Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 23: Cơ cấu dân số

Giải Tập bản đồ Địa lí 10

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 23: Cơ cấu dân số với các bài tập bản đồ được giải chi tiết cùng cách trình bày khoa học hỗ trợ quá trình dạy và học môn Địa lý lớp 10.

Câu 1: Dựa vào hình 23.1 ban chuẩn hoặc hình 13.1 ban nâng cao, em hãy nhận xét theo dàn ý sau:

* Hình dạng của mỗi kiểu tháp dân số

* Mỗi kiểu tháp dân số đặc trưng cho nhóm nước nào

* Tương quan giữa các nhóm tuổi 1 – 14 (dưới độ tuổi lao động), 15 – 59 (trong độ tuổi lao động) và từ 60 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động)

Trả lời:

* Hình dạng của mỗi kiểu tháp dân số:

- Tháp 1 (kiểu mở rộng): Đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, sườn thoải.

- Tháp 2 (kiểu thu hẹp): Thân tháp phình to ở giữa, thu hẹp về 2 phía đáy và đỉnh tháp, sườn dốc.

- Tháp 3 (kiểu ổn định): Hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

* Mỗi kiểu tháp dân số đặc trưng cho nhóm nước:

- Tháp 1: Nhóm nước kém phát triển

- Tháp 2: Nhóm nước đang phát triển

- Tháp 3: Nhóm nước phát triển

* Tương quan giữa các nhóm tuổi 1 – 14 (dưới độ tuổi lao động), 15 – 59 (trong độ tuổi lao động) và từ 60 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động)

- Tháp 1:

+ Nhóm tuổi 1 – 14 (dưới độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ cao.

+ Nhóm tuổi 15 – 59 (trong độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ trung bình

+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ thấp

- Tháp 2:

+ Nhóm tuổi 1 – 14 (dưới độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ trung bình

+ Nhóm tuổi 15 – 59 (trong độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ cao

+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ tương đối cao.

- Tháp 3:

+ Nhóm tuổi 1 – 14 (dưới độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ thấp

+ Nhóm tuổi 15 – 59 (trong độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ trung bình.

+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động): chiếm tỉ lệ cao

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy phân tích đặc trưng, những thuận lợi, khó khăn của dân số già và dân số trẻ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời:

Phân tích đặc trưng, những thuận lợi, khó khăn của dân số già và dân số trẻ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

* Dân số trẻ:

- Đặc trưng:

+ Nhóm tuổi 1 – 14: Có tỉ lệ khá cao, chiếm trên 35% dân số.

+ Nhóm tuổi 15 – 59: Có tỉ lệ cao, chiếm trên 55% dân số.

+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên: Có tỉ lệ thấp, chiếm dưới 10% dân số.

- Thuận lợi: Nguồn lao động trẻ, dồi dào, được bổ sung hàng năm, có khả năng học hỏi nhanh.

- Khó khăn:

+ Gây sức ép lớn lên giáo dục, y tế và môi trường

+ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn phổ biến.

+ Tỉ lệ phụ thuộc cao.

* Dân số già:

- Đặc trưng:

+ Nhóm tuổi 1 – 14: Có tỉ lệ trung bình, chiếm dưới 25% dân số.

+ Nhóm tuổi 15 – 59: Có tỉ lệ rất cao, chiếm trên 60% dân số.

+ Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên: Có tỉ lệ tương đối cao, chiếm trên 15% dân số.

- Khó khăn:

+ Thiếu hụt lao động cho các ngành kinh tế.

+ Chi phí lớn cho các phúc lợi xã hội (lương hưu, bảo hiểm xã hội, y tế...)

Câu 3: Dựa vào “Biểu đồ Kết cấu lao động theo khu vực kinh tế năm 2009 (%)”, kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết:

* Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp cao

* Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ cao

* Em hãy giải thích vì sao cơ cấu dân số lao động theo khu vực kinh tế lại có sự phân hóa như vậy.

Trả lời:

* Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp cao: Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia.

* Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ cao: Xingapo, Hoa Kì, Hàn Quốc, Nhật bản, Thụy Sỹ.

* Cơ cấu dân số lao động theo khu vực kinh tế lại có sự phân hóa như vậy vì có sự khác biệt trong trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia:

- Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ cao là những nước có nền kinh tế phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

- Những nước có tỉ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp cao là những nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải tập bản đồ Địa lí 10

    Xem thêm