Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 - Bài 21 có đáp án

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 có đáp án, nhằm giúp các em học sinh và giáo viên giảng dạy có thêm tài liệu tham khảo để học tập và giảng dạy tốt.

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945

Câu 1. Tháng 6/1940 diễn ra sự kiện gì tiêu biểu nhất?

a. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.

b. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.

c. Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.

d. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.

Câu 2. Ở Đông Dương năm 1940 thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ nào?

a. Đầu hàng Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.

b. Đánh bại Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.

c. Ngọn lửa cách mạng giải phong dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp.

d. Cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương.

Câu 3. Thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương và thỏa hiệp với phát xít Nhật, phát xít Nhật lôi kéo tập họp tay sai tuyên truyền lừa bịp để dọn đường hất cẳng- Pháp. Đó là đặc điểm tình hình Việt Nam trong thời kỳ:

a. 1930-1931

b. 1932-1933

c. 1936-1939

d. 1939-1945

Câu 4. Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để:

a. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.

b. Để độc quyền chiếm Đông Dương.

c. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.

d. Để làm bàn đạp tấn công nước khác.

Câu 5. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được ký giữa Nhật và Pháp ngày nào?

a. 23/7/1941

b. 24/7/1941

c. 25/7/1941

d. 26/7/1941

Câu 6. Để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì?

a. Tăng các loại thuế gấp ba lần.

b. Thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.

c. Thu mua lương thực theo giá rẻ mạt.

d. Bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.

Câu 7. Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp-Nhật, giai cấp nào bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944-1945?

a. Nông dân

b. Công nhân

c. Thợ thủ công

d. a và b đúng

Câu 8. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương (23/7/1941) được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận:

a. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.

b. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.

c. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.

d. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật.

Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người miền Bắc chết đói trong mấy thặng đầu năm 1945?

a. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.

b. Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta.

c. Thu mua lương thực chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.

d. Nhật bắt Pháp phải vơ vét của nhân dân ta cúng đốn cho Nhật.

Câu 10. Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật- Pháp đã dẫn đến hậu quả gì?

a. Mâu thuẫn giữa toàn thể-nhân dân Việt Nam, với phát xít Nhật sâu sắc.

b. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp sâu sắc.

c. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật -Pháp sâu sắc.

d. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.

Câu 11. Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

a. Phá hoại nền nông nghiệp của ta.

b. Phát triển trồng cây công nghiệp.

c. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.

d. Phát triển công nghiệp.

Câu 12. Nguyên nhân chung nhất của ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1941) Nam Kì (11/1940) binh biến Đô Lương (1/1941)?

a Binh lính người Việt bị Pháp bắt sang chiến trường Thái Lan.

b. Thực dân Pháp cấu kết với Nhật bóc lột nhân dân ta.

c. Mâu thuẫn sâu sắc của cả dân tộc với phát xít Nhật và thực dân Pháp.

d. Sự đầu hàng nhục nhã của Pháp đối với Nhật.

Câu 13. Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua chạy, nhân cơ hội đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương nhân dân ta đã vùng dậy khởi nghĩa vào ngày 27/9/1940. Đó là nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa?

a. Bắc Sơn (9/1940).

b. Nam Kì (11/1940).

c. Binh biến Đô Lương (1/1941).

d. Tất cả các cuộc khởi nghĩa trên.

Câu 14. Lần đầu tiên lả cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?

a. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).

b. Cuộc binh biến Đô Lương (1/1941).

c. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).

d. Cả ba cuộc khởi nghĩa trên.

Câu 15. Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào?

a. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

b. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).

c. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).

d. Binh biến Đô Lương (1/1941).

Câu 16. Cuộc khởi nghĩa đã để lại cho Đảng ta những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng, chiến tranh du kích là buộc khởi nghĩa nào?

a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940)

b. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940)

c. Binh biến Đô Lương (1-1941)

d. Cả 3 cuộc khởi nghĩa

Câu 17. Lực lượng tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941) là lực lượng nào?

a. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.

b. Công nhân và nông dân.

c. công nhân, nông dan, thợ thủ công.

d. Chỉ có binh lính người Việt trong quân đội Pháp, không có quần chúng tham gia.

Câu 18. Điểm giống nhau về ý nghĩa của 3 sự kiện: Khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là gì?

a. Các lực lượng vũ trang cách mạng ra đời phát triển từ 3 cuộc khởi nghĩa.

b. Giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh cáo phát xít Nhật, là những phát súng đầu tiên báo hiệu một cao trào cách mạng mới.

c. Để lại những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng về khởi nghĩa vũ trang.

d. Mở ra một thời kỳ đấu tranh mới.

Câu 19. Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?

a. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.

b. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.

c. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.

d. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.

Câu 20. Là một cuộc nổi dậy tự phát của binh lính, không có sự lãnh đạo của Đảng và không có sự phối họp của quần chúng. Đó là đặc điểm của sự kiện lịch sử nào?

a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).

b. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).

c. Binh biến Đô Lương (1/1941).

d. Khởi nghĩa nông dân Yên Bái (2/1930).

Câu 21. Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì?

a. Quần chúng chưa sẵn sàng.

b. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi.

c. Lực lượng vũ trang còn yếu.

d. Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp.

ĐÁP ÁN

1.b 2.c 3.d 4.c 5.a 6.b 7.a 8.c 9.c 10.c

11.c 12.c 13.a 14.c 15.c 16.d 17.d 18.b 19.a 20.c 21.b

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 9

    Xem thêm