Giải Toán lớp 3 trang 42: Góc vuông, góc không vuông
Giải Toán lớp 3 trang 42: Góc vuông, góc không vuông giúp các em có thể hiểu được khái niệm về góc vuông, góc không vuông, cách dùng eke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản lớp 3. Với các bài tập phần Giải Toán lớp 3 trang 42 đơn giản này sẽ giúp các em tự giải trước và đối chiếu kết quả bài làm của mình với phần nội dung và kiểm tra đáp án cho chính xác nhất.
>> Bài trước: Giải Toán lớp 3 trang 39, 40 bài Tìm số chia - Luyện tập tìm số chia
Giải Toán lớp 3 trang 42 tập 1
Bài 1 Toán lớp 3 trang 42
(Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK)
a) Dùng eke để nhận biết góc vuông của hình bên rồi đánh dấu góc vuông (theo mẫu)
b) Dùng eke để vẽ:
Góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB, (theo mẫu)
Góc vuông đỉnh M, cạnh MC, MD (cắt hình)
Phương pháp giải:
a) Đặt đỉnh góc vuông của ê ke vào các đỉnh của góc trong hình đã cho, nếu hai cạnh của góc vuông của thước trùng với hai cạnh của góc đang đo thì đó là góc vuông.
b) Đánh dấu một điểm, gọi là đỉnh của góc.
Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm vừa đánh dấu, vẽ hai cạnh theo hai cạnh góc vuông của thước.
Lời giải chi tiết:
a) Dùng eke để kiểm tra góc vuông, sau đó đánh dấu góc vuông như sau:
b)
Chấm điểm M, đặt đỉnh góc vuông trùng với đỉnh M, vẽ cạnh MC, MD theo cạnh của eke.
>> Xem lời giải chi tiết: Toán lớp 3 trang 42 bài 1
Bài 2 Toán lớp 3 trang 42
(Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK)
Trong các hình dưới đây:
a) Nêu tên đỉnh và cạnh góc vuông
b) Nêu tên đỉnh và cạnh các góc không vuông.
Phương pháp giải:
- Dùng ê ke kiểm tra góc đã cho là góc vuông hay góc không vuông.
- Đọc tên đỉnh và hai cạnh của mỗi góc.
Lời giải chi tiết:
Dùng eke kiểm tra, ta có:
Các góc vuông là:
+ Góc đỉnh A, cạnh AE, AD
+ Góc đỉnh D, cạnh DM, DN
+ Góc đỉnh G, cạnh GX, GY
Các góc không vuông là:
+ Góc đỉnh B, cạnh BH, BG
+ Góc đỉnh C, cạnh CK, CI
+ Góc đỉnh E, cạnh EP, EQ.
Hình minh họa:
>> Xem lời giải chi tiết: Toán lớp 3 trang 42 bài 2
Bài 3 Toán lớp 3 trang 42
(Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK)
Trong hình tứ giác MNPQ, góc nào là góc vuông? Góc nào là góc không vuông?
Phương pháp giải:
Lần lượt đặt đỉnh góc vuông của ê ke vào bốn đỉnh M, N, P, Q của tứ giác, một cạnh góc vuông của thước trùng với cạnh của góc rồi kiểm tra các góc đó là góc vuông hay không vuông.
- Góc vuông: Cạnh góc vuông còn lại của thước trùng với cạnh còn lại của góc.
- Góc không vuông: Cạnh góc vuông còn lại của thước không trùng với cạnh còn lại của góc.
Lời giải chi tiết:
Dùng eke kiểm tra ta có:
Góc vuông là:
+ Góc đỉnh M, cạnh MN, MQ.
+ Góc đỉnh Q, cạnh QP, QM.
Các góc không vuông là:
+ Góc đỉnh N, cạnh NM, NP.
+ Góc đỉnh P, cạnh PQ, PN.
>> Xem lời giải chi tiết: Toán lớp 3 trang 42 bài 3
Bài 4 Toán lớp 3 trang 42
(Hướng dẫn giải bài tập số 4 SGK)
Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số góc vuông trong hình bên là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Phương pháp giải:
Dùng ê-ke kiểm tra các góc của hình đã cho, đếm số lượng góc vuông rồi điền vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Khoanh tròn vào D: D. 4.
>> Xem lời giải chi tiết: Toán lớp 3 trang 42 bài 4
..............
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 44 SGK Toán 3: Đề-ca-mét. Héc-tô-mét
Giải bài tập Toán lớp 3 được VnDoc.com sưu tầm và biên tập lại, bao gồm các dạng bài với các công thức, phương pháp giải hay nhất và cùng với nội dung tóm tắt các ví dụ liên quan tới môn Toán. Các bậc phụ huynh nên dành thời gian ra để giúp con làm bài tập hay học tại nhà. Mỗi ngày làm một phép tính đơn giản sử dụng các đồ vật, lặp lại nhiều lần, điều này sẽ giúp các em nhớ lâu mà thích thú học hơn.
Bài tập về Góc vuông, góc không vuông