Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hình hộp chữ nhật (tiếp)

VnDoc xin giới thiệu Chuyên đề Toán học lớp 8: Hình hộp chữ nhật (tiếp). Nội dung gồm lý thuyết và bài tập trắc nghiệm kèm theo giúp các em nắm chắc kiến thức áp dụng tốt vào làm bài tập tương ưng. Chúc các em học tốt, tham khảo chi tiết dưới đây

A. Lý thuyết Hình hộp chữ nhật (tiếp)

1. Hai đường thẳng song song trong không gian

- Hai đường thẳng a, b gọi là song song với nhau nếu chúng cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung. Kí hiệu a // b.

- Hai đường thẳng phân biệt, cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

- Chú ý: Hai đường thẳng phân biệt trong không gian có thể: Cắt nhau – Song song– Chéo nhau (không cùng nằm trong một mặt phẳng)

Ví dụ 1. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. MNPQ

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật (tiếp) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

+ Cắt nhau: Chẳng hạn như AD và DQ cắt nhau tại D, chúng cùng nằm trong mặt phẳng (ADQM), ….

+ Song song: Chẳng hạn như MN và AB song song với nhau, chúng cùng nằm trong mặt phẳng (ABNM), ….

+ Chéo nhau: Chẳng hạn như AN và BD, chúng nằm ở hai mặt phẳng khác nhau

2. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song

a) Đường thẳng song song với mặt phẳng

- Một đường thẳng a gọi là song song với một mặt phẳng (P) nếu đường thẳng đó không nằm trong mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng d nằm trong mặt phẳng.

Kí hiệu a // (P).

- Nhận xét. Nếu một đường thẳng song song với một mặt phẳng thì chúng không có điểm chung.

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật (tiếp) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

b) Hai mặt phẳng song song

- Nếu mặt phẳng (Q) chứa hai đường thẳng cắt nhau, cùng song song với mặt phẳng (P) thì mặt phẳng (Q) song song với mặt phẳng (P). Kí hiệu (Q)// (P).

- Nhận xét:

+ Hai mặt phẳng song song với nhau thì không có điểm chung.

+ Hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có chung một đường thẳng đi qua điểm chung đó. Ta nói hai mặt phẳng này cắt nhau.

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật (tiếp) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

- Ví dụ 2. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’:

Các đường thẳng song song với mặt phẳng như:

BC// mp(A’B’C’D’) vì BC không nằm trong mp(A’B’C’D’) nhưng BC// B’C’ – nằm trong mặt phẳng (A’B’C’D’).

Hoặc AD’// (BB’C’C)…..

Các mặt phẳng song song với nhau:

Mặt phẳng (ABCD) chứa hai đường thẳng cắt nhau AB và CD, mặt phẳng (A’B’C’D’) chứa hai đường thẳng cắt nhau A’B’ và C’D’. Hơn nữa, AB// A’B’; CD // C’D’ nên mp(ABCD)// mp(A’B’C’D’).

Ngoài ra, ta còn có mp(AA’D’D) // mp(BB’C’C)….

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật (tiếp) chi tiết – Toán lớp 8 (ảnh 1)

B. Giải bài tập Toán 8 Hình hộp chữ nhật (tiếp)

C. Trắc nghiệm Hình hộp chữ nhật (tiếp) 

Như vậy VnDoc đã chia sẻ tới các bạn Lý thuyết Toán 8 Hình hộp chữ nhật (tiếp). Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức từ đó vận dụng tốt để giải bài tập Toán lớp 8 hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Ngoài Lý thuyết Toán 8 Hình hộp chữ nhật (tiếp), các bạn học sinh có thể tham khảo thêm các bài khác tại Chuyên đề Toán học 8, Giải bài tập Toán lớp 8, Trắc nghiệm Toán 8VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Toán 8

    Xem thêm