Lý thuyết Toán lớp 3: Bảng chia 8

Lý thuyết Bảng chia 8

Lý thuyết Bảng chia 8 - Toán lớp 3 bao gồm chi tiết các dạng Toán sử dụng các phép tính kèm theo cách giải chi tiết dành cho các em học sinh lớp 3 tham khảo, rèn luyện kỹ năng giải Toán 3. Mời các em học sinh cùng luyện tập.

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Bảng chia 8 và phép chia trong phạm vi 8

Xuất phát từ phép nhân 8, ta có thể nhẩm được giá trị của phép chia 8:

Lý thuyết Bảng chia 8

- Tìm được giá trị 1/8 của một số hoặc một hình đơn giản:

+) Chia số ban đầu cho 8

+) Chia hình đã cho thành 8 phần bằng nhau và tô màu một phần.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Tính nhẩm

Dựa vào bảng nhân và chia 8 đã học, nhẩm tính các kết quả của phép nhân, chia trong phạm vi 8

Ví dụ: 56 : 8

Giải:

Nhẩm 8 x 7 = 56 nên 56 : 8 = 7

Dạng 2: Toán đố

Bước 1: Đọc và phân tích đề bài, cho giá trị của một số nhóm bằng nhau, yêu cầu tìm giá trị của “mỗi”hoặc “một” nhóm.

Bước 2: Muốn tìm giá trị của một nhóm, ta lấy giá trị của các nhóm chia cho số nhóm.

Bước 3: Trình bày lời giải.

Bước 4: Kiểm tra cách trình bày và kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Một sợi dây dài 32 cm được cắt thành 8 đoạn bằng nhau. Mỗi đoạn dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?

- Phân tích đề và tìm cách giải:

Muốn tìm độ dài một đoạn thẳng thì ta lấy độ dài của cả sợi dây đem chia cho 8

Giải:

Mỗi đoạn dây dài số xăng-ti-mét là:

32:8 = 4 cm

Đáp số: 4 cm

Dạng 3: Giá trị 1/8

Muốn tìm 1/8 của một số, ta cần chia số đó cho 8.

Muốn tìm 1/8 của một hình thì cần chia hình đó thành 8 phần bằng nhau và tô một phần.

Dạng 4: Tính giá trị biểu thức

Muốn tính giá trị của biểu thức, ta cần ghi nhớ quy tắc chung:

+ Biểu thức có chứa nhân/chia và cộng trừ thì cần làm phép toán nhân/chia trước, sau đó đến các phép toán cộng/trừ.

+ Biểu thức chỉ có chứa phép nhân và phép chia thì ta thực hiện các phép toán theo thứ tự từ trái sang phải.

Dạng 5: Tìm x

Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Ví dụ: Tìm x, biết:

X x 8 = 64

Giải:

x là thừa số trong phép nhân.

Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

X x 8 = 64

X = 64 :8

X = 8

Dạng 6: So sánh

Bước 1: Tính giá trị các biểu thức, phép tính.

Bước 2: So sánh và dùng dấu >; < hoặc = thích hợp.

Ví dụ: Phép toán có giá trị bé nhất là:

A.32:8 B. 48:8 C. 80:8

Giải:

Tính giá trị của các phép toán:

32:8 = 4; 48:8 = 6; 80:8 = 10

Vì (10 > 6 > 4) nên phép toán có giá trị nhỏ nhất là (32:8)

Dạng 7. Số dư của phép chia

- Thực hiện phép chia và tìm số dư.

- Trong phép chia, số dư bé nhất là 1 và số dư lớn nhất là số kém số chia một đơn vị.

Bài Tập Toán lớp 3 về Bảng chia 8

Ngoài bài Lý thuyết Toán lớp 3: Bảng chia 8, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Đánh giá bài viết
6 346
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Toán 3

    Xem thêm