Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt:
Trắc nghiệm Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương Chân trời sáng tạo
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lớp 5
VnDoc xin giới thiệu bài trắc nghiệm Bài 66: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lớp 5 sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham gia làm bài trắc nghiệm để củng cố, luyện tập các dạng toán đã học. Bài tập được biên soạn dưới dạng trắc nghiệm và các em có thể làm bài trực tuyến sau đó kiểm tra kết quả ngay khi làm xong.
- Bài kiểm tra này bao gồm 10 câu
- Điểm số bài kiểm tra: 10 điểm
- Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
- Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
-
Câu 1:
Nhận biết
Chọn đáp án đúng.
-
Câu 2:
Nhận biết
Chọn đáp án đúng.
Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 1,7 dm là:
Hướng dẫn:Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
1,7 x 1,7 x 4 = 11,56 (dm2)
Đáp số: 11,56 dm2.
-
Câu 3:
Thông hiểu
Điền vào ô trống.
Tính diện tích toàn phần của một hình lập phương có diện tích xung quanh là 64 cm2.
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là cm2.
Đáp án là:Tính diện tích toàn phần của một hình lập phương có diện tích xung quanh là 64 cm2.
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là 96 cm2.
Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
64 : 4 = 16 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
16 x 6 = 96 (cm2)
Đáp số: 96 cm2.
-
Câu 4:
Thông hiểu
Điền vào ô trống.
Một chiếc thùng sắt không nắp dạng hình lập phương cạnh 1,5 m. Người ta sơn các mặt ngoài của chiếc thùng. Tính tiền sơn chiếc thùng đó, biết mỗi mét vuông có giá 25 000 đồng.
Số tiền để sơn chiếc thùng đó là đồng.
Đáp án là:Một chiếc thùng sắt không nắp dạng hình lập phương cạnh 1,5 m. Người ta sơn các mặt ngoài của chiếc thùng. Tính tiền sơn chiếc thùng đó, biết mỗi mét vuông có giá 25 000 đồng.
Số tiền để sơn chiếc thùng đó là 281 250|| 281250 đồng.
Bài giải
Diện tích cần sơn là:
1,5 x 1,5 x 5 = 11,25 (m2)
Số tiền phải trả để sơn thùng là:
11,25 x 25 000 = 281 250 (đồng)
Đáp số: 281 250 đồng.
-
Câu 5:
Thông hiểu
Chọn đáp án đúng.
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 7 dm, chiều rộng 5 dm, chiều cao 6 dm. Tính độ dài cạnh của hình lập phương, biết rằng hình hộp chữ nhật và hình lập phương có diện tích xung quanh bằng nhau.
Hướng dẫn:Bài giải
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(7 + 5) x 2 x 6 = 144 (dm2)
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
144 : 4 = 36 (dm2)
Ta có 36 = 6 x 6 nên hình lập phương có cạnh là 6 dm.
-
Câu 6:
Nhận biết
Chọn đáp án đúng.
Diện tích xung quanh của hình lập phương có kích thước như hình bên dưới là:
Hướng dẫn:Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
3,2 x 3,2 x 4 = 40,96 (dm2)
Đáp số: 40,96 dm2.
-
Câu 7:
Vận dụng
Điền vào ô trống.
Diện tích toàn phần của hình lập phương thứ nhất là 486 cm2, diện tích toàn phần của hình lập phương thứ hai là 54 cm2. Hỏi cạnh của hình lập phương thứ nhất gấp mấy lần cạnh của hình lập phương thứ hai?
Cạnh của hình lập phương thứ nhất gấp lần cạnh của hình lập phương thứ hai.
Đáp án là:Diện tích toàn phần của hình lập phương thứ nhất là 486 cm2, diện tích toàn phần của hình lập phương thứ hai là 54 cm2. Hỏi cạnh của hình lập phương thứ nhất gấp mấy lần cạnh của hình lập phương thứ hai?
Cạnh của hình lập phương thứ nhất gấp 3 lần cạnh của hình lập phương thứ hai.
Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương thứ nhất là:
486 : 6 = 81 (cm2)
Ta có 9 x 9 = 81 nên cạnh của hình lập phương thứ nhất là 9 cm
Diện tích một mặt của hình lập phương thứ hai là:
54 : 6 = 9 (cm2)
Ta có 3 x 3 = 9 nên cạnh của hình lập phương thứ hai là 3 cm
Vậy cạnh của hình lập phương thứ nhất gấp số lần cạnh của hình lập phương thứ hai là:
9 : 3 = 3 (lần)
Đáp số: 3 lần
-
Câu 8:
Nhận biết
Chọn đáp án đúng.
Diện tích toàn phần của hình lập phương có kích thước như hình bên dưới là:
Hướng dẫn:Bài giải
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
3,2 x 3,2 x 6 = 61,44 (dm2)
Đáp số: 61,44 dm2.
-
Câu 9:
Vận dụng
Chọn đáp áp đúng.
Một hình lập phương có cạnh 4 cm, nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích toàn phần gấp lên bao nhiêu lần?
Hướng dẫn:Bài giải
Cách 1: Diện tích toàn phần của hình lập phương lúc đầu:
4 x 4 x 6 = 96 (cm2)
Độ dài cạnh của hình lập phương khi gấp lên 3 lần là:
4 x 3 = 12 (cm)
Diện tích toàn phần của hình lập phương sau khi gấp cạnh lên 3 lần:
12 x 12 x 6 = 864 (cm2)
Khi đó diện tích toàn phần của hình lập phương gấp lên số lần là:
864 : 96 = 9 (lần)
Đáp số: 9 lần.
Cách 2: Ta có cạnh của hình lập phương tăng gấp 3 lần thì diện tích một mặt của hình lập phương tăng gấp 9 lần
Do đó diện tích 6 mặt của hình lập phương cũng tăng gấp 9 lần
Vậy nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích toàn phần gấp lên 9 lần.
-
Câu 10:
Thông hiểu
Điền vào ô trống.
Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 4,5 dm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm hộp (không tính mép dán).
Diện tích bìa cần dùng để làm hộp là dm2.
Đáp án là:Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 4,5 dm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm hộp (không tính mép dán).
Diện tích bìa cần dùng để làm hộp là 101,25 dm2.
Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
4,5 x 4,5 = 20,25 (dm2)
Diện tích bài cần dùng để làm hộp là:
20,25 x 5 = 101,25 (dm2)
Đáp số: 101,25 dm2.
Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!
-
Nhận biết (40%):
2/3
-
Thông hiểu (40%):
2/3
-
Vận dụng (20%):
2/3
- Thời gian làm bài: 00:00:00
- Số câu làm đúng: 0
- Số câu làm sai: 0
- Điểm số: 0