Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán lớp 4 VNEN bài 61: Diện tích Hình bình hành

Giải Toán lớp 4 VNEN bài 61: Diện tích Hình bình hành - Sách VNEN toán 4 tập 2 trang 9 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 4. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.

A. Hoạt động cơ bản bài 61 Toán lớp 4 VNEN

1. Chơi trò chơi "thi cắt ghép hình"

2. Đọc kĩ nội dung sau nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn (sgk)

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân vơi chiều cao (cùng một đơn vị đo)

S = a x h

(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành)

3. Tính diện tích mỗi hình bình hành sau:

Diện tích Hình bình hành

Trả lời:

  • Hình a: Diện tích hình bình hành là: S = 9 x 5 = 45 (cm2)
  • Hình b: Diện tích hình bình hành là: S = 13 x 4 = 52 (cm2)
  • Hình c: Diện tích hình bình hành là: S = 7 x 9 = 63 (cm2)

B. Hoạt động thực hành bài 61 Toán lớp 4 VNEN

Câu 1: Trang 10 sách VNEN toán 4

Tính diện tích hình bình hành biết:

a. Độ dày đáy là 4dm, chiều cao 34cm

b. Độ dày đáy là 4m, chiều cao là 13dm

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Độ dày đáy là 4dm, chiều cao 34cm

Đổi: 4dm = 40 cm

Diện tích hình bình hành là:

S = 40 x 34 = 1360 (cm2)

Đáp số: 1360cm2

b. Độ dày đáy là 4m, chiều cao là 13dm

Đổi: 4m = 40dm

Diện tích hình bình hành là:

S= 40 x 13 = 520 (dm2)

Đáp số: 520 dm2

Câu 2: Trang 11 sách VNEN toán 4

Nêu tên các cặp cánh đội diện trong mỗi hình sau:

Diện tích Hình bình hành

Đáp án

  • Hình chữ nhật ABCD có các cặp cạnh đối diện là: AB và DC, AD và BC
  • Hình bình hành EGHK có các cặp cạnh đối diện là: EG và HK, EK và GH
  • Hình tứ giác MNPQ có các cặp cạnh đối diện là: MN và QP, MQ và NP

Câu 3: Trang 11 sách VNEN toán 4

Viết vào ô trống (theo mẫu):

Độ dài đáy

7cm

14dm

23m

Chiều cao

16cm

13dm

16m

Diện tích hình bình hành

7 x 16 = 112cm2

Đáp án

Độ dài đáy

7cm

14dm

23m

Chiều cao

16cm

13dm

16m

Diện tích hình bình hành

7 x 16 = 112cm2

14 x 13 = 182dm2

23 x 16 = 368m2

Câu 4: Trang 11 sách VNEN toán 4

Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b

Diện tích Hình bình hành

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:

P = (a + b) x 2 (a và b cùng một đơn vị đo)

Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành biết:

a. a = 8cm b= 3cm

b. a= 10dm b = 5dm

Đáp án

a. a = 8cm; b = 3cm

Chu vi của hình bình hành là:

P = (8 + 3) x 2 = 22 (cm)

Đáp số: 22 cm

b. a = 10dm; b = 5dm

Chu vi của hình bình hành là:

P = (10 + 5) x 2 = 30 (dm)

Đáp số: 30dm

C. Hoạt động ứng dụng bài 61 Toán lớp 4 VNEN

Câu 1: Trang 11 sách VNEN toán 4

Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao 25dm. Tính diện tích mảnh đất đó?

Đáp án

Diện tích của mảnh đất trồng hoa hình bình hành là:

S = 40 x 25 = 1000 (dm2)

Đáp số: 1000 dm2

Ngoài giải bài tập Toán 4 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải toán lớp 4 sách giáo khoa và bài tập tương ứng Giải bài tập trang 102, 103, 104 SGK Toán 4: Hình bình hành - Diện tích hình bình hành. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
32
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Toán lớp 4 VNEN

    Xem thêm