Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông. Nhận biết và vẽ góc vuông bằng Ê ke
Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông. Nhận biết và vẽ góc vuông bằng Ê ke - Toán lớp 3
Lý thuyết Góc vuông, góc không vuông. Nhận biết và vẽ góc vuông bằng Ê ke - Toán lớp 3 bao gồm chi tiết các dạng Toán sử dụng hình vẽ kèm theo cách giải chi tiết dành cho các em học sinh tham khảo, rèn luyện kỹ năng giải Toán 3. Mời các em học sinh cùng luyện tập.
Lý thuyết Toán lớp 3: Góc vuông, góc không vuông. Nhận biết và vẽ góc vuông bằng Ê ke
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Làm quen với góc.
Hai kim đồng hồ của hình bên tạo thành một góc.
2. Góc vuông, góc không vuông.
3. Ê-ke
- Cái ê ke:
- Có thể dùng ê ke kiểm tra góc vuông hoặc vẽ góc vuông:
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Xác định hình đã cho có phải là góc vuông hay không?
Để kiểm tra một góc có vuông hay không, ta sử dụng ê-ke:
Bước 1: Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với một cạnh của góc đã cho
Bước 2: Cạnh góc vuông còn lại của ê ke trùng với cạnh còn lại của góc đã cho thì góc đó là góc vuông; nếu không trùng thì góc đó là góc không vuông.
Dạng 2: Nêu tên đỉnh hoặc cạnh của góc.
- Đỉnh của góc: Là giao điểm B của hai đoạn thẳng BG, BH.
- Cạnh của góc: Là hai đoạn thẳng BG, BH.
Dạng 3: Đếm số góc vuông trong hình cho trước.
Bước 1: Dùng ê ke kiểm tra góc có trong hình, đánh dấu vào các góc vuông.
Bước 2: Đếm số lượng các góc vuông vừa tìm được.
Ví dụ: Hình bên có bao nhiêu góc vuông?
Giải:
Hình bên có 2 góc vuông là: góc vuông đỉnh L; cạnh KL, LM và góc vuông đỉnh M; cạnh MN, ML.