Giải Toán lớp 5 VNEN bài 77: Thể tích hình lập phương
Giải Toán lớp 5 VNEN bài 77: Thể tích hình lập phương - Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 56 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 3 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.
Bài 77 thể tích hình lập phương
A. Hoạt động cơ bản bài 77 Toán VNEN lớp 5
1. Chơi trò chơi "tìm thể tích"
a) Tìm thể tích hình hộp chữ nhật có kích thước như sau:
Hình | Chiều dài | Chiều rộng | Chiều cao | Thể tích |
1 | 3cm | 3cm | 3cm | ... x ... x ... = 27 cm3 |
2 | 5dm | 4dm | 4dm | |
3 | 6m | 6m | 6m |
b) Trả lời câu hỏi:
- Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau là hình gì?
- Trong các hình trên, hình nào là hình lập phương?
c) Dựa vào bảng trên, thảo luận cách tính thể tích hình lập phương.
Hướng dẫn:
a) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
b) Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau là hình lập phương.
Đáp án
a)
Hình | Chiều dài | Chiều rộng | Chiều cao | Thể tích |
1 | 3cm | 3cm | 3cm | 3 x 3 x 3 = 27 cm3 |
2 | 5dm | 4dm | 4dm | 5 x 4 x 4 = 80 dm3 |
3 | 6m | 6m | 6m | 6 x 6 x 6 = 216 m3 |
b) Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau là hình lập phương
Trong các hình trên, hình 1 và hình 3 là hình lập phương
c) Cách tính thể tích hình lập phương là ta lấy cạnh nhân cạnh nhân cạnh.
2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
a. Tính thể tích của hình lập phương có cạnh bằng 3cm
V= 3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
Ghi nhớ:
Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. Công thức: V= a x a x a
3.
a) Nói cho bạn nghe cách tính thể tích của hình lập phương.
b) Tính thể tích của hình lập phương có cạnh 5dm
Trả lời:
a) Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
V = a × a × a
(trong đó V là thể tích, a là độ dài cạnh)
b) Thể tích của hình lập phương là:
V = 5 x 5 x 5 = 125 (dm3)
Đáp số: 125 dm3
B. Hoạt động thực hành bài 77 Toán VNEN lớp 5
Câu 1: Trang 55 sách VNEN toán 5
Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Hình lập phương | (1) | (2) | (3) | (4) |
Độ dài cạnh | 2,5m | 3/4dm | ||
Diện tích một mặt | 49cm2 | |||
Diện tích toàn phần | 600dm2 | |||
Thể tích |
Hướng dẫn:
Áp dụng các công thức:
- Diện tích một mặt = cạnh × cạnh.
- Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6.
- Thể tích = cạnh × cạnh × cạnh.
Đáp án
+) Hình lập phương (1) và (2) học sinh tự tính.
+) Hình lập phương (3):
Vì 49 = 7 × 7 nên cạnh hình lập phương dài 7cm.
Diện tích toàn phần là:
49 × 6 = 294 (cm2)
Thể tích hình lập phương là:
7 × 7 × 7 = 343 (cm3)
+) Hình lập phương (4):
Diện tích một mặt là:
600 : 6 = 100 (dm2)
Vì 100 = 10 × 10 nên cạnh hình lập phương dài 10dm.
Thể tích hình lập phương là:
10 × 10 × 10= 1000 (dm3)
Ta có kết quả như sau:
Hình lập phương | (1) | (2) | (3) | (4) |
Độ dài cạnh | 2,5m | 3/4dm | 7cm | 10dm |
Diện tích một mặt | 6,25m2 | 9/16dm2 | 49cm2 | 100dm2 |
Diện tích toàn phần | 37,5m2 | 2/78dm2 | 294cm2 | 600dm2 |
Thể tích | 15,625m3 | 27/64dm3 | 343cm3 | 1000dm3 |
Câu 2: Trang 55 sách VNEN toán 5
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 12m, chiều rộng 4m, chiều cao 5m và một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật đó? Tính:
a. Thể tích của hình hộp chữ nhật
b. Thể tích hình lập phương
Phương pháp giải
- Tính độ dài cạnh hình lập phương = (chiều dài + chiều rộng + chiều cao) : 3.
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật : V = a × b × c, trong đó a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.
- Tính thể tích hình lập phương: V = a × a × a , trong đó a là độ dài cạnh hình lập phương.
Đáp án
a. Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
V = 12 x 4 x 5 = 240 (m3)
b. Chiều dài cạnh hình lập phương là:
(12 + 4 + 5) : 3 = 7 (m)
Vậy thể tích hình lập phương là:
V= 7 x 7 x 7 = 343 (m3)
Đáp số:
a. 240 m3
b. 343 m3
C. Hoạt động ứng dụng bài 77 Toán VNEN lớp 5
Câu 1: Trang 56 sách VNEN toán 5
Một bể nước hình lập phương có cạnh dài 4m (đo trong lòng bể). Hiện bể đang chứa nước. Hỏi phải đổ thêm bao nhiêu lít nước vào để đầy bể nước.
Hướng dẫn:
Tính thể tích bể nước ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- Tính thể tích nước đang có trong bể ta lấy thể tích bể nước nhân với
- Tính thể tích nước cân đổ thêm để bể đầy nước ta lấy thể tích bể nước trừ đi thể tích nước đang có trong bể.
- Đổi số đo thể tích vừa tìm được. Lưu ý ta có : 1m3 = 1000dm3 ; 1dm3 = 1 lít.
Đáp án
Thể tích của bể nước là:
4 x 4 x 4 = 64 (m3)
Số nước đang có ở trong bể là:
(64 : 4) x 3 = 48 (m3)
Vậy số nước cần đổ thêm vào bể là:
64 - 48 = 16 (m3) = 16000dm3
Do 1dm3= 1 lít nước
=> 16000dm3 = 16000 lít nước
Vậy số nước cần đổ vào để đầy bể là 16000 lít.
>> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 5 VNEN bài 78: Em ôn lại những gì đã học
D. Lý thuyết Thể tích hình lập phương
Quy tắc: Muốn tính thể tích hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Công thức: V = a × a × a
Trong đó: V là thể tích, a là độ dài cạnh hình lập phương.
Ví dụ: Hình lập phương có cạnh là 1dm 4cm. Hãy tình thể tích hình lập phương đó.
Phương pháp: Áp dụng công thức V = a ⨯ a ⨯ a
Bài giải:
Đổi 1dm 4cm = 14cm
Thể tích hình lập phương đó là:
14 ⨯ 14 ⨯ 14 = 2744 (cm3)
Đáp số: 2744cm3
E. Bài tập Thể tích hình lập phương
- Toán lớp 5 trang 122, 123: Thể tích hình lập phương
- Vở bài tập Toán lớp bài 115: Thể tích hình lập phương
F. Trắc nghiệm Thể tích hình lập phương
Ngoài giải bài tập Toán 5 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải toán lớp 5 sách giáo khoa. Mời các bạn xem thêm bài Giải bài tập trang 122, 123 SGK Toán 5: Thể tích hình lập phương. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.