Trắc nghiệm Sử 12 bài 4

Trắc nghiệm môn Sử lớp 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 12.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 bài: Các nước Đông Nam Á

Câu 1. Trước Chiến tranh thế Giới thứ II, Indonesia là thuộc địa của nước nào?

A. Anh. B. Mĩ. C. Hà Lan D. Pháp

Đáp án: C

Câu 2. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, 3 nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là:

A. Việt Nam, Philippin, Lào. B. Philippin, Lào, Việt Nam.

C. Indonesia, Việt Nam, Lào. D. Miến Điện, Lào, Việt Nam.

Đáp án: C

Câu 3. Nước nào dưới đây trong Chiến tranh thế giới thứ II không bị phát xít Nhật chiếm đóng?

A. Việt Nam B. Indonesia. C. Thái Lan D. Campuchia

Đáp án: C

Câu 4. Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập và thành lập chế độ cộng hoà sớm nhất ở Đông Nam Á?

A. Việt Nam B. Malaysia. C. Miến Điện. D. Indonesia.

Đáp án: D

Câu 5. Trước năm 1959, Singapore là thuộc địa của nước:

A. Pháp B. Mĩ C. Hà Lan D. Anh

Đáp án: D

Câu 6. Nhân vật nào được mệnh danh là: "Người cha của đất nước Singapore hiện đại"?

A. Ápdun Raman.

B. Lí Quang Diệu.

C. Lí Thừa Vãn.

D. Chu Dung Cơ.

Đáp án: B

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Pháp có chủ trương gì đối với Đông Dương?

A. Thiết lập chế độ thực dân mới ở Đông Dương.

B. Thiết lập Liên bang Đông Dương tự trị trong khối Liên hiệp Pháp.

C. Thiết lập trở lại chế độ trực trị của Pháp ở Đông Dương.

D. Công nhận nền độc lập hoàn toàn của các nước Đông Dương.

Đáp án: C

Câu 8. Trước năm 1984, Brunei là

A. Một nước trong Liên bang Indonesia độc lập.

B. Một thuộc địa của thực dân Anh.

C. Một nước trong Liên bang Malaysia.

D. Một thuộc địa của thực dân Hà Lan.

Đáp án: B

Câu 9. Nhân dân Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1955 - 1975) dưới sự lãnh đạo của:

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Cộng sản Lào.

C. Đảng Nhân dân cách mạng Lào.

D. Đảng FUNCIPEC.

Đáp án: C

Câu 10. Ngày 12/10/1945 gắn liền với sự kiện nào của lịch sử Lào?

A. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

B. Lào bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược Lào.

C. Thực dân Pháp công nhận nền độc lập của Lào.

D. Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

Đáp án: D

Câu 11. Trong những năm 1953 – 1954, quân dân Lào đã phối hợp với Quân đội Việt Nam tiến hành các chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Tây Bắc.

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

C. Chiến dịch Hòa Bình.

D. Chiến dịch Thượng Lào.

Đáp án: D

Câu 12. Nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 - 1954) dưới sự lãnh đạo tổ chức nào?

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Cộng sản Campuchia.

C. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.

Đáp án: D

Câu 13. Người tiến hành cuộc vận động ngoại giao đòi Pháp trao trả độc lập cho nước Campuchia (6 – 1952 và 9 – 1953) là:

A. Xihanúc.

B. Sơn Ngọc Minh.

C. XupHanuvông.

D. Nôrốđôm.

Đáp án: A

Câu 14. Đặc điểm tình hình Campuchia trong những năm 1954 - 1970

A. Là một nước độc lập về hình thức nhưng thực chất vẫn lệ thuộc Pháp.

B. Là một nước trung lập.

C. Là một nước lệ thuộc phương Tây.

D. Là một thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Đáp án: B

Câu 15. Đặc điểm tình hình Campuchia trong những năm 1979 - 1989 là

A. Tập đoàn Khơme Đỏ tiến hành chính sách diệt chủng tàn bạo, tàn sát hàng triệu người dân vô tội

B. Đất nước dần ổn định, kinh tế phát triển.

C. Campuchia đẩy mạnh tiến trình hòa hợp, hòa giải dân tộc.

D. Diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia với các phe phái đối lập, chủ yếu là lực lượng Khơme Đỏ.

Đáp án: D

Câu 16. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia diễn ra trong thời gian từ:

A. 1954- 1975. B. 1954- 1979. C. 1954-1970. D. 1970- 1975.

Đáp án: D

Câu 17. Những thành viên sáng lập tổ chức ASEAN là:

A. Indonesia, Philippin, Singapore, Mianma, Malayxia.

B. Myanma, Philipin, Singapore, Malayxia, Brunây.

C. Indonesia, Malayxia, Philippin, Singapore, Thái Lan.

D. Brunei, Thái Lan, Singapore, Malayxia, Myanma.

Đáp án: C

Câu 18. Sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào?

A. Chiến lược: Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

B. Chiến lược: Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

C. Chiến lược: Hiện đại hoá nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

D. Chiến lược: Tập trung phát triển công nghiệp nhẹ nhằm đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng trong nước và có hàng xuất khẩu.

Đáp án: A

Câu 19. Trong 30 năm cuối của thế kỉ XX, kinh tế ở nhóm nước sáng lập tổ chức ASEAN đã có những chuyển biến gì?

A. Hình thành nền nông nghiệp sản xuất lớn, hiện đại.

B. Công nghiệp phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp.

C. Các nước đã hoàn thành quá trình công nghiệp hoá.

D. Các nước đã chấm dứt tình trạng nhập siêu.

Đáp án: B

Câu 20. Hiến pháp 1993 của Campuchia đã khẳng định nước này theo loại hình thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ chuyên chế B. Cộng hoà C. Quân chủ lập hiến D. Độc tài

Đáp án: C

Câu 21. Hiệp định hòa bình về Campuchia kí kết ngày 23/10/1991 là:

A. Kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêngxari.

B. Kết quả của phong trào dân tộc nhằm gạt bỏ vai trò ảnh hưởng của các nước tư bản phương Tây ở Campuchia.

C. Kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân mới của Mĩ ở Campuchia.

D. Kết quả của quá trình hoà hợp, hoà giải dân tộc ở Campuchia với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Đáp án: D

Câu 22. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh đòi độc lập.

B. Mĩ đã xuống thang, chấp nhận đàm phán để kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.

C. Hình thành các tổ chức hợp tác trong khu vực.

D. Nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước.

Đáp án: D

Câu 23. Nước nào hiện nay đang là quan sát viên của tổ chức ASEAN?

A. Đông Timo B. Tây Timo C. Trung Quốc D. Nhật Bản

Đáp án: A

Câu 24. Khi nào thì ASEAN trở thành tổ chức “toàn Đông Nam Á”?

A. Từ năm 1998 đến năm 2000.

B. Từ năm 1999 năm 2001.

C. Từ năm 1998 năm 2001.

D. Chưa khi nào.

Đáp án: B

Câu 25. Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa

A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.

B. Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng chính trị - quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải.

C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.

D. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị.

Đáp án: A

Câu 26. ASEAN + 1 là:

A. ASEAN và Trung Quốc.

B. ASEAN và Nhật Bản

C. ASEAN và Hàn Quốc

D. ASEAN và Đài Loan.

Đáp án: B

Câu 27. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thực dân nhằm thu hồi chủ quyền dân tộc đối với các vùng lãnh thổ.

B. Toàn Đông Nam Á đang gặp khó khăn lớn trong công cuộc kiến thiết đất nước sau chiến tranh.

C. Sự hình thành các tổ chức hợp tác khu vực đang là xu thế.

D. Các cường quốc bên ngoài chấm dứt chính sách can thiệp vào công cuộc nội bộ của các quốc gia Đông Nam Á.

Đáp án: C

Câu 28. Điểm Giống nhau giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Singapore từ sau Chiến tranh thế giới thứ II?

