Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Sử 12 bài 13

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 12.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 bài: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Câu 1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời điểm nào?

A. 2/1925. B. 6/1925. C. 8/ 1925. D. 6/1926.

Đáp án: B

Câu 2. Phong trào "Vô sản hoá" do tổ chức nào phát động?

A. Việt Nam Cách mạng đảng.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Việt Nam Quốc dân đảng.

D. Tân Việt Cách mạng đảng.

Đáp án: B

Câu 3. Tài liệu trình bày vấn đề cơ bản, cốt lõi của lý luận giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc được in năm 1927 là:

A. Bản án chế độ thực dân Pháp.

B. Đường Kách mệnh.

C. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

D. Báo Người cùng khổ.

Đáp án: B

Câu 4. Tác dụng của phong trào "Vô sản hoá":

A. Năng cao tính "tự giác" trong phong trào quần chúng.

B. Thúc đẩy quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

C. Rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 5. Địa bàn hoạt động chủ yếu của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng là ở:

A. Bắc Kì. B. Trung Kì . C. Nam Kì. D. Cả nước.

Đáp án: B

Câu 6. Tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng những người yêu nước Inđônêxia, Triều Tiên ...... đã thành lập:

A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Hội Liên hợp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

D. Cộng sản đoàn.

Đáp án: C

Câu 7. Phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929 có điểm nào khác so với giai đoạn 1919- 1925?

A. Số lượng các cuộc bãi công không nhiều, nhưng quy mô lớn, tính chất quyết liệt.

B. Các cuộc đấu tranh đã mang tính chất chính trị rõ nét, bắt đầu có sự liên kết thành một phong trào chung.

C. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản, phong trào công nhân đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: B

Câu 8. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?

A. Giai cấp công nhân Việt Nam đã được nâng cao về giác ngộ chính trị.

B. Vai trò tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh của Hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Những ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhất là cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào công nhân Việt Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 9. Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có bao nhiêu hội viên?

A. 75. B. 300. C. 1200. D. 1700.

Đáp án: D

Câu 10. Thành phần hội viên của Tân Việt Cách mạng đảng?

A. Tư sản dân tộc.

B. Trung nông, tiểu tư sản.

C. Tư sản mại bản.

D. Trí thức nhỏ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

Đáp án: D

Câu 11. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt cách mạng Đảng?

A. Cả nước. B. Bắc kỳ. C. Nam kỳ. D. Trung kỳ.

Đáp án: D

Câu 12. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Việt Nam Quốc dân đảng?

A. Bắc kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì. D. Cả nước.

Đáp án: A

Câu 13. Việt Nam Quốc dân đảng là chính đảng đại diện cho giai cấp nào?

A. Tư sản mại bản.

B. Trí thức tiểu tư sản.

C. Tư sản dân tộc.

D. Địa chủ vừa và nhỏ.

Đáp án: C

Câu 14. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương dựa vào lực lượng nào để tiến hành cách mạng?

A. Tiểu tư sản yêu nước.

B. Binh lính người Việt Nam trong Quân đội Pháp.

C. Công nhân và nhân dân lao động thành thị.

D. Nông dân và thị dân nghèo.

Đáp án: B

Câu 15. Việt Nam Quốc dân đảng quyết định khởi nghĩa sau vụ "Bazanh", điều này chứng tỏ điều gì?

A. Các lãnh tụ của Quốc dân đảng không nhận thức đầy đủ tình hình khó khăn của cách mạng.

B. Công tác chuẩn bị khởi nghĩa đã được tiến hành đầy đủ, chu đáo.

C. Sự bế tắc của tổ chức Đảng trong tình hình mới.

D. Quốc dân đảng đã phát triển vững mạnh, đủ sức tập hợp quần chúng nổi dậy làm cách mạng.

Đáp án: C

Câu 16. Câu nói: "Âu là chết đi để trở thành tấm gương chợ người sau nối bước. Không thành công thì cũng thành nhân'' là của ai?

A. Phó Đức Chính.

B. Nguyễn Thái Học.

C. Phạm Tuấn Tài.

D. Nguyễn Khắc Nhu.

Đáp án: B

Câu 17. Một trong những điểm khác biệt của Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:

A. Ngay khi mới thành lập Việt Nam Quốc dân đảng đã có cương lĩnh chính trị rõ ràng.

B. Khi mới thành lập Việt Nam Quốc dân đảng đã khẳng định con đường cách mạng dân chủ tư sản.

C. Khi mới thành lập Việt Nam Quốc dân đảng đã xác định dựa vào quần chúng nhân dân để tiến hành cách mạng bạo lực.

D. Đảng chưa hình thành được hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở trên cả nước.

Đáp án: D

Câu 18. Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng đã khẳng định điều gì?

A. Sự non yếu về chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam.

B. Phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

C. Kết thúc vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng trong phong trào giải phóng dân tộc.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 19. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Báo Búa liềm.

B. Báo Thanh niên.

C. Báo Tranh đấu.

D. Báo Hồn cách mạng.

Đáp án: B

Câu 20. Đêm mồng 9, rạng sáng ngày 10/2/1930, Việt Nam Quốc dân đảng phát động khởi nghĩa ở đâu?

A. Sơn Tây. B. Yên Bái. C. Hưng Hoá. D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: B

Câu 21. Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu, có bao nhiêu đảng viên?

A. Nhà số 5D phố Hàm Long (Hà Nội), 6 đảng viên.

B. Nhà số 48 phố Hàng Ngang (Hà Nội), 7 đảng viên.

C. Nhà số 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), 8 đảng viên.

D. Nhà số 5D phố Hàm Long (Hà Nội), 7 đảng viên.

Đáp án: D

Câu 22. Trong năm 1929, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân liệt và hình thành mấy tổ chức đảng cộng sản?

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Đáp án: B

Câu 23. Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng nào?

A. Việt Nam Quốc dân đảng.

B. An Nam Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Đáp án: B

Câu 24. Vì sao đoàn đại biểu Bắc Kì đã bỏ Đại hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hương Cảng?

A. Vì bất đồng với Đại hội về xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam.

B. Vì bất đồng với Đại hội về việc xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam.

C. Vì bất đồng với Đại hội về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

D. Vì bất đồng với Đại hội về nhận thức lực lượng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Đáp án: C

Câu 25. Từ năm 1925 - 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tiến hành mấy kì Đại hội?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án: A

Câu 26. Báo Búa Liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng nào?

A. An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Đông Dương Cộng sản đảng.

D. Việt Nam Quốc dân đảng.

Đáp án: C

Câu 27. Ai trong số sau không nằm trong số các đảng viên của chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?

A. Đỗ Ngọc Du. B. Nguyễn Đức Cảnh. C. Ngô Gia Tự. D. Lê Hữu Cảnh.

Đáp án: D

Câu 28. Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 đã khẳng định điều gì?

A. Hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam.

B. Những điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản đã hoàn toàn chín muồi trên phạm vi cả nước.

C. Sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 29. Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập trên cơ sở nào?

A. Một bộ phận tích cực trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Một bộ phận đảng viên tiên tiến của An Nam Cộng sản đảng.

C. Một bộ phận tiên tiến ở Nam kỳ và Trung Quốc của Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. Một bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng.

Đáp án: D

Câu 30. Thành phần chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong thời kì đầu mới thành lập?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Tư sản dân tộc.

D. Trí thức tiểu tư sản.

Đáp án: D

Câu 31. Ý nghĩa của Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1930) là:

A. Hội nghị mang tầm vóc là một đại hội thành lập Đảng.

B. Hội nghị đánh dấu sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản đã hoàn thành trên thực tế.

C. Hội nghị khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trường thành, hoàn toàn đủ năng lực lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: A

Câu 32. Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã trở thành “tự giác hoàn toàn”?

A. Thành lập Công hội.

B. Đấu tranh của công nhân Ba Son.

C. Phong trào vô sản hóa.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.

Đáp án: D

Câu 33. Ba tổ chức cộng sản đã hoàn thành việc hợp nhất trên thực tế khi nào?

A. 7/2/1930. B. 15/2/1930. C. 20/2/1930. D. 24/2/1930.

Đáp án: D

Câu 34. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm có những văn kiện nào?

A. Luận cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đàng.

B. Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Lời kêu gọi quốc dân.

C. Luận cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.

D. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.

Đáp án: D

Câu 35. Ai là người nằm trong Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Nguyễn Đức Cảnh. B. Trịnh Đình Cửu. C. Đỗ Ngọc Du. D. Châu Văn Liêm.

Đáp án: B

Câu 36. Ngày 3/2 chính thức trở thành ngày kỉ niệm thành lập Đảng từ khi nào?

A. 1935. B. 1945. C. 1954. D. 1960.

Đáp án: D

Câu 37. Sau khi 3 tổ chức cộng sản ra đời năm 1929, tình hình cách mạng Việt Nam như thế nào?

A. Đứng trước nguy cơ chia rẽ về tổ chức, lực lượng.

B. Cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường cách mạng tư sản hay vô sản tiếp diễn phức tạp hơn trước.

C. Quần chúng hoang mang, dao động, không tin tưởng vào cách mạng vô sản.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: A

Câu 38. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau: “Đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và... cách mạng để đi tới xã hội ...”.

A. Vô sản, cộng sản. B. Thổ địa, cộng sản.

C. Thổ địa, chủ nghĩa. D. Vô sản, chủ nghĩa.

Đáp án: B

Câu 39. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là gì?

A. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.

B. Đánh đổ vua quan phong kiến, tư sản phản cách mạng.

C. Thành lập chính phủ công nông binh chính phủ công nông, quân độc công nông, tiến hành cách mạng thổ địa.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 40. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930 đã chấm dứt tình trạng gì của cách mạng Việt Nam?

A. Khủng hoảng giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

B. Khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam.

C. Cuộc đấu tranh để lựa chọn một trong hai con đường: Cách mạng tư sản hay vô sản.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 41. Vừa về tới Quảng Châu (Trung Quốc) và trước khi thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức chính trị nào?

A. Hội Liên hiệp thuộc địa.

B. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

C. Việt Nam Nghĩa đoàn.

D. Cộng sản đoàn.

Đáp án: D

Câu 42. Hãy nêu rõ thành phần và địa bàn hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng?

A. Công nhân và nông dân, hoạt động ở Trung kỳ.

B. Tư sản dân tộc, công nhân, hoạt động ở Bắc Kì.

C. Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản, hoạt động ở Trung Kì.

D. Tất cả các giai cấp và tầng lớp, hoạt động ở Nam Kì.

Đáp án: C

Câu 43. Tân Việt Cách mạng Đảng đã phân hoá như thế nào dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên?

A. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng.

B. Một số tiên tiến còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lênin.

C. Một số gia nhập vào Việt Nam Quốc dân đảng.

D. Câu A và B đúng.

Đáp án: D

Câu 44. Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập vào năm nào? Địa bàn hoạt động chính ở đâu?

A. 25 - 12 - 1925, địa bàn hoạt động chủ yêu ở Bắc Kì.

B. 25 - 12 - 1926, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

C. 25 - 12 - 1927, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.

D. 25 - 12 - 1927, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

Đáp án: C

Câu 45. Việt Nam Quốc dân đảng là một đảng chính trị theo xu hướng nào?

A. Dân chủ vô sản.

B. Dân chủ tư sản.

C. Dân chủ tiểu tư sản.

D. Dân chủ vô sản và tư sản.

Đáp án: B

Câu 46. Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân đảng là gì?

A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua.

B. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền.

C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

D. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.

Đáp án: C

Câu 47. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra đêm 9-2 1930 ở Yên Bái, sau đó nổ ra ở các tỉnh nào?

A. Ở Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh.

B. Ở Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La.

C. Ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Yên Thế.

D. Ở Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình.

Đáp án: D

Câu 48. Khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930) thất bại do nguyên nhân khách quan nào?

A. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.

B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.

C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.

D. Đế quốc Pháp còn quá mạnh.

Đáp án: D

Câu 49. Quá trình phân hoá của Hội việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập của tổ chức Cộng sản nào trong năm 1929?

A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng.

B. Đông Dương cộng sản, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

C. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

D. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Đáp án: A

Câu 50. Báo "Búa liềm" là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào được thành lập năm 1929 ở Việt Nam?

A. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

B. Đông Dương Cộng sản Đảng.

C. An Nam Cộng sản Đảng.

D. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.

Đáp án: B

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 12 bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Lý thuyết Lịch sử 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm