Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 4: Phân số thập phân
Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 4: Phân số thập phân với hướng dẫn giải chi tiết giúp các em hoàn thành các bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo trong SGK trang 15, 16.
Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 4
1. Toán lớp 5 trang 15 Thực hành
1.1. Toán lớp 5 trang 15 Bài 1
Đọc các phân số thập phân trong các phân số dưới đây.
\(\frac{6}{{10}};\,\frac{{10}}{7};\,\frac{{439}}{{100}};\frac{{21}}{{200}};\frac{{532}}{{100\,000}}\)
Hướng dẫn giải:
Các phân số thập phân là: \(\frac{6}{{10}};\frac{{439}}{{100}};\frac{{532}}{{100\,000}}\)
\(\frac{6}{{10}}\): Sáu phần mười
\(\frac{10}{7}\) không phải là phân số thập phân
\(\frac{{439}}{{100}}\): Bốn trăm ba mươi chín phần trăm
\(\frac{21}{200}\) không phải là phân số thập phân
\(\frac{{532}}{{100\,000}}\): Năm trăm ba mươi hai phần một trăm nghìn
1.2 Toán lớp 5 trang 15 Bài 2
a) Viết hỗn số biểu thị phần tô màu ở mỗi hình dưới đây.
b) Đọc rồi nêu phần nguyên, phần phân số của mỗi hỗn số trên.
Hướng dẫn giải:
a) Hình A: \(3\frac{7}{{10}}\)
Hình B: \(1\frac{{53}}{{100}}\)
b) \(3\frac{7}{{10}}\) đọc là: ba và bảy phần mười
\(3\frac{7}{{10}}\) có phần nguyên là 3, phần phân số là \(\frac{7}{{10}}\)
\(1\frac{{53}}{{100}}\) đọc là: Một và năm mươi ba phần trăm
\(1\frac{{53}}{{100}}\) có phần nguyên là 1, phần phân số là \(\frac{{53}}{{100}}\)
1.3 Toán lớp 5 trang 15 Bài 3
Viết các hỗn số sau.
a) Năm và bảy phần mười.
b) Mười tám và sáu phần nghìn.
Hướng dẫn giải:
a) Năm và bảy phần mười: \(5\frac{7}{{10}}\)
b) Mười tám và sáu phần nghìn: \(18\frac{6}{{1000}}\)
2. Toán lớp 5 trang 15, 16 Luyện tập
2.1 Toán lớp 5 trang 15 Bài 1
Viết các phân số sau thành phân số thập phân.
Mẫu: \(\frac{{21}}{{25}} = \frac{{21 \times 4}}{{25 \times 4}} = \frac{{84}}{{100}}\)
a) \(\frac{3}{2};\frac{2}{5}\)
b) \(\frac{{17}}{{20}};\frac{{63}}{{50}}\)
c) \(\frac{{33}}{{500}};\frac{{147}}{{250}}\)
Hướng dẫn giải:
a) \(\frac{3}{2} = \frac{{3 \times 5}}{{2 \times 5}} = \frac{{15}}{{10}} ; \frac{2}{5} = \frac{{2 \times 2}}{{5 \times 2}} = \frac{4}{{10}}\)
b) \(\frac{{17}}{{20}} = \frac{{17 \times 5}}{{20 \times 5}} = \frac{{85}}{{100}} ; \frac{{63}}{{50}} = \frac{{63 \times 2}}{{50 \times 2}} = \frac{{126}}{{100}}\)
c) \(\frac{{33}}{{500}} = \frac{{33 \times 2}}{{500 \times 2}} = \frac{{66}}{{1000}} ; \frac{{147}}{{250}} = \frac{{147 \times 4}}{{250 \times 4}} = \frac{{588}}{{1000}}\)
2.2 Toán lớp 5 trang 15 Bài 2
Viết các phân số thập phân ở dạng hỗn số.
Mẫu: \(\frac{37}{10} = 3_{7}^{10}\)
Cách làm: Chia tử số cho mẫu số: 37 : 10 = 3 (dư 7)
Thương tìm được là phần nguyên; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia.
a) \(\frac{52}{10}\); \(\frac{271}{10}\); \(\frac{148}{10}\)
b) \(\frac{176}{100}\); \(\frac{3005}{100}\); \(\frac{2057}{1000}\)
Hướng dẫn giải:
a) \(\frac{{52}}{{10}} = 5\frac{2}{{10}} ; \frac{{271}}{{10}} = 27\frac{1}{{10}} ; \frac{{148}}{{10}} = 14\frac{8}{{10}}\)
b) \(\frac{{176}}{{100}} = 1\frac{{76}}{{100}} ; \frac{{3005}}{{100}} = 30\frac{5}{{100}} ; \frac{{2057}}{{1000}} = 2\frac{{57}}{{1000}}\)
2.4 Toán lớp 5 trang 16 Bài 4
Viết các số đo dưới dạng hỗn số.
a) 41 cm = .?. dm | 874 cm = .?. m | 2 500 m = .?. km |
b) 2 m 3 dm = .?. m | 96 m 5 cm = .?. m | 7 km 7 m = .?. km |
Hướng dẫn giải:
a) \(41\,cm = \frac{{41}}{{10}}dm = 4\frac{1}{{10}}dm\)
\(874\,cm = \frac{{874}}{{100}}\,m = 8\frac{{74}}{{100}}m\)
\(2500\,m = \frac{{2500}}{{1000}}km = 2\frac{{500}}{{1000}}km\)
b) \(2\,m\,3\,dm = 2\frac{3}{{10}}m\)
\(96\,m\,5\,cm = 96\frac{5}{{100}}m\)
\(7\,km\,7\,m = 7\frac{7}{{1000}}km\)
2.5 Toán lớp 5 trang 16 Bài 5
Thay .?. bằng hỗn số chứa phân số thập phân thích hợp.
Lời giải: