Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 6 bài 18: Biến dạng của thân

Tóm tắt lý thuyết Biến dạng của thân

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 18 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt!

BÀI 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN

Thân cũng có những biến dạng giống như rễ

A. Lý thuyết Sinh học 6 bài 18

1. Một số kiểu biến dạng của thân

- Một số ví dụ về các loại biến dạng của thân

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 18

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 18

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 18

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 18

- Có 3 kiểu biến dạng của thân

+ Thân củ: thân phình to, dự trữ chất dinh dưỡng: củ khoai tây, su hào, củ năng, củ dền

+ Thân rễ: thân phình to, hình dạng giống rễ, dự trữ chất dinh dưỡng: củ dong ta, củ gừng, nghệ, giềng

+ Thân mọng nước: thân mọng nước, dự trữ nước: cây xương rồng, cành giao, sen đá, thanh long, nha đam

→ Thân củ và thân rễ thường được thu hoạch trước khi cây ra hoa, tạo quả để tránh làm mất chất dinh dưỡng của thân củ hoặc thân rễ

2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng

STT

Tên mẫu vật

Đặc điểm của thân biến dạng

Chức năng đối với cây

Tên thân biến dạng

1

Củ su hào

Thân củ nằm trên mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân củ

2

Củ khoai tây

Thân củ nằm dưới mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân củ

3

Củ gừng

Thân rễ nằm dưới mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân rễ

4

Củ dong ta

Thân rễ nằm dưới mặt đất

Dự trữ chất dinh dưỡng

Thân rễ

5

Xương rồng

Thân mọng nước nằm trên mặt đất

Dự trữ nước và quang hợp

Thân mọng nước

B. Bài tập sinh học 6 và hướng dẫn giải

Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa các cây củ dong ta, khoai tây, su hào là gì ?

Hướng dẫn trả lời:

* Giống nhau:

Đều là những loại thân biến dạng và đều chứa chất dự trữ cho cây

* Khác nhau:

- Củ dong ta là dạng thân rễ nằm ở dưới mặt đất

- Củ khoai tây là dạng thân củ nằm dưới mặt đất

- Củ su hào là dạng thân củ nằm ở trên mặt đất

Câu 2: Kể tên một số loại thân biến dạng? Chức năng của chúng đối với cây?

Hướng dẫn trả lời:

- Thân củ: chứa chất dự trữ. Ví dụ: củ su hào, củ khoai tây,..

- Thân rễ: chứa chất dự trữ: Ví dụ: cây gừng, cây dong ta,..

- Thân mọng nước: dự trữ nước. Ví dụ: cây xương rồng, cành giao,...

Câu 3: Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô cạn?

Hướng dẫn trả lời:

Cây xương rồng có những đặc điểm thích nghi với môi trường sống khô hạn:

+ Thân mọng nước: dự trữ nước

+ Thân có diệp lục có mầu xanh, làm nhiệm vụ quang hợp thay lá

+ Lá tiêu biến thành gai hạn chế sự mất nước qua sự thoát hơi nước của lá

C. Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 18

Câu 1. Cây nào dưới đây có thân rễ?

A. Tre

B. Khoai tây

C. Cà chua

D. Bưởi

Câu 2. Cây nào dưới đây không có thân củ?

A. Cây chuối

B. Cây củ đậu

C. Cây su hào

D. Cây khoai tây

Câu 3. Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại?

A. Cỏ tranh

B. Khoai tây

C. Sen

D. Nghệ

Câu 4. Dạng thân mọng nước được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây?

A. Lá lốt

B. Cau

C. Lê gai

D. Vạn niên thanh

Câu 5. Dựa vào vị trí của củ so với mặt đất, em hãy cho biết cây nào dưới đây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?

A. Su hào

B. Khoai tây

C. Chuối

D. Súng

Câu 6. Vỏ của củ nào dưới đây sẽ chuyển sang màu xanh lục khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời?

A. Khoai lang

B. Khoai tây

C. Sắn

D. Cà rốt

Câu 7. Những cây có thân mọng nước thường sống ở

A. Vùng hàn đới.

B. Vùng ôn đới.

C. Nơi khô hạn.

D. Nơi ẩm thấp.

Câu 8. Các cây cỏ dại rất khó để triệt tận gốc, nguyên nhân chủ yếu là vì chúng thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng

A. Thân củ.

B. Thân rễ.

C. Rễ củ.

D. Lá.

Câu 9. Củ của cây nào dưới đây thực chất là do thân biến đổi thành?

A. Tỏi

B. Lạc

C. Sắn

D. Chuối

Câu 10. Cây nào dưới đây ngoài thân ngầm còn có thân trên mặt đất?

A. Tre

B. Khoai tây

C. Gừng

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 11: Cây gừng, cây dong ta là loại thân nào sau đây?

A. Thân mọng nước

B. Thân củ

C. Thân rễ

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 12: Cây xương rồng, cành giao là loại thân nào sau đây?

A. Thân củ

B. Thân rễ

C. Thân mọng nước

D. Tất cả đều sai

Câu 13: Ý nào đúng khi nói về sự giống và khác nhau giữa củ khoai tây và củ khoai lang?

A. Củ khoai lang và củ khoai tây đều là rễ củ

B. Củ khoai tây là thân củ, củ khoai lang là rễ củ

C. Củ khoai lang và củ khoai tây đều là thân củ

D. Củ khoai tây là rễ củ, củ khoai lang là thân củ

Câu 14: Trong các loại cây sau đây, cây nào có thân biến dạng thành thân rễ?

A. Cây gừng, cây nghệ

B. Cây su hào, cây cà rốt

C. Cây khoai tây, cây nghệ

D. Cây xương rồng, dong ta

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải của cây mọng nước?

A. Trữ nước trong lá, thân và rễ

B. Không có khả năng trữ nước trong cơ thể

C. Cây có khả năng trữ nhiều nước

D. Thích nghi với khí hậu và đất đai khô hạn

Câu 16: Đặc điểm của thân củ

A. Trong thực vật học là một loại rễ bên đã biến đổi, phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng. Vì thế, về nguồn gốc nó khác với thân củ nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ.

B. Gồm 2 loại: nằm trên mặt đất và nằm dưới mặt đất; chứa dự trữ chất hữu cơ để cây dùng khi mọc chồi, ra hoa, tạo quả.

C. Là những loài thực vật có một số thành phần dày và nhiều thịt hơn bình thường, thường để giữ nước khi sinh trưởng ở nơi điều kiện đất hay khí hậu khô cằn

D. Tất cả đều đúng

Câu 17: Đặc điểm của thân rễ

A. Gồm 2 loại: nằm trên mặt đất và nằm dưới mặt đất; chứa dự trữ chất hữu cơ để cây dùng khi mọc chồi, ra hoa, tạo quả.

B. Là những loài thực vật có một số thành phần dày và nhiều thịt hơn bình thường, thường để giữ nước khi sinh trưởng ở nơi điều kiện đất hay khí hậu khô cằn

C. Trong thực vật học là một loại rễ bên đã biến đổi, phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng. Vì thế, về nguồn gốc nó khác với thân củ nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ.

D. Tất cả đều đúng

Câu 18: Ngoài khả năng trữ nước, cây mọng nước không có các đặc điểm sau?

A. Bề mặt có lông hay gai nhằm tạo môi trường ẩm bao quanh bề mặt cây và cũng giúp giảm bớt tốc độ của luồng không khí quanh bề mặt. Điền này giúp giữ ẩm cho cây và giúp hạn chế thoát hơi nước.

B. Không có hoặc ít lá hoặc lá có dạng hình cầu.Lá có ít khí khổng. Khí khổng là lổ nhỏ li ti trên lá và thân giúp cây trao đổi chất qua môi trường không khí. Ít khí khổng giúp cây ít bị thoát hơi nước qua lá và thân.

C. Rễ mọc cạn sát bề mặt đất. Điều này giúp cây có thể hấp thu nước dù chỉ với một lương nước tưới nhỏ phun sương trên đất hay thậm chí là sương sớm đọng trên mặt đất.

D. Quang hợp theo kiểu CAM. Các lỗ nhỏ trên lá (gọi là khí khổng) chỉ mở ra vào ban ngày để giảm thoát nước qua là. Thân là nơi quang hợp chính thay vì lá. Tăng trưởng chậm.

Đáp án

Câu 1 - ACâu 2 - BCâu 3 - BCâu 4- CCâu 5 - ACâu 6 - BCâu 7- CCâu 8 - BCâu 9 - D
Câu 10-DCâu 11- CCâu 12-CCâu 13- BCâu 14- ACâu 15- BCâu 16- BCâu 17-DCâu 18-C

---------------------------------

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Lý thuyết Sinh học 6 bài 18: Biến dạng của thân ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
25 3.745
Sắp xếp theo

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm