Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa 8 năm 2022 - 2023

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 8 sắp tới, VnDoc gửi tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022 - 2023 có đáp án cho các bạn tham khảo, lên kế hoạch ôn tập phù hợp để chuẩn bị cho kì thi Hóa học 8 sắp tới đạt kết quả cao.

Nội dung đề cương đưa ra bám sát nội dung chương trình học. Giúp các bạn tổng hợp lại kiến thức, ôn tập để chuẩn bị cho bài thi môn Hóa 8 học kì 2. Đồng thời đây cũng là một kho tài liệu vô cùng hữu ích với thầy cô tham khảo trước khi ra đề thi.

A. Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học lớp 8

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

1. Tính chất vật lí

Là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.

2. Tính chất hóa học

Oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.

a. Tác dụng với phi kim (S, N, P…)

S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} SO2 (cháy sáng ngọn lửa màu xanh nhạt)

b. Tác dụng với kim loại

Oxi có thể tác dụng với hầu hết các kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit (trừ một số kim loại Au, Ag, Pt oxi không phản ứng

2Mg + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2MgO

2Zn + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2ZnO

c. Tác dụng với hợp chất

2H2S + 3O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2SO2 + 2H2O

II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa

Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

III. OXIT

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi

2. Phân loại

a. Oxit axit

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Ví dụ: SO3 tương ứng với axit H2SO4

b. Oxit bazơ

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

NaO tương ứng với NaOH

3. Cách gọi tên

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

Nếu kim loại có nhiều hóa trị

Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit

Ví dụ: FeO: sắt (II) oxit

Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi = tên phi kim + oxit

Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử

+ Mono: một           + Đi: hai

+ Tri: ba                  + Tetra: bốn                 + Penta: năm

Ví dụ: CO: cacbon monooxit

IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy

1. Điều chế oxi

a. Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo

2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2KCl + 3O2

b. Trong công nghiệp

  • Sản xuất từ không khí: hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (-196°C) sau đó là Oxi (- 183°C)
  • Sản xuất từ nước: điện phân nước

2. Phản ứng phân hủy

Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.

Ví dụ: 2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

1. Không khí

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, 78% nitơ, 1% là các khí khác

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro
1. Tính chất vật lý

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với oxi

2H2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2H2O

Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidrơ và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1

b. Tác dụng với đồng oxit CuO

Bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc

H2 + CuO \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Cu +H2O

II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrơ

a. Trong phòng thí nghiệm

Cho kim loại (Al, Fe,….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4)

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b. Trong công nghiệp

Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O

Phương trình hóa học

2H2O \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2H2 + O2

2. Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

III. Nước

1. Tính chất vật lý

Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị. Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C.

Có thể hòa tan được nhiều chất rắn (muối ăn, đường,…), chất lỏng (cồn, axit), chất khí (HCl,…)

2. Tính chất hóa học

Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

Phương trình hóa học

K + H2O → KOH + H2

Tác dụng với mốt số oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazơ tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

VD: K2O + H2O → 2KOH

Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

VD: SO3 + H2O → H2SO4

IV. Axit - Bazơ - Muối
1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

  • Axit không có oxi: HCl, H2S,…
  • Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

 Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

Axit có oxi

  • Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

  • Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khai niệm

Phân tử bazơ gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. CTHH: M(OH)n, n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi

Tên bazơ = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hiđroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Muối

a. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

VD: Na2SO4, CaCO3,…

c. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

d. Phân loại

  • Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

VD: Na2SO4, CaCO3,…

  • Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

C. CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

I. Dung môi – chất tan – dung dịch

Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa

Ở một nhiệt độ xác định:

  • Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa thêm chất tan
  • Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa thêm chất tan

III. Độ tan của một chất trong nước

Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Công thức tính:

S= \frac{m_{ct} }{m_{H_{2}O } } \times 100

V. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan trong 100g dung dịch

C=\frac{m_{ct} }{m_{dd } } \times 100

2. Nồng độ mol dung dich

Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan trong 1 lit dung dịch

C=\frac{m_{ct} }{V_{dd } }

PHẦN 2. TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án chọn đúng:

Câu 1. Oxit là:

A. Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác

B. Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

C. Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó.

D. Cả A, B, C đúng.

Câu 2. Oxit axit là:

A. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 axit

C. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

D. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

Câu 3. Oxit bazơ là:

A. Là oxit của phi kim và kim loại, tương ứng với 1 bazơ

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ

C. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 bazơ

D. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

Câu 4. Cho các oxit sau: SO2, SO3, Fe2O3, P2O5, K2O, NO, CO. Trong đó có mấy oxit axit

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 5. Cho các oxit sau: BaO, SO3, FeO, P2O5, Na2O. Trong đó có mấy oxit bazo

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 6. Cho các oxit có công thức hóa học sau:

CO2; NO; BaO; P2O5 ; NO2; K2O; ZnO; N2O5 ; Al2O3

a) Các oxit axit được sắp xếp như sau:

A. CO2; NO; NO2; K2O

B. NO; BaO; P2O5; N2O5

C. CO2 ; P2O5 ; NO2 ; N2O5

D. BaO; P2O5; K2O; Al2O3

b) Các oxit bazơ được sắp xếp như sau:

A. BaO ; K2O; ZnO ; N2O5

B. BaO ; ZnO ; K2O ; Al2O3

C. BaO; P2O5; K2O; Al2O3

D. ZnO; N2O5; K2O; Al2O3

Câu 7. Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước

A. SO3, CuO, K2O

B. SO3 , K2O, CO2, BaO

C. SO3, Al2O3, K2O

D. N2O5, K2O, ZnO

Câu 8. Trong những chất sau đây, chất nào là axít

A. H2SiO3, H2SO4, Cu(OH)2, K2SiO3

B. HNO3, Al2O3, NaHSO4, Ca(OH)2

C. H3PO4, HNO3, H2S

D. H2S, Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2

Câu 9. Hợp chất nào dưới đây là các bazơ tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3

B. NaOH; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Cu(OH)2; AgOH

D. KOH; Zn(OH)2; NaOH

Câu 10. Dãy hợp chất gồm các bazơ đều không tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3

B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Fe(OH)2; LiOH

D. Al(OH)3; Zn(OH)2; Ca(OH)2.

Câu 11. Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là:

A. H2O

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch H2SO4

D. Dung dịch K2SO4

Câu 12. Có thể phân biệt các dung dịch axit, muối ăn, kiềm bằng cách dùng:

A. Nước cất

B. Giấy quỳ tím

C. Giấy phenolphtalein

D. Khí CO2

Câu 13. Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:

A. dung dịch H2SO4, giấy quỳ tím.

B. H2O, giấy quỳ tím.

C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.

D. dung dịch HCl, giấy quỳ.

Câu 14. Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối:

A. KCl, HNO3, FeCl2, NaHCO3

B. NaNO3, Al2(SO4)3, NaOH, H2SO4

C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, H2S

D. Mg(NO3)2, ZnCl2, FeCl2, AgCl.

Câu 15. Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc cacbonat (CO3) và sunfat (SO4) hoá trị III

B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II

C. Gốc Clorua (Cl) và Nitrat (NO3) hoá trị I

D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị II

Câu 16. Từ công thức hoá học Fe2O3 và H2SO4, công thức tạo bởi Fe và SO4 là:

A. FeSO4

B. Fe2(SO4)3

C. Fe(SO4)3

D. Fe3(SO4)2

Câu 17. Cho các phương trình phản ứng sau:

1. Zn + 2HCl \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} ZnCl2 + H2

2. 2H2O \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2H2 + O2

3. 2Al + 3H2SO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Al2( SO4)3 + 3H2

4. 2Mg + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2MgO

5. 2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2KCl + 3O2

6. H2 + CuO \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Cu + H2O

7. 2H2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2H2O

a. Phản ứng hoá hợp là:

A. 1, 3

B. 2, 5

C. 4,7

D. 3, 6

b. Phản ứng phân huỷ là:

A. 5, 6

B. 2 , 5

C. 4, 5

D. 2, 7

c. Phản ứng thế là:

A. 1, 3, 6

B. 1, 3, 7

C. 3, 5, 6

D. 4, 6, 7.

Câu 18. Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

A. H2O, KClO3

B. KMnO4, CaCO3

C. KClO3, KMnO4

D. HCl, Mg

Câu 19. Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2 .Các khí nhẹ hơn không khí là:

A. N2, H2, CO

B. N2, O2, Cl2       

C. CO, Cl2

D. Cl2, O2

Câu 20. Ứng dụng của hiđro là:

A. Dùng làm nguyên liệu cho động cơ xe lửa

B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng

C. Dùng để bơm vào khinh khí cầu

D. Dùng để khử trùng sát khuẩn

Câu 21. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế hidro bằng cách nào dưới đây:

A. Cho Zn tác dụng với dd HCl

B. Điện phân nước

C. Cho K tác dụng với nước

D. Cho Zn tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng

Câu 22. Sự oxi hóa là:

A. Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại.

B. Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim.

C. Sự tác dụng của oxi với 1 chất.

D. Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học.

Câu 23. Sự oxi hóa chậm là:

A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt

B. Sự oxi hóa mà không phát sáng

C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng

D. Sự tự bốc cháy

Câu 24. Nước là hợp chất mà phân tử được tạo bởi:

A. một nguyên tử H và một nguyên tử O

B. hai nguyên tử H và một nguyên tử O

C. hai nguyên tử H và hai nguyên tử O

D. một nguyên tử H và hai nguyên tử O.

Câu 25. Để tổng hợp nước người ta đã đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí hiđro ( đktc) trong oxi. Thể tích khí oxi cần dùng là:

A. 1,12 lit

B. 2,24 lit

C. 22,4 lit

D. 11,2 lit

Câu 26. Cho H2O tác dụng vừa đủ với Na. Sản phẩm tạo ra là:

A. Na2O

B. NaOH và H2

C. NaOH

D. Không có phản ứng.

Câu 27. Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất khí trong chất lỏng

B. Của chất rắn trong chất lỏng

C. Đồng nhất của chất lỏng và dung môi

D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

Câu 28. Khi hoà tan 100ml rượu etylic vào 50ml nước thì:

A. Rượu là chất tan và nước là dung môi

B. Nước là chất tan và rượu là dung môi

C. Nước và rượu đều là chất tan

D. Nước và rượu đều là dung môi

Câu 29. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

A. Tăng

B. Giảm

C. Có thể tăng hoặc giảm

D. Không thay đổi

Câu 30. Trong thí nghiệm cho từ từ 2 muỗng đường vào nước. Dung dịch đường này có thể hòa tan thêm đường,

A. Dung dịch đường bão hòa

B. Dung dịch đường chưa bão hòa

C. Dung dịch đồng nhất

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 31. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất:

A. Khí oxi nhẹ hơn không khí

B. Khí oxi nặng hơn không khí

C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí

D. Khí oxi ít tan trong nước

Câu 32. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế:

A. 2KClO3 → 2KCl + O2

B. P2O5 + H2O → H3PO4

C. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

D. CuO + H2 → Cu + H2O

Câu 33. Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột màu trắng gồm: BaO, K2O, MgO và P2O5. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên?

A. Dùng nước và dung dịch H2SO4

B. Dùng dung dịch H2SO4 và phenolphtalein

C. Dùng nước và giấy quì tím

D. Không có chất nào thử được

Câu 34. Tại sao trong phòng thí nghiệm người ta lại điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3?

A. Dễ kiếm, giá thành rẻ

B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxit

C. Phù hợp với thiết bị máy móc hiện đại

D. Không độc hại, dễ sử dụng

Câu 35. Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH người ta làm thế nào?

A.Tính số gam NaOH có trong 100 gam dung dịch.

B.Tính số gam NaOH có trong 1 lít dung dịch.

C.Tính số gam NaOH có trong 1000 gam dung dịch.

D.Tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch.

Câu 36.  Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10%

A. 200 gam.

B. 300 gam.

C. 400 gam.

D. 500 gam.

Câu 37. Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.

A. 27,36 gam

B. 2,052 gam

C. 20,52 gam

D. 9,474 gam

Câu 38. Với một lượng chất xác định, khi tăng thể tích dung môi thì:

A. Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM tăng.

B. Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM giảm.

C. Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM giảm.

D. Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM tăng.

Câu 39. Câu nào sau đây đúng khi nói về nồng độ phần trăm? Nồng độ phần trăm cho biết:

A. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch

B. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch bão hòa.

C. Số gam chất tan có trong 100g nước

D. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Câu 40. Dung dịch H2SO4 0,25M cho biết:

A. Trong 1 lít dung dịch có hòa tan 0,25 mol H2SO4.

B. Trong 1 lít dung môi có hòa tan 0,25 mol H2SO4.

C. Trong 1 lít nước có hòa tan 0,25 mol H2SO4.

D. Trong 1 lít nước có hòa tan 0,25 lít H2SO4.

PHẦN 3. TỰ LUẬN

1. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng thế

a/ ……….+………  \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} ZnO

b/ ………+ ……… \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} H3PO4

c/ ………+ ……… \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CO2 + H2O

d/ ………+ ……… \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2S

e/ H2O \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}……… + ………

f/ KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}……… + ………

g/ ……… +……… \overset{}{\rightarrow} CuCl2

h/ KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}……… + ……… + ……….

i/ Zn + HCl \overset{}{\rightarrow} ……… +………

j/ Al + H2SO4 \overset{}{\rightarrow}……… + ………

k/ H2 + ……… \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Cu + ………

l/ CaO + H2O \overset{}{\rightarrow} ……

2. Nhiệt phân hoàn toàn 24,5g KClO3. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) thu được?

3. Muốn điều chế được 5,6 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu?

4. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng:

a) Bao nhiêu gam sắt?

b) Bao nhiêu lít khí O2 (ở đktc)?

5. Đốt cháy hoàn toàn 2,7g nhôm. Tính :

a) Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng?

b) Số gam KMnO4  cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên?

7. Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 9 : 8.

8. Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó?

9. Cho 11,2 g sắt vào 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Hãy:

a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc?

b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu?

c) Tính nồng độ các chất sau phản ứng?

10. Cho 28,4g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g nước để tạo thành axit photphoric. Tinh khối lượng axit H3PO4 được tạo thành?

11. Gọi tên, phân loại các chất sau: Ca(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, HNO3, H2SO4, HCl, H3PO4, NaCl, FeO, CuO, K2SO4, Na3PO4, AgNO3, CaSO4, NaHCO3, MgO, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4

12. Hãy phân biệt các chất sau :

a) 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic

b) 3 lọ mất nhãn đựng dung dịch KOH, H2SO4, MgCl

c) Có 3 gói bột mất nhãn chứa các chất sau: Na2O, SO3, CaO

B. Đáp án phần trắc nghiệm đề cương ôn thi Hóa 8 kì 2 

12345678910
CABCBC,BBCBA
11121314151617181920
CBBDCBC,B,ACAB
21222324252627282930
ADBABDBDBA
31323334353637383940
BDCBDACBAA

C. Đáp án câu hỏi tự luận đề cương ôn thi học kì 2 hóa 8 

Câu 1. 

a/ 2Zn + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2ZnO

b/ 3H2O + P2O5 → 2H3PO4

c/ CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

d/ 2K + S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2S

e/ H2O \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} H2 + O2

f/ 2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2KCl + 3O2

g/ Cu + Cl2 → CuCl2

h/ 2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

i/ Zn + 2HCl →  ZnCl2  + H2

j/ 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3  + 3H2

k/ H2 + CuO \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Cu + H2O

l/ CaO + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Câu 2. 

nKClO3 = 24,5/122,5 = 0,2 mol 

Phương trình phản ứng 

2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2KCl + 3O2

0,2      →                 0,3 mol

VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít

Câu 3.     

nO2 = 5,6/22,4 = 0,25 mol

Phương trình hóa học

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

0,5       ←                             0,25 mol

mKMnO4 = 0,5. 158 = 79 gam

Câu 4.

nFe3O4 = 0,01 mol

Phương trình hóa học

3Fe + 2O2 → Fe3O

0,03  ←  0,02 ←       0,01 mol

mFe = 0,03 .56 = 1,68 gam

VO2 = 0,02.22,4 = 0,448 lít

Câu 5.

Phương trình hóa học

4Al + 3O2 → 2Al2O3

0,1 → 0,075 mol

VO2 = 0,075.22,4 = 1,68 mol

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

0,15   ←                              0,075 mol

mKMnO4 = 0,15. 158 = 23,7 gam

Câu 7. 

Gọi CTHH của nhôm oxi là AlxOy

có :27x/16y = 9/8

x/y = 2/3

→ Al2O3

Câu 8. 

Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oxit đó là:

%mS = 100%− %mO = 100% − 60% = 40%

Ta gọi công thức dạng chung của oxit cần tìm là SxOy (x,y: nguyên, dương)

Theo đề bài ta có:

x/y = 40/32 : 60/16 =1/3 => x = 1; y = 3

Vậy công thức hóa học của oxit cần tìm là SO3

Câu 9. Cho 11,2 g sắt vào 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Hãy:

a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc?

b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu?

c) Tính nồng độ các chất sau phản ứng?

Số mol các chất đề bài cho là:

nFe =11,2/56 = 0,2mol

nH2SO4 = CM.V = 2.0,2 = 0,4 mol

Phương trình hóa học

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Lập tỉ lệ:

nFe/1 < nH2SO4/1 (0,2 < 0,4)

Nên Fe phản ứng hết và H2SO4 vẫn còn dư, lượng các chất tính theo chất hết

nH2 = nFe = 0,2 mol

VH2 = n. 22,4 =0,2. 22,4 = 4,48 lít

b) nH2SO4 pứ = nFe = 0,2 mol

-> nH2SO4 dư = nH2SO4 ban đầu - nH2SO4 pứ = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol

mH2SO4 = 0,2. 98 =19,6 gam

Câu 10.

Số mol các chất đề bài cho là:

nP2O5 = 28,4/142 = 0,2 mol

nH2O = 90/18 = 5 mol

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

So sánh tỉ lệ mol 2 chất

0,2/1 < 5/3

=> Sau phản ứng H2O dư, P2O5 phản ứng hết, lượng chất trong bài tính theo chất hết

Phương trình hóa học

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

=> nH3PO4 = 0,2.2 = 0,4 mol

=> mH3PO4 = 0,4.98 = 39,2g

Câu 12. 

a) Cho que đóm đang cháy vào từng lọ nếu:

Que đóm cháy bình thường là không khí

Que đóm cháy mạnh hơn là oxi

Khí trong bình cháy với ngọn lửa màu xanh là hidro

Que đóm vụt tắt là khí cacbonic

b) Cho mẩu giấy quỳ tím vào ba mẩu thử nếu:

Mẩu giấy quỳ tím hóa xanh là NaOH

Mẩu giấy quỳ tím hóa đỏ là H2SO4

Mẩu giấy quỳ tím không đổi màu là Na2SO4

c) Cho nước và mẩu giấy quỳ tím vào 3 mẩu thử :

Nếu tan và làm quỳ tím hóa xanh là Na2O

Nếu tan và làm quỳ tím hóa đỏ là SO3

Không tan là MgO

D. Đề thi học kì 2 Hóa 8 có đáp án mới nhất

F. Tài liệu ôn thi học kì 2 hóa 8

Tài liệu vẫn còn vui lòng ấn vào link tải phía dưới để tiếp tục xem tiếp. 

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022 - 2023 Đề cương tổng hợp lại kiến thức trọng tâm, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm và tự luận có đầy đủ đáp án bám sát nội dung ôn thi học kì 2. Thông qua tài liệu này, các em học sinh sẽ nắm được những dạng bài tập cơ bản và nâng cao trong chương trình Hóa 8 học kì 2, giúp các bạn củng cố, luyện tập các dạng bài tập và đạt kết quả cao trong kì thi tới.

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 8 trên VnDoc tổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thể cập nhật được tài liệu mới nhất

Đánh giá bài viết
118 114.915
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Hóa

    Xem thêm