Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Sinh học 6 bài 25: Biến dạng của lá

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 25 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học môn Sinh học 6, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt!

A. Tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 25

1. Có những loại lá biến dạng nào?

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 25

Hình 1: Lá biến thành gai

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 25

Hình 2: Lá có tua cuốn hoặc tay móc

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 25

Hình 3: Lá vảy

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 25

Hình 4: Bẹ lá phình to

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 25

Hình 5: Lá bắt mồi

2. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?

Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 25

B. Bài tập minh họa Sinh học lớp 6 bài 25

Bài 1: Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Vì sao lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai?

Hướng dẫn:

Sự biến dạng của lá có ý nghĩa thích nghi với chức năng khác nhau trong những điều kiện sống và hoàn cảnh khác nhau. Một số loại xương rồng sống ở những nơi khô hạn thiếu nước, lá của chúng biến thành gai có tác dụng giảm bớt sự thoát hơi nước, giúp cây có thẻ thích nghi và tồn tại được trong điều kiện khô hạn đó.

Bài 2: Lá cây xương rồng biến thành gai để

A. Giảm sự thoát hơi nước.

B. Làm chức năng dự trữ.

C. Quang hợp tốt hơn.

D. Tất cả đều sai.

Bài 3: Một số loài cây có tua cuốn nhằm

A. Hút chất dinh dưỡng của loài cây khác.

B. Để cây bám và leo lên cao.

C. Giúp cây có nhiều trái.

D. Hút nước và muối khoáng từ môi trường.

C. Trắc nghiệm Sinh học 6 bài 25

Câu 1: Lá cây xương rồng biến thành gai để

A. Giảm sự thoát hơi nước.

B. Làm chức năng dự trữ.

C. Quang hợp tốt hơn.

D. Tất cả đều sai.

Câu 2: Một số loài cây có tua cuốn nhằm

A. Hút chất dinh dưỡng của loài cây khác.

B. Để cây bám và leo lên cao.

C. Giúp cây có nhiều trái.

D. Hút nước và muối khoáng từ môi  trường.

Câu 3: Cây nắp ấm được gọi là loài cây ăn thịt vì

A. Chúng tiết dịch tiêu hóa các loài sâu bọ khi lọt vào thành bình.

B. Chúng ăn thịt người.

C. Chúng ăn thịt tất cả các loài động vật.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Cây hành bẹ lá biến thành củ phình to nhằm

A. Chứa chất dự trữ.

B. Quang hợp tốt hơn.

C. Giúp cây tự vệ.

D. Tất cả đều đúng. 

Câu 5: Lá vảy có chức năng

A. Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ.

B. Che chở, bảo vệ cho chồi mầm.

C. Bảo vệ cho rễ mầm.

D. Bảo vệ cho thân mầm.

Câu 6: Cây nào dưới đây có dạng lá bắt mồi?

A. Nắp ấm

B. Cà chua

C. Rong đuôi chó

D. Rau dền

Câu 7:  Lá vảy được tìm thấy ở loại củ nào dưới đây?

A. Lạc

B. Dong ta

C. Khoai tây

D. Khoai lang

Câu 8: Hiện tượng lá biến đổi thành gai ở cây xương rồng có ý nghĩa gì?

A. Giúp đào thải muối dư thừa qua gai ra ngoài cơ thể

B. Giúp tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng

C. Giúp cây tự vệ, chống lại kẻ thù gây hại

D. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn

Câu 9: Củ nào dưới đây thực chất được tạo thành do sự phình to của bẹ lá?

A. Củ đậu

B. Củ hành

C. Củ su hào 

D. Củ chuối

Câu 10: Lá vảy của củ hoàng tinh có màu

A. Hồng phấn

B. Tím than

C. Trắng ngà

D. Vàng nâu

Câu 11: Gai là bộ phận

A. Gặp ở những cây mọc nơi khô hạn, do lá biến đổi thành, có tác dụng giảm sự thoát hơi nước; thân chứa diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp

B. Gặp ở các thân rễ nằm trong đất, có nhiệm vụ che chở cho thân và các chồi của thân

C. Lá biến đổi thành những bộ phận bẫy, bắt sâu bọ nhờ các dịch hấp dẫn và tiêu hóa sâu bọ

D. Do lá ngọn biến đổi giúp cây bám vào giàn leo lên cao

Câu 12: Tay móc, tua cuốn là bộ phận

A. Lá biến đổi thành những bộ phận bẫy, bắt sâu bọ nhờ các dịch hấp dẫn và tiêu hóa sâu bọ

B. Gặp ở những cây mọc nơi khô hạn, do lá biến đổi thành, có tác dụng giảm sự thoát hơi nước; thân chứa diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp

C. Do lá ngọn biến đổi giúp cây bám vào giàn leo lên cao

D. Gặp ở các thân rễ nằm trong đất, có nhiệm vụ che chở cho thân và các chồi của thân

Câu 13. Ở đậu Hà Lan tồn tại loại lá biến dạng nào?

A. Lá biến thành gai

B. Lá biến thành tay móc

C. Lá biến thành tua cuốn

D. Lá phình to chứa chất dự trữ

Câu 14. Nhóm nào dưới đây gồm những cây có lá biến dạng?

A. Mây, mướp, hành tây, bèo đất

B. Gừng, cam, chuối, hồng xiêm

C. Mướp đắng, su su, diếp cá, húng chanh

D. Tía tô, roi, ổi, sim

Câu 15. Cây nào dưới đây có lá vảy?

A. Cà rốt

B. Khoai lang

C. Riềng

D. Sắn

Câu 16. Tay móc ở cây mây có vai trò chính là gì?

A. Là nơi thải các chất dư thừa ra khỏi cây

B. Giúp cây bắt mồi

C. Giúp cây bám vào giá thể để leo lên cao

D. Là nơi dự trữ chất dinh dưỡng

Câu 17. Cây nào dưới đây có lá biến dạng tương tự như cây xương rồng?

A. Vừng

B. Lê gai

C. Gọng vó

D. Hành hoa

>>> Tài liệu tham khảo thêm:

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các em nội dung kiến thức Lý thuyết Sinh học lớp 6 bài 25. Để học tốt môn Sinh học 6, mời các em cùng tham khảo thêm giải bài tập Sinh học 6, giải vở bài tập Sinh học 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6.

Đánh giá bài viết
21 2.778
Sắp xếp theo

    Môn Sinh học lớp 6

    Xem thêm