Đọc: Ngày hội rừng xanh trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Tiếng Việt 3 trang 23, 24 Bài 5: Ngày hội rừng xanh - Phần đọc gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Khởi động bài Ngày hội rừng xanh lớp 3

Nhìn tranh, kể tên những con vật đi dự ngày hội rừng xanh.

Bài 5: Ngày hội rừng xanh - Phần đọc

Hướng dẫn trả lời:

Những con vật đi dự ngày hội rừng xanh là: chim gõ kiến, gà rừng, chim công, khướu, kì nhông

B. Đọc văn bản Ngày hội rừng xanh lớp 3

Ngày hội rừng xanh

(Vương Trọng)

Chim Gõ Kiến nổi mõ
Gà Rừng gọi vòng quanh:
- Sáng rồi đừng ngủ nữa
Nào, đi hội rừng xanh!

Tre, trúc nổi nhạc sáo
Khe suối gảy nhạc đàn
Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non.

Công dẫn đầu đội múa
Khuớu lĩnh xướng dàn ca
Kỳ nhông diễn ảo thuật
Thay đổi hoài màu da.

Nấm mang ô đi hội
Tới suối, nhìn mê say
- Ô kìa anh cọn Nước
Đang chơi trò đu quay!

Từ ngữ:

  • Mõ: nhạc cụ dân gian làm bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, dùng để điểm nhịp hoặc báo hiệu, phát hiệu lệnh.
  • Lĩnh xướng: hát đơn ca một câu, một đoạn trước hoặc sau phần hát của tập thể
  • Cọn nước: vật hình bánh xe có gắn một hệ thống ống bằng tre, nứa, có thể tự quay được nhờ sức nước, dùng để đưa nước từ suối, sông lên ruộng.
  • Ảo thuật: làm biến hóa các đồ vật một cách nhanh và khéo léo như có phép lạ.

C. Trả lời câu hỏi bài Ngày hội rừng xanh lớp 3

Câu 1 trang 24 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Các sự vật dưới đây tham gia vào ngày hội như thế nào?

Bài 5: Ngày hội rừng xanh - Phần đọc

Hướng dẫn trả lời:

Các sự vật tham gia vào ngày hội như sau:

  • Tre và trúc: nổi nhạc sáo
  • Khe suối gảy nhạc đàn
  • Khe suối gảy nhạc đàn
  • Cọn Nước: chơi trò đu quay

Câu 2 trang 24 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Cùng bạn hỏi - đáp về hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh.

Mẫu:

  • Chim gõ kiến làm gì?
  • Chim gõ kiến nổi mõ.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo các mẫu hỏi đáp sau:

HỏiĐáp
- Gà rừng làm gì?- Gà rừng gọi vòng quanh.
- Công làm gì?- Công dẫn đầu đội múa.
- Khướu làm gì?- Khướu lĩnh xướng dàn ca.
- Kỳ nhông làm gì?- Kỳ nhông diễn ảo thuật thay đổi màu da.
- Tre và trúc làm gì?- Tre và trúc nổi nhạc sáo.
- Khe suối làm gì?- Khe suối gảy nhạc đàn.
- Cây làm gì?- Cây rủ nhau thay áo.
- Nấm làm gì?- Nấm mang ô đi hội.
- Cọn nước làm gì?- Cọn nước chơi trò đu quay.

Câu 3 trang 24 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Bài thơ nói đến những âm thanh nào? Những âm thanh ấy có tác dụng gì?

Hướng dẫn trả lời:

Bài thơ nói đến những âm thanh: gõ mõ của chim gõ kiến, tiếng gọi của gà rừng, tiếng kêu của khướu, tiếng nhạc sáo của tre và súc, tiếng suối reo.

→ Tác dụng: tạo một bản hòa tấu những âm thanh tự nhiên của khu rừng, để tạo nên bản nhạc riêng của thiên nhiên.

Câu 4 trang 24 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Kết nối tri thức

Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tự trả lời:

Gợi ý:

Em thích nhất hình ảnh nấm mang ô đi hội. Vì hình ảnh đó miêu tả những cây nấm sặc sỡ với cái mũ to trên đầu như cái ô rất thú vị và đáng yêu.

-----------------------------------------------

>> Tiếp theo: Bài 5: Ngày hội rừng xanh - Nói và nghe

Ngoài bài Tiếng Việt 3 trang 23, 24 Bài 5: Ngày hội rừng xanh - Phần đọc trên đây, các em học sinh có thể tham khảo thêm các bài hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 3 Kết nối giải SGK Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức Tập 2 , Tuyển tập văn mẫu lớp 3 Kết nối cùng các Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án chi tiết bám sát chương trình học. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Đánh giá bài viết
375 45.627
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 3 Kết nối - Tập 2

    Xem thêm