Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh học lớp 7 bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất

Sinh học lớp 7 bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất

Giải bài tập SGK Sinh học lớp 7 bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

1. Cấu tạo ngoài của giun đất:

- Cơ thể giun thuôn nhọn hai đầu, có dạng hình trụ tròn.

- Cơ thể phân đốt, mặt lưng có màu sẫm hơn mặt bụng.

- Phía đầu giun có miệng, đai sinh dục nằm ở đốt thứ 14, 15,16 của đầu. Mặt bụng đai sinh dục có lỗ sinh dục cái, đốt thứ 18 có 2 lỗ sinh dục đực.

- Phía đuôi là hậu môn.

2. Chú thích hình vẽ:

- Hình 16.1 A: 1. Miệng; 2. Đai sinh dục; 3. Hậu môn

- Hình 16.1 B: 1. Miệng; 2. Vòng tơ; 3. Lỗ sinh dục cái; 4. Đai sinh dục; 5. Lỗ sinh dục đực

- Hình 16.3 B: 1. Miệng; 2. Hầu; 3. Thực quản; 4. Diều; 5. Dạ dày; 6. Ruột; 7. Ruột tịt

- Hình 16.3 C: 8. Hạch não; 9. Vòng thần kinh hầu; 10, 11. Hạch thần kinh

Bài 1 (trang 58 SGK Sinh 7): Cơ quan tiêu hóa của giun đất gồm những bộ phận nào?

Lời giải:

Cơ quan tiêu hóa của giun đất gồm: Miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày, ruột, ruột tịt.

Bài 2 (trang 58 SGK Sinh 7): Khoang trống giữa thành cơ thể và thành ruột (nhìn thấy khi mổ giun) là:

Lời giải:

Thể xoang chính thức.

Bài 3 (trang 58 SGK Sinh 7): Khi bị ngập nước giun chui lên mặt đất là vì:

Lời giải:

- Giun đất hô hấp qua da, dưới da có mạch máu dày đặc giúp trao đổi khí.

- Khi môi trường bị ngập nước, không khí không thể khuếch tán qua da, giun không hô hấp được, phải chui lên mặt đất để hô hấp.

Đánh giá bài viết
27 4.960
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 7

    Xem thêm