Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán lớp 6 - Chuyên đề số đo góc, vẽ góc khi biết số đo

Chuyên đề về số đo góc, vẽ góc khi biết số đo

Chuyên đề về số đo góc, vẽ góc khi biết số đo Toán lớp 6 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán lớp 6 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Đây là phần bài tập về số đo góc và vẽ góc khi biết số đo được chia làm hai phần chính: Lý thuyết và Bài tập vận dụng. Phần lý thuyết gồm định nghĩa về số đo góc, cách đo số đo góc, cách vẽ góc khi biết số đo, so sánh hai góc và các dạng bài tập thường gặp có vi dụ đi kèm. Bài tập bao gồm các bài toán nhỏ với câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án, lời giải cho một số bài nâng cao. Qua đó sẽ giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức về phần chuyên đề góc đã được học trong chương trình Toán lớp 6 này.

Nội dung của chuyên đề về số đo góc, vẽ góc khi biết số đo

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa

Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là 180º.

Số đo của mỗi góc không vượt quá 180º.

Khi hai tia Ox, Oy trùng nhau, trong trường hợp cần thiết ta cũng coi góc xOy là một góc và gọi là “góc không”, số đo của góc không là 0°.

2. Cách đo số đo góc, vẽ góc khi biết số đo

Muốn đo một góc (chẳng hạn góc xOy), ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc, một cạnh của góc (chẳng hạn Oy) đi qua vạch 0 của thước, cạnh còn lại đi qua vạch nào thì số đo góc sẽ là số chỉ của vạch đó.

Trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho góc \widehat {xOy} = {m^0}\(\widehat {xOy} = {m^0}\).

3. So sánh hai góc

Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh các số đo của chúng.

Trong hai góc, góc nào có số đo lớn hơn thì lớn hơn.

Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.

4.Góc vuông, góc nhọn, góc tù

Góc có số đo bằng 90º là góc vuông.

Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.

Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.

Ta có so sánh sau: 0º (góc không) < góc nhọn < 90º (góc vuông) < góc tù < 180º (góc bẹt)

5. Các dạng toán cơ bản

5.1. Dạng 1: Dùng thước đo góc để đo góc

Phương pháp giải: Tiến hành theo các bước như phần tóm tắt phía trên.

5.2. Dạng 2: So sánh góc

Phương pháp giải: đo góc rồi so sánh các số đo góc. Để tính được số góc ta sử dụng công thức n.(n-1)/2 trong đó n là số tia

5.3. Dạng 3: Tính góc giữa hai kim đồng hồ

Phương pháp giải: trong một giờ kim đồng hồ quay được một góc là 300

Ví dụ 1: Tìm số đo của góc lúc 2 giờ, 5giờ, 6 giờ, 10 giờ.

Lời giải:

Mỗi giờ kim đồng hồ quay được một góc 30°. Góc giữa hai kim:

Lúc 2 giờ là 30°.2 = 60°

Lúc 3 giờ là 30°.3 = 90°

Lúc 5 giờ là 30°.5 = 150°

Lúc 6 giờ là 30°.6 = 180°

B. Bài tập vận dụng

1. Trắc nghiệm

Câu 1: Góc nào là góc nhọn trong các góc có số đo sau:

A. 30ºB.90ºC.125ºD.180º

Câu 2: Góc nào là góc vuông trong các góc có số đo sau:

A. 30ºB.90ºC.125ºD.180º

Câu 3: Góc nào là góc tù trong các góc có số đo sau:

A. 30ºB.90ºC.125ºD.180º

Câu 4: Cho \widehat A = {40^0}\(\widehat A = {40^0}\)\widehat B = 4{0^0}\(\widehat B = 4{0^0}\), khẳng định nào sau đây đúng:

A.\widehat A = \widehat B\(\widehat A = \widehat B\)B.\widehat A > \widehat B\(\widehat A > \widehat B\)C.\widehat A < \widehat B\(\widehat A < \widehat B\)D.{\mathop{\rm A}\nolimits}  = B\({\mathop{\rm A}\nolimits} = B\)

Câu 5: Cho \widehat A = {40^0}\(\widehat A = {40^0}\)\widehat B = 5{0^0}\(\widehat B = 5{0^0}\), khẳng định nào sau đây đúng:

A.\widehat A = \widehat B\(\widehat A = \widehat B\)B.\widehat A > \widehat B\(\widehat A > \widehat B\)C.\widehat A < \widehat B\(\widehat A < \widehat B\)D.{\mathop{\rm A}\nolimits}  = B\({\mathop{\rm A}\nolimits} = B\)

Câu 6: Lúc 3 giờ thì kim giờ và kim phút tạo thành góc có số đo là:

A. 30ºB.90ºC.125ºD.180º

Câu 7: Cho góc xOy như hình bên. Góc xOy là góc

Toán lớp 6 - Chuyên đề số đo góc, vẽ góc khi biết số đo ảnh số 1

A.Góc vuôngB.Góc tùC.Góc nhọnD.Góc bẹt

Câu 8: Trường hợp nào sau đây số đo các góc sắp xếp theo thứ tự tăng dần :

A.0º; 156º; 50º; 90º; 180º
B. 156º; 50º; 0º; 90º; 180º
C. 0º; 50º; 156º; 90º; 180º
D. 0º; 50º; 90º; 156º; 180º

Câu 9: Cho \widehat {xOy} < \widehat {zOt}\(\widehat {xOy} < \widehat {zOt}\)\widehat {zOt} < \widehat {mOn}\(\widehat {zOt} < \widehat {mOn}\), cách viết nào sau đây đúng:

A.\widehat {xOy} < \widehat {mOn}\(\widehat {xOy} < \widehat {mOn}\)B.\widehat {xOy} = \widehat {mOn}\(\widehat {xOy} = \widehat {mOn}\)C.\widehat {xOy} > \widehat {mOn}\(\widehat {xOy} > \widehat {mOn}\)D.\widehat {xOy} \le \widehat {mOn}\(\widehat {xOy} \le \widehat {mOn}\)

Câu 10: Cho \widehat {xOy} = {\mathop{\rm a}\nolimits}\(\widehat {xOy} = {\mathop{\rm a}\nolimits}\), mà 90º< a < 180º. Thì là góc :

A.Góc nhọnB.Góc vuôngC.Góc tùD.Góc bẹt

Câu 11: Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, ta có thể vẽ được mấy góc có số đo bằng 50º

A.0B.1C.2D.3

Câu 12: Cho góc \widehat {xOy}\(\widehat {xOy}\), tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy đo hai lần ta có thể tính được số đo của cả ba góc \widehat {xOt}\(\widehat {xOt}\), \widehat {tOy}\(\widehat {tOy}\), \widehat {xOy}\(\widehat {xOy}\). Có mấy cách đo?

A.1B.2C.3D.4

2. Tự luận

Bài 1: Cho hình bên:

Toán lớp 6 - Chuyên đề số đo góc, vẽ góc khi biết số đo ảnh số 2

a, Đo các góc xOy và xOz

b, So sánh góc xOy và góc xOz

Bài 2: Trên đường thẳng xy lấy điểm O. Vẽ tia Ot (hình vẽ)

Toán lớp 6 - Chuyên đề số đo góc, vẽ góc khi biết số đo ảnh số 3a, Đo 2 góc xOt và tOy

b, So sánh \widehat {xOt} + \widehat {tOy}\(\widehat {xOt} + \widehat {tOy}\)\widehat {xOy}\(\widehat {xOy}\)

Bài 3: Vẽ hai tia đối nhau Ox, Oy. Vẽ tia Oz sao cho xOz là góc vuông.

a, Đo góc zOy

b, So sánh góc xOz và góc zOy

Bài 4: Ta gọi kim giờ và kim phút của đồng hồ là hai tia chung gốc. Tại mỗi thời điểm hai kim tạo với nhau thành một góc. Tìm số đo góc lúc:

a, 2 giờ

b, 6 giờ

Bài 5: Vẽ bốn tia chung gốc Ox, Oy, Oz, Ot

a, Kể tên các góc được tạo thành

b, Có tất cả bao nhiêu góc?

C. Lời giải

1. Trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ABCACB
Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12
CDACBC

2. Tự luận

Bài 1:

a, Học sinh tự đo

b, \widehat {xOy} < \widehat {xOz}\(\widehat {xOy} < \widehat {xOz}\)

Bài 2:

a, Học sinh tự đo

b, Dựa vào số đo câu a và đưa ra kết luận \widehat {xOt} + \widehat {tOy} = \widehat {xOy}\(\widehat {xOt} + \widehat {tOy} = \widehat {xOy}\)

Bài 3:

a, Học sinh đo kết quả góc được \widehat {zOy} = 9{0^0}\(\widehat {zOy} = 9{0^0}\)

b, \widehat {xOz} = \widehat {zOy}\(\widehat {xOz} = \widehat {zOy}\)

Bài 4:

a, 60º

b, 180º

Bài 5:

Toán lớp 6 - Chuyên đề số đo góc, vẽ góc khi biết số đo ảnh số 4

a, Gồm các góc xOy, xOz, xOt, yOz, yOt và zOt

b, Có tất cả 6 góc.

-------------

Ngoài Chuyên đề về số đo góc, vẽ góc khi biết số đo; mời các bạn học sinh tham khảo thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán hay các đề thi giữa học kì 2 môn Toán, Ngữ Văn như:

mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với chuyên đề này sẽ giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • QUÂN
    QUÂN

     Trong hình bên biết   0 A B 110 1 3 . Tính các góc nhọn có đỉnh là A và B còn lại trong hình vẽ

    Thích Phản hồi 26/07/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập Toán 6

    Xem thêm