Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Chuyên đề Toán học lớp 8: Bất phương trình bậc nhất một ẩn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa

Bất phương trình dạng ax + b < 0 (hoặc ax + b > 0, ax + b < 0, ax + b ≤ 0, ax + b ≥ 0 ) trong đó a và b là hai số đã cho, a \ne 0 , được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

Ví dụ:

Các bất phương trình bậc nhất một ẩn như: 2x + 3 > 0; 3 - x ≤ 0; x + 2 < 0; 4x + 7 ≥ 0; ...

2. Hai quy tắc biến đổi bất phương trình

a) Quy tắc chuyển vế

Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.

Ví dụ: Giải bất phương trình x - 3 < 4.

Hướng dẫn:

Ta có x - 3 < 4

⇔ x < 4 + 3 (chuyển vế - 3 và đổi dấu thành 3)

⇔ x < 7.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là { x| x < 7 }.

b) Quy tắc nhân với một số.

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:

Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.

Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.

Ví dụ 1: Giải bất phương trình (x - 1)/3 ≥ 2.

Hướng dẫn:

Ta có: (x - 1)/3 ≥ 2

⇔ (x - 1)/3.3 ≥ 2.3 (nhân cả hai vế với 3)

⇔ x - 1 ≥ 6 ⇔ x ≥ 7.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là { x| x ≥ 7 }.

Ví dụ 2: Giải bất phương trình 1 - 2/3x ≤ - 1.

Hướng dẫn:

Ta có: 1 - 2/3x ≤ - 1 ⇔ - 2/3x ≤ - 2

⇔ - 2/3x.( - 3 ) ≥ ( - 2 )( - 3 ) (nhân cả hai vế với - 3 và đổi dấu)

⇔ 2x ≥ 6 ⇔ x ≥ 3.

Vậy bất phương trình có tập nghiệm là { x| x ≥ 3 }.

3. Giải bất phương trình một ẩn

Áp dụng hai quy tắc biến đổi trên, ta giải bất phương trình bậc nhất một ẩn như sau:

Dạng ax + b > 0 ⇔ ax > - b

⇔ x > - b/a nếu a > 0 hoặc x < - b/a nếu a < 0.

Vậy bất phương trình có tập nghiệm là

Lý thuyết: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

hoặcLý thuyết: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Các dạng toán như ax + b < 0, ax + b ≤ 0, ax + b ≥ 0 tương tự như trên

Ví dụ 1: Giải bất phương trình 2x - 3 > 0

Hướng dẫn:

Ta có: 2x - 3 > 0

⇔ 2x > 3 (chuyển - 3 sang VP và đổi dấu)

⇔ 2x:2 > 3:2 (chia cả hai vế cho 2)

⇔ x > 3/2.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là { x| x > 3/2 }.

Ví dụ 2: Giải bất phương trình 2x - 1 ≤ 3x - 7

Hướng dẫn:

Ta có: 2x - 1 ≤ 3x - 7 ⇔ - 1 + 7 ≤ 3x - 2x

⇔ x ≥ 6.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là { x| x ≥ 6 }.

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Bất phương trình ax + b > 0 vô nghiệm khi

Lý thuyết: Bất phương trình bậc nhất một ẩn Lý thuyết: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Nếu a = 0 thì ax + b > 0 có dạng 0x + b > 0

Với b > 0 thì S = R.

Với b ≤ 0 thì S = Ø

Chọn đáp án D.

Bài 2: Tập nghiệm S của bất phương trình: 5x - 1 ≥ (2x)/5 + 3 là?

A. S = R

B. S = ( - ∞ ;2 )

C. S = ( - 5/2; + ∞ )

D. [ 20/23; + ∞ )

Ta có: 5x - 1 ≥ (2x)/5 + 3 ⇔ 25x - 5 ≥ 2x + 15 ⇔ 23x ≥ 20 ⇔ x ≥ 20/23.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là [ 20/23; + ∞ )

Chọn đáp án D.

Bài 3: Bất phương trìnhLý thuyết: Bất phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm nguyên lớn hơn - 10?

A. 4 B. 5 C. 9 D. 10

Ta có:Lý thuyết: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

⇔ 9x + 15 - 6 ≤ 2x + 4 + 6 ⇔ x ≤ - 5.

Vì x ∈ Z, - 10 < x ≤ - 5 nên có 5 nghiệm nguyên.

Chọn đáp án B.

Bài 4: Tập nghiệm S của bất phương trình: (1 - √ 2)x < 3 - 2√ 2 là?

A. S = (- ∞ ;1 - √ 2)

B. S = (1 - √ 2 ; + ∞)

C. S = R

D. S = Ø

Ta có: (1 - √ 2)x < 3 - 2√ 2

Lý thuyết: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = ( 1 - √ 2 ; + ∞ )

Chọn đáp án B.

Bài 5: Bất phương trình (2x - 1)(x + 3) - 3x + 1 ≤ (x - 1)(x + 3) + x2 - 5 có tập nghiệm là?

A. S = (- ∞ ; - 2/3)

B. S = [- 2/3; + ∞)

C. S = R

D. S = Ø

Ta có: (2x - 1)(x + 3) - 3x + 1 ≤ (x - 1)(x + 3) + x2 - 5

⇔ 2x2 + 5x - 3 - 3x + 1 ≤ x2 + 2x - 3 + x2 - 5 ⇔ 0x ≤ - 6

⇔ x ∈ Ø → S = Ø

Chọn đáp án D.

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Tìm tập nghiệm của các bất phương trình sau:

a) (x + √ 3)2 ≥ (x - √ 3)2 + 2

b) x + √ x < (2√ x + 3)(√ x - 1)

c) (x - 3 )√ (x - 2) ≥ 2

Hướng dẫn:

a) Ta có: ( x + √ 3 )2 ≥ (x - √ 3)2 + 2

⇔ x2 + 2√ 3 x + 3 ≥ x2 - 2√ 3 x + 3 + 2

⇔ 4√ 3 x ≥ 2 ⇔ x ≥ √ 3 /6 → S = (√ 3 /6; + ∞)

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là S = (√ 3 /6; + ∞)

b) Ta có: x + √ x < (2√ x + 3)(√ x - 1)

Điều kiện: x ≥ 0

⇔ x + √ x < 2x - 2√ x + 3√ x - 3

⇔ - x < - 3 ⇔ x > 3

Kết hợp điều kiện, tập nghiệm bất phương trình là: S = (3; + ∞)

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là S = (3; + ∞)

c) Ta có: (x - 3)√ (x - 2) ≥ 2

Điều kiện: x ≥ 2

Bất phương trình tương đương làLý thuyết: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = 2 ∪ [ 3; + ∞ )

Bài 2: Có bao nhiêu giá trị thực của tham số m để bất phương trình ( m2 - m )x < m vô nghiệm là?

Hướng dẫn:

Rõ ràng nếu m2 - m ≠ 0 ⇔ Lý thuyết: Bất phương trình bậc nhất một ẩnthì bất phương trình luôn có nghiệm.

Với m = 0, bất phương trình trở thành 0x < 0: vô nghiệm.

Với m = 1, bất phương trình trở thành 0x < 1: luôn đúng với mọi x ∈ R

Vậy với m = 0 thì bất phương trình trên vô nghiệm.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 8: Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 8, Giải bài tập Toán lớp 8, Giải VBT Toán lớp 8VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Toán 8

    Xem thêm