Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm: Ý nghĩa của văn chương

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 chọn lọc

Để các em học sinh nắm vững thêm kiến thức về bài Ý nghĩa của văn chương, VnDoc giới thiệu Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7: Ý nghĩa của văn chương nằm trong bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 theo bài do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đề ôn tập Văn với các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, giúp các em học sinh củng cố thêm kiến thức được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2.

Các đề thi văn trong những năm gần đây thường xuất hiện các câu hỏi trắc nghiệm, chính vì vậy các em học sinh cũng phải ôn tập phần trắc nghiệm đối với môn này. Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập phần trắc nghiệm Ngữ văn 7, VnDoc giới thiệu tới các em bộ tài liệu Trắc nghiệm Ngữ văn 7 được biên soạn theo các bài học trong SGK, giúp các em có thể ôn tập tại nhà để học tốt môn Văn hơn.

Câu 1: Tác giả của văn bản Ý nghĩa văn chương là ?

A. Phạm Văn Đồng

B. Hồ Chí Minh

C. Hoài Thanh

D. Xuân Diệu

Đáp án: C

Câu 2: Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình?

A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương

B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương

C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người

D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.

Đáp án: D

Câu 3: Tác phẩm nổi tiếng nhất của Hoài Thanh là?

A. Thi nhân Việt Nam

B. Nhân văn Việt Nam

C. Có một nền văn hóa Việt Nam

D. Nam Bộ mến yêu

Đáp án: A

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người.

B. Tình yêu lao động của con người.

C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.

Đáp án: C

Câu 5: Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình?

A. Văn chương giúp cho người gần người hơn.

B. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

C. Văn chương là loại hình giải trí của con người.

D. Văn chương dự báo những điều xảy ra trong tương lai.

Đáp án: B

Câu 6: Văn bản ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào?

A. Bình luận về các vấn đề văn chương nói chung.

B. Phê bình, bình luận về một hiện tương văn học cụ thể.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án: A

Câu 7: Từ ‘‘cốt yếu’’ (trong câu ‘‘Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài’’) được Hoài Thanh dùng với ý nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương?

A. Tất cả.

B. Một phần.

C. Đa số.

D. Cái chính, cái quan trọng nhất.

Đáp án: D

Câu 8: Theo em, quan niệm về văn chương sau đây có thể bổ xung cho quan niệm của Hoài Thanh để có một quan niệm đầy đủ về nguồn gốc của văn chương?

A. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.

B. Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí bên ngoài con người.

C. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn biết trước tương lai của con người.

D. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn tìm hiểu quá khứ của con người.

Đáp án: A

Câu 9: Tại sao Hoài Thanh lại nói: ‘‘Văn chương sẽ là hình ảnh của cuộc sống muôn hình vạn trạng’’?

A. Vì cuộc sống trong văn chương chân thật hơn bất kì một loại hình nghệ thuật nào.

B. Vì nhiệm vụ của văn chương là phải ghi chép lại tất cả những gì ông ta nhìn thấy ngoài cuộc đời.

C. Vì văn chương có nhiệm vụ phản ánh phong phú và đa dạng của con người và xã hội.

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án: C

Câu 10: Vì sao Hoài Thanhn lại nói: ‘‘Văn chương còn sáng tạo ra sự sống’’?

A. Vì cuộc sống trong văn chương hoàn toàn khác với ngoài đời.

B. Vì văn chương có thể dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống chưa có hoặc cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành sự thật trong tương lai.

C. Vì cuộc sống được nhà văn tạo ra trong văn chương luôn luôn đẹp hơn ngoài cuộc đời.

D. Vì văn chương làm cho con người muốn thoát li với cuộc sống.

Đáp án: B

Câu 11: Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương của Hoài Thanh?

A. Văn chương giúp cho con người hăng say lao động hơn.

B. Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm và lòng vị tha.

C. Văn chương gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

D. Văn chương giúp cho con người biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên.

Đáp án: A

Câu 12: Tại sao nói ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương?

A. Vì dẫn chứng trong bài viết là các tác phẩm văn chương.

B. Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương.

C. Vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương.

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án: C

Câu 13: Theo em, đặc trưng nào sau đây không phải là đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài viết ‘‘ý nghĩa văn chương’’?

A. Sử dụng luận cứ hợp lí.

B. Văn viết có cảm xúc.

C. Văn phong giàu hình ảnh.

D. Sử dụng phép tương phản.

Đáp án: D

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Trắc nghiệm: Ý nghĩa của văn chương. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Ngữ văn 7

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng