Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Toán lớp 3: Ôn tập các bảng nhân

Lý thuyết Ôn tập các bảng nhân

Lý thuyết Ôn tập các bảng nhân - Toán lớp 3 bao gồm chi tiết các dạng Toán sử dụng các phép tính kèm theo cách giải chi tiết dành cho các em học sinh lớp 3 tham khảo, rèn luyện kỹ năng giải Toán 3. Mời các em học sinh cùng luyện tập.

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Khái niệm phép nhân: Phép cộng hai hoặc nhiều số giống nhau thì em có thể viết dưới dạng phép nhân.

Ví dụ: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 5 = 10

Các bảng nhân đã học ở lớp 2

Ôn tập bảng nhân

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1. Tính

Phương pháp giải:

Nhẩm nhanh giá trị của phép nhân bất kì, có thể nhẩm đếm cách các số.

Ví dụ: Tính nhẩm 2 x 4

Giải:

Em nhẩm 2 x 4 = 8 hoặc đếm cách 2 bốn lần: 2 + 2 + 2 + 2 = 8

Dạng 2: Tính giá trị biểu thức có chứa 2 hoặc nhiều phép toán.

+ Trong biểu thức có chứa phép nhân và phép cộng hoặc phép nhân và phép trừ, ta thực hiện phép nhân trước rồi thực hiện phép cộng hoặc phép trừ sau.

+ Trong biểu thức có chứa hai phép nhân, ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.

Ôn tập bảng nhân

Dạng 3: Toán đố

Bước 1: Đọc và phân tích đề

Đề bài cho giá trị của mỗi nhóm hoặc một nhóm và yêu cầu tìm số lượng của một vài nhóm khác.

Bước 2: Tìm cách giải cho bài toán

Em thường dùng phép nhân để tìm giá trị của nhiều nhóm giống nhau

Bước 3: Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Mỗi bạn học sinh được thưởng 3 quyển vở thì 5 bạn học sinh được thưởng bao nhiêu quyển vở ?

Giải:

Năm bạn học sinh được thưởng số quyển vở là:

3 x 5 = 15 (quyển vở)

Đáp số: 15 quyển vở

Dạng 4: Độ dài đường gấp khúc, chu vi của các hình tam giác đều hoặc hình vuông.

Đối với tính độ dài đường gấp khúc có các đoạn bằng nhau hoặc cần tính chu vi của các hình có cạnh bằng nhau, thay vì việc cộng ba hay nhiều số giống nhau, ta có thể chuyển thành phép nhân để thực hiện nhanh hơn.

Phương pháp giải:

Bước 1: Nhận biết dạng toán

Tìm các đoạn thẳng có độ dài bằng nhau, đếm số đoạn đó.

Bước 2: Chuyển thành phép nhân và tính giá trị.

Bước 3: Cộng thêm độ dài các đoạn khác (nếu có) và kết luận.

Ví dụ: Tìm chu vi hình tam giác ABC.

Giải:

Chu vi của hình tam giác ABC là:

3 x 3 = 9 cm

Đáp số: 9cm

Dạng 5: Tìm số chưa biết trong phép nhân hoặc chia.

Phương pháp giải:

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.

Dạng 6: So sánh hai vế có phép nhân

Phương pháp giải:

Bước 1: Tính giá trị của mỗi vế.

Bước 2: So sánh hai giá trị đó.

Bài Tập Toán lớp 3

Ngoài bài Lý thuyết Toán lớp 3: Ôn tập các bảng nhân, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Toán 3

    Xem thêm