Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 49: Diện tích hình tròn
Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 49: Diện tích hình tròn với hướng dẫn giải chi tiết giúp các em hoàn thành các bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo trong SGK trang 103, 104.
Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 49
1. Toán lớp 5 trang 103 Thực hành
1.1 Toán lớp 5 trang 103 Bài 1
Tính diện tích của hình tròn biết bán kính r.
a) r = 5 dm | b) r = 0,3 cm | c) r = \(\frac{1}{2}\) m |
Lời giải:
a) S = r × r × 3,14 = 5 × 5 × 3,14 = 78,5 dm2
b) S = r × r × 3,14 = 0,3 × 0,3 × 3,14 = 0,2826 cm2
c) S = r × r × 3,14 = \(\frac{1}{2}\) × \(\frac{1}{2}\) × 3,14 = 0,785 m2
1.2 Toán lớp 5 trang 103 Bài 2
Tính chu vi của hình tròn biết đường kính d.
a) d = 8 cm | b) d = 0,4 dm | c) d = \(\frac{6}{5}\) m |
Lời giải:
a) r = d : 2 = 8 : 2 = 4 cm
S = r × r × 3,14 = 4 × 4 × 3,14 = 50,24 cm2
b) r = d : 2 = 0,4 : 2 = 0,2 dm
S = r × r × 3,14 = 0,2 × 0,2 × 3,14 = 0,1256 dm2
c) r = d : 2 = \(\frac{6}{5}\) : 2 = 3 5 35 m
S = r × r × 3,14 = \(\frac{3}{5}\) × \(\frac{3}{5}\) × 3,14 = 1,1304 m2
2. Toán lớp 5 trang 103, 104 Luyện tập
2.1 Toán lớp 5 trang 103 Bài 1
Tính diện tích của các hình tròn sau:
Lời giải:
a) S = r × r × 3,14 = 6 × 6 × 3,14 = 113,04 cm2
b) r = d : 2 = 2 : 2 = 1 dm
S = r × r × 3,14 = 1 × 1 × 3,14 = 3,14 cm2
2.2 Toán lớp 5 trang 104 Bài 2
Số đo?
Bán kính hình tròn | 4 cm | 0,2 m | 0,1 m |
Chu vi hình tròn | .?. | .?. | .?. |
Diện tích hình tròn | .?. | .?. | .?. |
Lời giải:
Bán kính hình tròn | 4 cm | 0,2 m | 0,1 m |
Chu vi hình tròn | 25,12 cm | 1,256 m | 0,628 m |
Diện tích hình tròn | 50,24 cm2 | 0,1256 m2 | 0,0314 m2 |
2.3 Toán lớp 5 trang 104 Bài 3
Một chiếc bàn gồm hai mặt hình tròn xếp chồng lên nhau (xem hình). Hình tròn nhỏ có bán kính 2 dm, hình tròn lớn có bán kính 6 dm. Tính diện tích phần không bị che của hình tròn lớn.
Lời giải:
Diện tích hình tròn nhỏ là:
2 × 2 × 3,14 = 12,56 (dm2)
Diện tích hình tròn lớn là:
6 × 6 × 3,14 = 113,04 (dm2)
Diện tích phần không bị che của hình tròn lớn là:
113,04 – 12,56 = 100,48 (dm2)
Đáp số: 100,48 dm2
2.4 Toán lớp 5 trang 104 Bài 4
Hình bên là một hình tròn có bán kính 5 cm nằm trong một hình vuông. Tính diện tích phần tô màu.
Lời giải:
Độ dài cạnh của hình vuông là:
5 × 2 = 10 (cm)
Diện tích hình vuông là:
10 × 10 = 100 (cm2)
Diện tích hình tròn là:
5 × 5 × 3,14 = 78,5 (cm2)
Diện tích phần tô màu là:
100 – 78,5 = 21,5 (cm2)
Đáp số: 21,5 cm2
2.5 Toán lớp 5 trang 104 Bài 5
Câu nào đúng, câu nào sai?
Hình tròn bên được chia thành 5 phần bằng nhau.
a) Diện tích hình tròn gấp 4 lần diện tích phần tô màu.
b) Diện tích phần tô màu bằng \(\frac{1}{5}\) diện tích hình tròn.
c) Diện tích phần tô màu bằng 0,4 diện tích hình tròn.
Lời giải:
a) Diện tích hình tròn gấp 4 lần diện tích phần tô màu. S
b) Diện tích phần tô màu bằng \(\frac{1}{5}\) diện tích hình tròn. S
c) Diện tích phần tô màu bằng 0,4 diện tích hình tròn. Đ
Giải thích
● Tỉ số diện tích hình tròn và diện tích phần đã tô màu là 5 : 2 = 2,5
Vậy diện tích hình tròn gấp 2,5 lần diện tích phần tô màu.
● Tỉ số diện tích phần tô màu và diện tích hình tròn là 2 : 5 = \(\frac{2}{5}\) = 0,4
Vậy diện tích phần tô màu bằng \(\frac{2}{5}\) hay 0,4 diện tích hình tròn.
3. Toán lớp 5 trang 104 Khám phá
Quan sát hình ảnh các bạn học sinh lớp 5. Theo em, diện tích bề mặt sân khấu hình tròn dưới đây khoảng bao nhiêu mét vuông? (Làm tròn số đo bán kính theo đơn vị mét đến hàng đơn vị.)
Lời giải:
Em có thể đo chiều cao của mình và ước lượng diện tích bề mặt sân khấu.
Ví dụ:
Chiều cao của một bạn học sinh lớp 5 là 134 cm
Đổi 134 cm = 1,34 m
Bán kính của bề mặt sân khấu là:
1,34 × 2 = 2,68 (m)
Làm tròn số đo bán kính theo đơn vị mét đến hàng đơn vị ta được 3 m.
Diện tích bề mặt sân khấu là:
3 × 3 × 3,14 = 28,26 (m2)
Đáp số: 28,26 m2