diễn ra vào thời điểm nào?

A.Ngày 23/8/1945.

B. Ngày 25/8/1945.

C. Ngày 22/8/1945.

D. Ngày 24/8/1945.

Đáp án: B

Câu 48. Tổng khởi nghĩa diễn ra trong khoảng nào?

A. 14/8 – 25/8/1945.

B. 14/8 – 28/8/1945.

C. 5/8 – 2/9/1945.

D. 16/8 – 28/8/1945.

Đáp án: B

Câu 49. Những dấu hiệu nào chứng tỏ đến ngày 13/8/1945, thời cơ cách mạng Việt Nam đã chín muồi?

A. Nhật đầu hàng Đồng minh, bọn tay sai hoang mang rệu rã.

B. Từ cao trào kháng Nhật, quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy.

C. Lực lượng Đồng minh chưa vào nước ta, Pháp chưa kịp trở tay để chiếm lại Đông Dương.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 50. Điền thêm từ còn thiếu trong lời phát biểu sau của Bảo Đại: “Tôi thà làm... một nước tự do, còn hơn làm... của một nước nô lệ”?

A. Cố vấn cho chính phủ, vua

B. Lính, vua

C. Công dân, vua

D. Dân thường, vua

Đáp án: C

Câu 51. Thời cơ để cách mạng Việt Nam giành chính quyền được Trung ương Đảng xác định trong khoảng thời gian nào?

A. Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng đến khi quân Đồng minh hoàn thành nhiệm vụ quân quản.

B. Từ khi Nhật kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Việt Nam.

C. Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh đến trước khi quân đội Đồng minh vào Việt Nam.

D. Từ khi Nhật kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh đến khi rút về nước.

Đáp án: C

Câu 52. Vì sao từ ngày 14/8/1945, các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa... đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở một số xã?

A. Do lệnh Tổng khởi nghĩa về đây sớm.

B. Do các tỉnh này được chọn thí điểm khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Do các tỉnh này đã chuẩn bị chu đáo cho Tổng khởi nghĩa.

D. Do cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh đã nhạy bén, chủ động, vận dụng đúng tinh thần chỉ thị 12/3/1945 của Trung ương.

Đáp án: D

Câu 53. Trong bản tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định kẻ thù cụ thể trước mắt của cách mạng Việt Nam là ai?

A. Nhật

B. Nhật - Pháp

C. Pháp

D. Quân đội Tưởng Giới Thạch

Đáp án: C

Câu 54. Ý nghĩa của Quốc dân đại hội ngày 16 - 17/8/1945?

A. Khẳng định tinh thần thống nhất, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc của toàn Đảng ta.

B. Khẳng định tinh thần nhất trí, quyết tâm cao độ của toàn thế quốc dân cả nước ủng hộ Mặt trận Việt Minh tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Khẳng định đây là thời cơ ngàn năm có một để dân tộc ta giành lại độc lập.

D. Khẳng định sự ra đời của một chính quyền cách mạng: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Đáp án: B

Câu 55. Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 - 1945 là:

A. Các thế lực phản động thuộc địa và tay sai của chúng.

B. Đế quốc Pháp và phát xít Nhật.

C. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

D. Phát xít Nhật.

Đáp án: B

Câu 56. Hội nghị lần 6 (11 - 1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là:

A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu.

B. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh.

C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách.

D. Tất cả các nhiệm vụ trên.

Đáp án: C

Câu 57. Đến tháng 11 - 1939. Tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là:

A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận phản đế, phản phong.

D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Đáp án: D

Câu 58. Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: "Độc lập dân tộc và "Ruộng đất cho dân cày được giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945?

A. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

B. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.

C. Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu trên một cách đồng bộ.

D. Tạm gác lại việc thực hiện hai khẩu hiệu trên.

Đáp án: A

Câu 59. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn và chỉ đạo chiến lược cách mạng có ý nghĩa:

A. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. Xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật.

C. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.

D. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Đáp án: D

Câu 60. Việc nêu khẩu hiệu thành lập Chính phủ Cộng hoà dân chủ là khẩu hiệu của Nghị quyết hội nghị nào trong thời kì cách mạng 1939 - 1945?

A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI.

B. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII.

C. Hội nghị quân sự Bắc Kì.

D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII.

Đáp án: A

Câu 61. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa:

A. Bắc Sơn.

B. Nam Kì.

C. Ba Tơ.

D. Binh biến Đô Lương.

Đáp án: B

Câu 62. Với "Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương "giữa Pháp và Nhật kí vào ngày 23 -7- 1941, Pháp đã thừa nhận Nhật có quyền gì ở Đông Dương?

A. Có quyền chỉ huy kinh tế.

B. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.

C. Có quyền độc chiếm ba sân bay Cát Bi, Gia Lâm, Phủ Lạng Thương.

D. Có quyền đưa 6000 quân đóng ở phía Bắc sông Hồng.

Đáp án: B

Câu 63. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 là gì?

A. Thực dân Pháp bắt nhân dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy.

B. Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay, thầu dầu.

C.Ngăn chặn không cho vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Đáp án: B

Câu 64. Từ ngày 10 đến 19 - 5 - 1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng có liên quan đến Cách mạng tháng Tám?

A. Đức mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô.

B. Nguyễn Ái Quốc mới đặt chân về Tố quốc.

C. Quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII.

D. Câu A và C đúng.

Đáp án: C

Câu 65. Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào? "Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại được".

A. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (11 - 1939).

B.Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5 - 1941).

C. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị Trung ương lần thứ VIII.

D. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Đáp án: B

Câu 66. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận:

A. Liên Việt.

B. Đồng minh.

C. Việt Minh.

D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Đánh giá bài viết
8 3.725
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm