Phương trình tích
Phương trình tích là phần nội dung quan trọng được học trong chương trình Toán 8 học kì 2. Để giúp các em nắm vững nội dung này, VnDoc gửi tới các bạn Chuyên đề Toán học lớp 8: Phương trình tích. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Chuyên đề: Phương trình tích
Để ôn tập hiệu quả dạng bài tập này, mời các bạn tham khảo thêm:
Bài tập Toán lớp 8: Phương trình tích
A. Lý thuyết Toán 8 bài Phương trình tích
1. Phương trình tích và cách giải
Phương trình tích có dạng \(A(x).B(x) = 0\)
Cách giải phương trình tích \(A(x).B(x) = 0\) ⇔
Cách bước giải phương trình tích
Bước 1: Đưa phương trình đã cho về dạng tổng quát \(A(x).B(x) = 0\) bằng cách:
Chuyển tất cả các hạng tử của phương trình về vế trái. Khi đó vế phải bằng 0.
Phân tích đa thức ở vế phải thành nhân tử
Bước 2: Giải phương trình và kết luận
Ví dụ 1: Giải phương trình \((x + 1)(x + 4) = (2 - x)(2 + x)\)
Hướng dẫn:
Ta có: \((x + 1)(x + 4) = (2 - x )( 2 + x )\) ⇔ x2 + 5x + 4 = 4 - x2
⇔ 2x2 + 5x = 0 ⇔ \(x(2x + 5)\) = 0
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là \(S = {- 5/2; 0}\)
Ví dụ 2: Giải phương trình x3 - x2 = 1 - x
Hướng dẫn:
Ta có: x3 - x2 = 1 - x ⇔ x2(x - 1) = - (x - 1)
⇔ x2(x - 1) + (x - 1) = 0 ⇔ (x - 1)(x2 + 1) = 0
( 1 ) ⇔ x - 1 = 0 ⇔ x = 1.
( 2 ) ⇔ x2 + 1 = 0 (Vô nghiệm vì x2 ≥ 0 ⇒ x2 + 1 ≥ 1)
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = {1}.
B. Trắc nghiệm & Tự luận phương trình tích
I. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Nghiệm của phương trình (x + 2)(x - 3) = 0 là?
A. x = - 2.
B. x = 3.
C. x = - 2; x = 3 .
D. x = 2.
Ta có: (x + 2)(x - 3) = 0 ⇔
Vậy nghiệm của phương trình là x = - 2; x = 3.
Chọn đáp án C.
Bài 2: Tập nghiệm của phương trình (2x + 1)(2 - 3x) = 0 là?
A. S = {- 1/2}.
B. S = {- 1/2; 3/2}
C. S = {- 1/2; 2/3}.
D. S = {3/2}.
Ta có: (2x + 1)(2 - 3x) = 0 ⇔
Vậy tập nghiệm của phương trình S = {- 1/2; 2/3}.
Chọn đáp án C.
Bài 3: Nghiệm của phương trình 2x(x + 1) = x2 - 1 là?
A. x = - 1.
B. x = ± 1.
C. x = 1.
D. x = 0.
Ta có: 2x(x + 1) = x2 - 1 ⇔ 2x(x + 1) = (x + 1)(x - 1)
⇔ (x + 1)(2x - x + 1) = 0 ⇔ (x + 1)(x + 1) = 0
⇔ (x + 1)2 = 0 ⇔ x + 1 = 0 ⇔ x = - 1.
Vậy phương trình có nghiệm là x = - 1.
Chọn đáp án A.
Bài 4: Giá trị của m để phương trình (x + 2)(x - m) = 4 có nghiệm x = 2 là?
A. m = 1.
B. m = ± 1.
C. m = 0.
D. m = 2.
Phương trình (x + 2)(x - m) = 4 có nghiệm x = 2, thay x = 2 vào phương trình đã cho
Khi đó ta có: (2 + 2)(2 - m) = 4 ⇔ 4(2 - m) = 4
⇔ 2 - m = 1 ⇔ m = 1.
Vậy m = 1 là giá trị cần tìm.
Chọn đáp án A.
Bài 5: Giá trị của m để phương trình x3 - x2 = x + m có nghiệm x = 0 là?
A. m = 1.
B. m = - 1.
C. m = 0.
D. m = ± 1.
Thay x = 0 vào phương trình x3 - x2 = x + m.
Khi đó ta có: 03 - 02 = 0 + m ⇔ m = 0.
Vậy m = 0 là giá trị cần tìm.
Chọn đáp án C.
Câu 6: Phương trình (x – 1)(x – 2)(x – 3) = 0 có số nghiệm là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Chọn khẳng định đúng.
A. Phương trình 8x(3x – 5) = 6(3x – 5) có hai nghiệm trái dấu
B. Phương trình 8x(3x – 5) = 6(3x – 5) có hai nghiệm dương
C. Phương trình 8x(3x – 5) = 6(3x – 5) có hai nghiệm cùng âm
D. Phương trình 8x(3x – 5) = 6(3x – 5) có một nghiệm duy nhất
Câu 8: Số nghiệm của phương trình: (x2 + 9) (x – 1) = (x2 + 9) (x + 3) là
A. 2
B. 1
C. 0
D. 3
Câu 9: Phương trình: (4 + 2x)(x – 1) = 0 có nghiệm là:
A. x = 1; x = 2
B. x = -2; x = 1
C. x = -1; x = 2
D. x = 1; x = 2
Câu 10: Phương trình (x2 – 1) (x – 2) (x – 3) = 0 có số nghiệm là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Tích các nghiệm của phương trình x3 – 3 x2 – x + 3 = 0 là
A. -3
B. 3
C. -6
D. 6
Câu 12: Cho phương trình 5 – 6(2x – 3) = x(3 – 2x) + 5. Chọn khẳng định đúng.
A. Phương trình có hai nghiệm trái dấu
B. Phương trình có hai nghiệm nguyên
C. Phương trình có hai nghiệm cùng dương
D. Phương trình có một nghiệm duy nhất
Câu 13: Tập nghiệm của phương trình (x2 + x) (x2 + x + 1) = 6 là
A. S = {-1; -2}
B. S = {1; 2}
C. S = {1; -2}
D. S = {-1; 2}
Câu 14: Biết rằng phương trình (4 x2 – 1)2 = 8 x + 1 có nghiệm lớn nhất là x0. Chọn khẳng định đúng
A. x0 = 3
B. x0 < 2
C. x0 > 1
D. x0 < 0
Câu 15: Cho phương trình x4 – 8 x2 + 16 = 0. Chọn khẳng định đúng
A. Phương trình có hai nghiệm đối nhau
B. Phương trình vô nghiệm
C. Phương trình có một nghiệm duy nhất
D. Phương trình có 4 nghiệm phân biệt
II. Bài tập tự luận
Bài 1: Giải các phương trình sau:
a) (5x - 4)(4x + 6) = 0
b) (x - 5)(3 - 2x)(3x + 4) = 0
c) (2x + 1)(x2 + 2) = 0
d) (x - 2)(3x + 5) = (2x - 4)(x + 1)
Hướng dẫn:
a) Ta có: (5x - 4)(4x + 6) = 0
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = {- 3/2; 4/5}.
b) Ta có: (x - 5)(3 - 2x)(3x + 4) = 0
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = {- 4/3; 3/2; 5}.
c) Ta có: (2x + 1)(x2 + 2) = 0
Giải (1) ⇔ 2x + 1 = 0 ⇔ 2x = - 1 ⇔ x = - 1/2.
Ta có: x2 ≥ 0 ⇒ x2 + 2 ≥ 2 ∀ x ∈ R
⇒ Phương trình (2) vô nghiệm.
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = {- 1/2}.
d) Ta có: (x - 2)(3x + 5) = (2x - 4 )( x + 1)
⇔ (x - 2)(3x + 5) - 2(x - 2)(x + 1) = 0
⇔ (x - 2)[(3x + 5) - 2(x + 1)] = 0
⇔ (x - 2)(x + 3) = 0
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = {- 3; 2}.
Bài 2: Giải các phương trình sau:
a) (2x + 7)2 = 9(x + 2 )2
b) (x2 - 1)(x + 2)(x - 3) = (x - 1)(x2 - 4)(x + 5)
c) (5x2 - 2x + 10)2 = (x2 + 10x - 8)2
d) (x2 + x)2 + 4(x2 + x) - 12 = 0
Hướng dẫn:
a) Ta có: (2x + 7)2 = 9(x + 2)2
⇔ (2x + 7)2 - 9(x + 2)2 = 0
⇔ [(2x + 7) + 3(x + 2)][(2x + 7) - 3(x + 2)] = 0
⇔ (5x + 13)(1 - x) = 0
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là S = {- 13/5; 1}.
b) Ta có: (x2 - 1)(x + 2)(x - 3) = (x - 1)(x2 - 4)(x + 5)
⇔ (x2 - 1)(x + 2)( x - 3) - (x - 1)(x2 - 4 )(x + 5) = 0
⇔ (x - 1)(x + 1)(x + 2)(x - 3) - (x - 1)(x - 2)(x + 2)(x + 5) = 0
⇔ (x - 1)(x + 2)[(x + 1)(x - 3) - (x - 2)(x + 5)] = 0
⇔ (x - 1)(x + 2)[(x2 - 2x - 3) - (x2 + 3x - 10)] = 0
⇔ (x - 1)(x + 2)(7 - 5x) = 0
Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { - 2; 1; 7/5 }.
c) Ta có: (5x2 - 2x + 10)2 = (3x2 + 10x - 8)2
⇔ (5x2 - 2x + 10)2 - (3x2 + 10x - 8)2 = 0
⇔ [(5x2 - 2x + 10) - (3x2 + 10x - 8)][(5x2 - 2x + 10) + (3x2 + 10x - 8)] = 0
⇔ (2x2 - 12x + 18)(8x2 + 8x + 2) = 0
⇔ 4(x2 - 6x + 9)(4x2 + 4x + 1) = 0
⇔ 4(x - 3)2(2x + 1)2 = 0
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = {- 1/2; 3}.
d) Ta có: (x2 + x)2 + 4(x2 + x) - 12 = 0
Đặt t = x2 + x, khi đó phương trình trở thành:
t2 + 4t - 12 = 0 ⇔ (t + 6)(t - 2) = 0
+ Với t = - 6, ta có: x2 + x = - 6 ⇔ x2 + x + 6 = 0 ⇔ (x + 1/2)2 + 23/4 = 0
Mà (x + 1/2)2 + 23/4 ≥ 23/4 ∀ x ∈ R ⇒ Phương trình đó vô nghiệm.
+ Với t = 2, ta có x2 + x = 2 ⇔ x2 + x - 2 = 0
⇔ (x + 2)(x - 1) = 0 ⇔
Vậy phương trình có tập nghiệm là S = {- 2;1}.
...................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 8: Phương trình tích. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững các dạng toán về Phương trình tích, từ đó nâng cao kỹ năng giải Toán 8 và học tốt môn Toán lớp 8 hơn.
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 8, Giải bài tập Toán lớp 8, Giải VBT Toán lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc