Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Sinh học 12 bài 32

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Sinh học 12.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học bài: Nguồn gốc sự sống

Câu 1: Thực chất của tiến hoá tiền sinh học là

A. Hình thành các chất hữu cơ từ vô cơ

B. Hình thành axit nuclêic và prôtêin từ các chất hữu cơ

C. Hình thành mầm sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ

D. Hình thành vô cơ và hữu cơ từ các nguyên tố trên bề mặt trái đất nhờ nguồn năng lượng tự nhiên

Câu 2: Kết quả của tiến hóa tiền sinh học là

A. Hình thành tế bào sơ khai

B. Hình thành chất hữu cơ phức tạp

C. Hình thành sinh vật đa bào

D. Hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như hôm nay

Câu 3: Trong quá trình phát sinh sự sống, giai đoạn kéo dài nhất là

A. Giai đoạn tiến hóa hóa học

B. Giai đoạn tiến hóa sinh học

C. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học

D. Không có đáp án đúng

Câu 4: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phần tử hữu cơ hình thành sự sống là

A. ATP

B. Năng lượng tự nhiên

C. Năng lượng hoá học

D. Năng lượng sinh học

Câu 5: Sự xuất hiện đầu tiên trên trái đất chỉ được hình thành khi có sự xuất hiện của

A. Một cấu trúc có màng bao bọc, có khả trao đổi chất, sinh trưởng và tự nhân đôi

B. Một cấu trúc có màng bao bọc, bên trong có chứa ADN và protein

C. Một tập hợp các đại phân tử gồm ADN, protein, lipit

D. Một cấu trúc có màng bao bọc, co skhar năng trao đổi chất và sinh trưởng

Câu 6: Giai đoạn từ khu sự sống xuất hiện và phát triển cho đến ngày nay được gọi là

A. Tiến hóa hóa học

B. Tiến hóa xã hội

C. Tiến hóa sinh học

D. Tiến hóa tiền sinh học

Câu 7: Khi nói về giai đoạn tiến hóa hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các chất vô cơ kết hợp với nhau hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản rồi từ đó hình thành các chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại,…).
  2. Thực chất của tiến hóa hóa học là quá trình phức tạp hóa các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
  3. Quá trình hình thành các hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ bằng con đường hóa học.
  4. Năm 1950, Fox và cộng sự đã chứng minh được các protein nhiệt có thể tự hình thành các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 8: Có bao nhiêu nội dung sau đây là sai khi đề cập đến quá trình phát sinh và phát triển sự sống?

  1. Sự sống ban đầu xuất hiện ở nước sau đó mới lên cạn.
  2. Sự sống chỉ được lên cạn sau khi phương thức tự dưỡng xuất hiện.
  3. Sinh vật dị dưỡng có trước, sinh vật tự dưỡng xuất hiện sau.
  4. Ngày nay, sinh vật ở nước chiếm ưu thế hơn so với sinh vật ở cạn.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 9: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá

A. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học

B. Tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học

C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học

D. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học

Câu 10: Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?

A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ

B. Axit nuclêic được hình thành từ các nuclêôtit

C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ

D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa từ các chất vô cơ đơn giản hình thành nên các hợp chất hữu cơ đơn giản rồi đến các chất hữu cơ phức tạp.

B. Giai đoạn tiến hóa hóa học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học được tính từ khi bắt đầu hình thành những hợp chất hữu cơ đơn giản đến toàn bộ sinh giới như ngày nay.

C. Giai đoạn tiến hóa sinh học là giai đoạn tính từ khi xuất hiện những dạng sống đầu tiên trên Trái Đất đến toàn bộ sinh giới đa dạng, phong phú như ngày nay.

D. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tính từ những hợp chất hữu cơ đơn giản đến các sinh vật đầu tiên.

Câu 12: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn,có thể nhân đôi mà không đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì?

A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axitnuclêic

B. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin

C. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã

D. Sự xuất hiện các prôtêin và axit nuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống

Câu 13: Ngày nay, sự sống không thể được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì

A. Thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết

B. Hoạt động phân giải của vi sinh vật đối với các chất sống ngoài cơ thể.

C. Chất hữu cơ hiện nay trong thiên nhiên chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong các cơ thể sống.

D. Cả A và B.

Câu 14: Đặc điểm nào chỉ có ở vật thể sống mà không có ở giới vô cơ?

A. Có cấu tạo bởi các đại phân tử hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic

B. Trao đổi chất thông qua quá trình đồng hoá, dị hoá và có khả năng sinh sản

C. Có khả năng tự biến đổi để thích nghi với môi trường luôn thay đổi

D. Có hiện tượng tăng trưởng, cảm ứng, vận động

Câu 15: Theo Oparin thì nơi xuất hiện và phương thức dinh dưỡng của vật thể sống đầu tiên là

A. Môi trường nước + dị dưỡng

B. Môi trường nước + tự dưỡng

C. Môi trường đất + dị dưỡng

D. Môi trường đất + tự dưỡng

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?

A. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hóa học và nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.

B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại lượng nguyên thủy tạo thành các keo này có màng bao bọc, có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của CLTN

C. Quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.

D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thủy, từ chất hữu cơ phức tạp

Câu 17: Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?

A. Sinh sản và di truyền

B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào

C. Tổng hợp và phân giải các chất

D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập

Câu 18: Trong tế bào sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?

A. Điều hoà hoạt động các bào quan

B. Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật

C. Xúc tác các phản ứng sinh hoá

D. Cung cấp năng lượng cho các

Câu 19: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?

A. Kỉ Cacbon

B. Kỉ Pecmi

C. Kỉ Đêvôn

D. Kỉ Triat

Câu 20: Sự kiện đầu tiên trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh hoc hình thành nên tế bào sơ khai là

A. Hình thành lớp màng bám thấm

B. Hình thành cơ chế sao chép

C. Hình thành các enzim

D. Hình thành khả năng tích lũy thông tin di truyền

Câu 21: Trong quá trình phát sinh sự sống, giai đoạn kéo dài nhất là

A. Giai đoạn tiến hóa hóa học

B. Giai đoạn tiến hóa sinh học

C. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học

D. Không có đáp án đúng

Câu 22: Đại Trung sinh gồm các kỉ:

A. Cambri – Silua – Đêvôn.

B. Cambri – Tam điệp – Phấn trắng.

C. Tam điệp – Silua – Phấn trắng.

D. Phấn trắng – Jura – Tam điệp.

Câu 23: Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống?

A. Prôtêin-Prôtêin

B. Prôtêin-axit nuclêic

C. Prôtêin-saccarit

D. Prôtêin-saccarit-axit nuclêic

Câu 24: Khi nói về đại Tân sinh, có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng?

  1. Cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.
  2. Được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ Đệ tứ.
  3. Phân hóa các lớp Chim, Thú, Côn trùng.
  4. Ở kỉ Đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 25: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là

A. Đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

B. Đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.

C. Đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

D. Đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.

------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 32: Nguồn gốc sự sống . Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Lý thuyết Sinh học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Sinh học 12

    Xem thêm