Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)

Ngữ văn lớp 11: Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu). Nội dung tài liệu được tổng hợp chi tiết và ngắn gọn sẽ giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Lẽ ghét thương

Quán rằng: "Kinh sử đã từng,

Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.

Hỏi thời ta phải nói ra,

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

"Tiên rằng: "Trong đục chưa tường,

Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?"

Quán rằng: "Ghét việc tầm phào,

Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm.

Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,

Để dẫn đến nỗi sa hầm sấy hang.

Ghét đời U, Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.

Ghét đời Ngũ bá phân vân,

Chuộng bề dối trá, làm dân nhọc nhằn.

Ghét đời Thúc quí phân băng,

Sớm đầu tối đánh, lằng nhằng rối dân.

Thương là thương đánh thức nhân

Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuôn

Thương thầy Nhan-tử dở dang,

Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.

Thương ông Gia Cát tài lành,

Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.

Thương thầy Đồng tử cao xa,

Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,

Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.

Thương ông Hàn Dù chẳng may,

Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,

Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.

Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Xem thêm: Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu

II. Đôi nét về tác phẩm Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Đoạn thơ được trích từ câu 473 đến câu 504 trong truyện Lục Vân Tiên, được sáng tác trong những năm đầu của thế kỉ 19, khi ông bị mù về dạy học chữa bệnh cho dân ở quê nhà.

2. Bố cục

- Phần 1 (6 câu đầu): Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên.

- Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ ghét.

- Phần 3 (còn lại): Lời ông Quán bàn về lẽ thương.

3. Tóm tắt tác phẩm

Truyện Lục Vân Tiên kể về một chàng trai văn võ song toàn, trên đường đi thi đã đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, một tiểu thư con quan. Nguyệt Nga tự nguyện xin gắn bó cùng chàng để đền đáp ơn nghĩa. Trước khi đi thi, được tin mẹ qua đời Vân Tiên phải bỏ thi về quê chịu tang. Chàng khóc thương mẹ đến mù cả mắt. Trịnh Hâm một kẻ vì ghen tài đã lừa đẩy chàng xuống sông. Chàng được vợ chồng Ngư ông cứu sống. Về đến quê chàng bị cha con Võ Thể Loan (vợ chưa cưới) trở mặt bội ước, đem bỏ chàng trong hang núi nhưng chàng được Thần, Phật giúp đỡ. Sau đó mắt chàng sáng ra, thi đỗ Trạng Nguyên, được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Nguyệt Nga một lòng chung thủy với Vân Tiên. Bị Thái sư bắt cống cho giặc, nàng nhảy sông tự vẫn nhưng được cứu sống. Cuối cùng Vân Tiên thắng trận trở về gặp Nguyệt Nga cả hai kết duyên vợ chồng.

- Đoạn trích kể về cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ trẻ tuổi. Lục Văn Tiên cùng bạn là Vương Tử Trực đi thi, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cũng là sĩ tử. Trịnh Hâm đề nghị bốn người làm thơ để so tài cao thấp. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thua tài lại còn nghi Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực gian lận. ông Quán nhìn ra lẽ đó mới bàn về lẽ ghét thương ở đời.

4. Giá trị nội dung

- Đoạn trích nói lên những tình cảm yêu ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.

5. Giá trị nghệ thuật

- Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc

III. Dàn ý phân tích Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu)

1. Lẽ ghét qua lời ông Quán

- Ông Quán đã trực tiếp, thẳng thắn bày tỏ thái độ: Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm những kẻ mà ông cho là việc tầm phào (việc xấu xa, xằng bậy, tàn ác, hại người,...).

- Đối tượng bị ghét: là các hôn quân bạo chúa (Kiệt, Trụ), các triều đại hỗn loạn gây đau thương, tang tóc cho dân chúng (U, Lệ, Ngũ bá, Thúc quý,...).

- Nguyên nhân:

+ ông Quán ghét tất cả những gì đi ngược lại quyền lợi của dân chúng

+ lẽ ghét ấy xuất phát từ lẽ thương: thương nước, thương dân sâu sắc

2. Lẽ thương của ông Quán

- Đối tượng được thương: là các bậc thánh hiền, những người tài giỏi nhân đức, những bậc quân tử chí lớn mà lận đận, công không thành danh không toại, những người có khí phách cương trực không chịu vào luồn ra cúi để có được danh lợi,...

- Ta thấy ở đây giữa các nhân vật và tác giả đã gặp gỡ nhau ở khí phách cương trực, tấm lòng yêu nước thương dân

3. Nghệ thuật

- Vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ đặc biệt là điệp từ thương, ghét

- Thơ triết lí mà vẫn đậm trữ tình, hùng biện mà thấm thía, lời lẽ mộc mạc mà gợi cảm

-----------------------------

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 11

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng