Cái cầu trang 102 lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Giải Tiếng Việt lớp 4 trang 102 Tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Đọc: Cái cầu lớp 4 trang 102 Kết nối tri thức Tập 2 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức.
Bản quyền thuộc về VnDoc
Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!
A. Khởi động bài Cái cầu lớp 4
Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết.
Trả lời:
Mẫu:
Cầu Rồng ở Đà Nẵng
- Tổng chiều dài là 666m, bao gồm 5 nhịp cầu chính và 3 nhịp cầu dẫn
- Chiều rộng cầu là 37,5m với 6 làn xe chạy và 2 làn dành cho người đi bộ.
- Cây cầu mô phỏng lại hình dáng một con rồng lớn dài 568m, cùng nhiều bộ phận với tổng trọng lượng gần 9.000 tấn.
- Toàn bộ cầu Rồng được phủ 5 lớp sơn, vừa có khả năng chống ăn mòn, vừa tạo màu sắc ấn tượng.
- Phần đầu rồng của cây cầu được thiết kế có thể phun lừa như một con rồng thật sự
B. Đọc bài thơ Cái cầu lớp 4
CÁI CẦU
(trích)
Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu
Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế
Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu.
Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió
Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre.
Yêu cái cầu tre lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại
Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi
Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.
Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã
Con cứ gọi cái cầu của cha.
(Phạm Tiến Duật)
Từ ngữ:
– Chum: đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt.
– Ngòi: đường nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc đầm, hồ.
– Thuyền thoi: thuyền nhỏ và dài, hai đầu nhọn, có hình giống cái thoi dệt vải.
– Cầu Hàm Rồng: cầu bắc qua sông Mã ở thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
C. Trả lời câu hỏi bài Cái cầu lớp 4
Câu 1 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong?
Trả lời:
Bạn nho được cha kể về cây cầu vừa bắc xong như sau:
- cây cầu được bắc qua một dòng sông sâu
- trên cầu có đường xe lửa
- lúc cha viết thư, xe lửa sắp chạy qua cây cầu này
Câu 2 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị?
Trả lời:
Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng thú vị như sau:
- liên tưởng tới chiếc cầu bằng tơ của nhện khi qua chum nước
- chiếc cầu ngọn gió của sáo khi qua sông
- chiếc cầu lá tre của kiến khi qua ngòi
Câu 3 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ?
Trả lời:
Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em cảm nhận được quê hương của bạn nhỏ rất mộc mạc, bình dị, bình yên, nên thơ, gần gũi, đẹp đẽ...
Câu 4 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao?
Trả lời:
Gợi ý:
Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu trong bức ảnh mà cha gửi. Vì cây cầu đó được bàn tay của cha tham gia xây dựng, đem lại niềm tự hào cho bạn nhỏ.
Câu 5 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Nêu nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ.
Trả lời:
Gợi ý:
Bạn nhỏ rất yêu thương cha mẹ của mình, yêu quê hương đất nước từ những cảnh vật gần gũi xung quanh mình. Đồng thời bạn ấy cũng có trí tưởng tượng phong phú, khả năng quan sát tinh tế và sức liên tưởng thú vị.
✶ Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
D. Luyện tập theo văn bản đọc Cái cầu lớp 4
Câu 1 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Tìm những hình ảnh so sánh trong bài thơ. Theo em, cách so sánh đó có gì thú vị?
Trả lời:
- Các hình ảnh so sánh trong bài thơ: cầu tre lối sang bà ngoại - Như võng trên sông ru người qua lại
- Cách so sánh đó thú vị ở chỗ: bạn nhỏ đã có sự liên tưởng thú vị, từ cái cầu cong cong, đung đưa liên tưởng tới chiếc võng (tương đồng về hình dáng), tuy đơn sơ nhưng dẻo dai, bền bỉ, ngày ngày cần mẫn đưa mọi người sang sông an toàn. Cái cầu tre cũng yêu thương và gần gũi với con người giống như chiếc võng vậy
Câu 2 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?
Trả lời:
- Các sự vật được nhân hóa: con nhện, con sáo, con kiến
- Chúng được nhân hóa bằng cách: gán cho hoạt động vốn chỉ có ở người (bắc cầu)
Câu 3 trang 103 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Kết nối tri thức
Em thích hình ảnh so sánh hay nhân hoá nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Gợi ý:
Em thích hình ảnh nhân hóa chú kiến bắc cầu lá tre. Vì hình ảnh này vừa thú vị, ngộ nghĩnh lại giúp em cảm nhận được sự chăm chỉ, nhanh nhẹn và sáng tạo của loài kiến
-----------------------------------------------
>> Tiếp theo: Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối
Ngoài ra, các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức , Tập làm văn lớp 4 Kết nối và Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn Kết nối tri thức . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập ôn luyện kiển thức, gồm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức , Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 sách Kết nối và Luyện tập các chuyên đề Luyện từ và câu 4 Kết nối tri thức .