Lý thuyết Phép chia hết và phép chia có dư
Lý thuyết Phép chia hết và phép chia có dư - Toán lớp 3
Lý thuyết Phép chia hết và phép chia có dư - Toán lớp 3 bao gồm chi tiết các dạng Toán sử dụng phép chia hết và phép chia có dư kèm theo cách giải chi tiết dành cho các em học sinh tham khảo, rèn luyện kỹ năng giải Toán 3. Mời các em học sinh cùng luyện tập.
Lý thuyết Toán lớp 3: Phép chia hết và phép chia có dư
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
- Phép chia hết và phép chia có dư:
Phép chia hết: Là phép chia có số dư bằng 0.
Phép chia có dư: Là phép chia có số dư khác 0.
- Số dư bé hơn số chia.
- Vận dụng phép chia hết và phép chia có dư vào giải toán.
Ví dụ:
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Kiểm tra phép chia đó là phép chia hết hay phép chia có dư
Bước 1: Đặt tính phép chia theo hàng dọc.
Bước 2: Thực hiện phép chia
Bước 3: Kiểm tra số dư của phép chia, nếu số dư bằng 0 thì đó là phép chia hết; nếu số dư khác 0 thì đó là phép chia có dư.
Ví dụ: 64 : 2 là phép chia hết hay phép chia có dư?
Giải:
Ta thấy phép chia có số dư bằng 0 nên 64 : 2 là một phép chia hết.
Dạng 2: Toán đố
Bước 1: Đọc và phân tích đề, xác định các số đã cho và yêu cầu của bài toán.
Bước 2: Muốn tìm giá trị của một nhóm trong các nhóm bằng nhau thì ta thường sử dụng phép tính chia.
- Vận dụng tính chất của phép chia hết và phép chia có dư để trả lời các câu hỏi của bài toán.
Bước 3: Trình bày lời giải của bài toán.
Ví dụ: Một đoàn có 30 người đi du lịch, nếu mỗi xe chỉ chở được 4 người thì đoàn đó cần bao nhiêu xe như vậy?
Phương pháp giải:
- Để tìm được số xe để chở hết đoàn người đó thì ta cần kiểm tra 30 gồm bao nhiêu nhóm 4 bằng cách dùng phép tính chia.
- Nếu phép chia có dư thì để đủ xe cho cả đoàn ta cần dùng thêm một xe nữa.
Cách giải:
Ta có: 30 : 4 = 7 (dư 2)
Vậy để chở được 30 người thì cần số xe là:
7 + 1 = 8 (xe)
Đáp số: 8 xe.
Dạng 3: Các tính chất của phép chia có dư.
Trong một phép chia có dư thì:
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- Số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất là số kém số chia một đơn vị.
III. VẬN DỤNG
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 24 : 2
b) 34 : 3
c) 55 : 5
d) 61 : 6
Bài 3: Một sợi dây dài 7dm 5cm, người ta đem cắt sợi dây đó thành 2 phần bằng nhau và còn thừa 1 cm. Hỏi độ dài mỗi đoạn dây là bao nhiêu?
Bài 3: Một cuộn vải dài 63m. Người ta may một số chiếc áo, mỗi chiếc áo dùng 2m vải. Hỏi người ta may được bao nhiêu chiếc áo và còn thừa bao nhiêu mét vải?
Đáp án:
Bài 1:
a) 24 : 2 = 12
b) 34 : 3 = 11 (dư 1)
c) 55 : 5 = 11
d) 61 : 6 = 10 (dư 1)
Bài 2:
Đổi 7dm 5 cm = 75 cm
2 phần dài số xăng-ti-mét là:
75 – 4 = 74 (cm)
Mỗi đoạn dây dài là:
74 : 2 = 37 (cm)
Đáp số: 37 cm
Bài 3:
May được số chiếc áo là:
63 : 2 = 31 (chiếc áo) dư 1m vải.
Đáp số: 31 chiếc áo và dư 1 m vải