A. Cùng chống thực dân Anh và giành được độc lập vào năm 1950.

B. Đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng 2 nước.

C. Đấu tranh chính trị đã đưa lại thắng lợi triệt để cho cách mạng 2 nước.

D. Cách mạng thắng lợi từng bước: từ tự trị để đi đến độc lập hoàn toàn.

Đáp án: D

Câu 29. Những nước nào dưới đây không tham gia vào cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương (1954 - 1975)?

A. Philippin, Malayxia.

B. Thái Lan, Indonesia.

C. Indonesia, Ấn Độ.

D. Ấn Độ, Hàn Quốc.

Đáp án: C

Câu 30. Lãnh thổ Ấn Độ trước năm 1947 bao gồm những nước nào?

A. Ấn Độ, Pakistan.

B. Ấn Độ, Bănglađét.

C. Ấn Độ, Bănglađét, Pakistan.

D. Ấn Độ, Bănglađét, Ápganixtan.

Đáp án: C

Câu 31. Thành tựu của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước ở thập niên 70 là

A. Trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ ba trên thế giới.

B. Đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.

C. Đã giải quyết được vấn đề lương thực cho gần 1 tỷ người và đã bắt đầu xuất khẩu.

D. Trở thành một cường quốc về công nghiệp vũ trụ.

Đáp án: C

Câu 32. "Trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc" là đường lối ngoại giao của:

A. Campuchia B. Malayxia C. Ấn Độ D. Trung Quốc

Đáp án: C

Câu 33. Nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á trong những năm 1979 - 1989 là:

A. ASEAN trở thành một tổ chức của toàn khu vực Đông Nam Á.

B. Các nước Đông Nam Á đã bắt đầu vượt qua những trở ngại về sự khác biệt chế độ chính trị, xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị, thân thiện.

C. Là thời kì mà quan hệ các nước thành viên ASEAN với các nước còn lại trở lên căng thẳng, đối lập.

D. Thời kì Đông Nam Á bị chia rẽ thành hai nhóm nước đối lập nhau.

Đáp án: D

Câu 34. Mối quan hệ Việt Nam - ASEAN tiến triển nhanh theo chiều hướng tích cực từ khi nào?

A. Việt Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

B. Việt Nam rút hết quân tình nguyện ở Campuchia.

C. Việt Nam ra tuyên bố mới về ngoại giao: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới".

D. Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

Đáp án: B

Câu 35. Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập khi nào?

A. Ngày 26/1/1950.

B. Ngày 16/1/1950.

C. Ngày 15/8/1947.

D. Ngày 18/5/1947.

Đáp án: A

Câu 36. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển so với trước?

A. Sự giúp đỡ của Liên Xô.

B. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.

C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.

D. Vùng giải phóng được mở rộng.

Đáp án: B

Câu 37. Ngày 22/3/1955 ghi dấu ấn vào lịch sử Lào bằng sự kiện nổi bật nào?

A. Quân giải phóng Lào được thành lập.

B. Đại hội toàn quốc kháng chiến Lào triệu tập.

C. Mĩ thông qua chính sách "viện trợ" kinh tế đối với Lào.

D. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.

Đáp án: D

Câu 38. Năm 1964 Mĩ chính thức thực hiện loại hình chiến tranh gì ở Lào?

A. "Chiến tranh đơn phương".

B. "Chiến tranh đặc biệt tăng cường".

C. "Chiến tranh cục bộ".

D. "Đông Dương hoá" Chiến tranh.

Đáp án: B

Câu 39. Ngày 18-3-1970, diễn ra sự kiện gì làm cho Campuchia rơi vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ?

A. Mĩ giúp LonNon lật đổ Xi-ha-nuc.

B. Mĩ mang quân xâm lược Campuchia.

C. Mĩ dựng nên chế độ độc tài Pôn-pốt ở Campuchia.

D. Mĩ hất cẳng Pháp để xâm lược Campuchia.

Đáp án: A

Câu 40. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi vào thời gian nào?

A. Ngày 2- 12 - 1975.

B. Ngày 18 - 3 - 1975.

C. Ngay 17 -4- 1975

D. Ngày 30 - 4 – 1975

Đáp án: C

Câu 41. Nước nào ở Đông Nam Á sau khi đánh bại phát xít Nhật lại bị thực dân Hà Lan xâm lược?

A. Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a. C. Phi-líp-pin. D. Ma-lay-xia-a.

Đáp án: B

Câu 42. Vào tháng 9 năm 1954, Mĩ đã lôi kéo nước nào gia nhập vào khối phòng thủ Đông Nam Á (SEATO)?

A. In-đô-nê-xi-a. B. Singapore. C. Thái Lan D. Campuchia.

Đáp án: C

Câu 43. Mĩ và các nước Đồng minh của Mĩ đã kí kết thành lập Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (SEATO) tại đâu?

A. Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).

B. Tại Ma-ni-la (Phi-líp-pin).

C. Tại Băng Cốc (Thái Lan).

D. Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ)

Đáp án: B

Câu 44. Sự thất bại nặng nề của Mĩ ở đâu làm cho khối quân sự SEATO bị giải thể?

A. Thất bại ở khu vực Trung Đông.

B. Thất bại ở Triều Tiên.

C. Thất bại ở Đông Dương.

D. Thất bại ở Việt Nam.

Đáp án: D

Câu 45. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?

A. Tháng 8 - 1968. Tại Gia-cac-ta (Indonesia).

B. Tháng 8 – 1968. Tại Ba-li (Indonesia).

C. Tháng 8 - 1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan).

D. Tháng 10 - 1967. Tại Singapore.

Đáp án: B

Câu 46. Xác định mục tiêu của “Hiệp hội các nước Đông Nam Á”:

A. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.

B. Xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập.

C. Phát triển nhanh chóng nền kinh tế, ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm biến Đông Nam Á thành trung tâm kinh tế - tài chính đủ sức cạnh tranh với Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.

D. Đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

Đáp án: B

Câu 47. Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Các nước châu Á đã giành độc lập.

B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.

C. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

D. Tất cả các vấn đề trên.

Đáp án: A

Câu 48. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở châu Á, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào?

A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.

B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.

C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.

Đáp án: A

Câu 49. Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "năm châu Phi'?

A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.

B. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.

C. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.

D. Châu Phi bắt đầu được gọi là "Lục địa mới trỗi dậy".

Đáp án: C

Câu 50. Từ nửa cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?

A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc.

D. Chế độ thực dân.

Đáp án: B

Câu 51. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của:

A. Mĩ, Nhật.

B. Pháp, Nhật

C. Anh, Pháp, Mĩ.

Đáp án: D

Câu 52. Đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đế quốc Hà Lan. B. Đế quốc Pháp. C. Đế quốc Mĩ. D. Đế quốc Anh.

Đáp án: C

Câu 53. Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEATO (9 - 1975)?

A. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột.

B. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sự tồn tại của SEATO.

C. SEATO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á.

D. Thất bại của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).

Đáp án: D

Câu 54. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.

C. Sự ra đời của khối ASEAN.

D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.

Đáp án: A

Câu 55. Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là gì?

A. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

D. Cả ba nguyên tắc nói trên.

Đáp án: D

Câu 56. Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN như thế nào?

A. Quan hệ hợp tác song phương.

B. Quan hệ đối thoại.

C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.

D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Campuchia.

Đáp án: D

Câu 57. Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?

A. Lào, Việt Nam B. Campuchia, Lào C. Lào, Mi-an-ma D. Mi-an-ma, Việt Nam

Đáp án: C

Câu 58. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.

B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.

D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.

Đáp án: B

Câu 59. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?

A. Giai cấp tư sản

B. Giai cấp vô sản

C. Giai cấp địa chủ phong kiến

D. Giai cấp nông dân

Đáp án: A

Câu 60. Ấn Độ tuyên bố độc lập vào thời gian nào?

A. Ngày 25 – 12 -1950

B. Ngày 26 – 1 -1950

C. Ngày 23 – 2 -1950

D. Ngày 26 – 1 - 1951

Đáp án: B

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Lý thuyết Lịch sử 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
2 2.472
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm