Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Đội Thiếu niên Tiền phong

Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tài liệu được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức Tập làm văn lớp 3 tuần 6 Sách mới.

Đề bài: Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:

1. Đội thành lập ngày nào ?

2. Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?

3. Hãy cho biết những lần đồi tên của Đội.

4. Hãy nói rõ về huy hiệu Đội, khăn quàng, Đội ca và các phong trào của Đội.

Hướng dẫn:

1. Ngày thành lập Đội:

Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 - 5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu, Đội mang tên " Đội nhi đồng cứu quốc", tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 14, sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.

2. Những đội viên đầu tiên của Đội:

Khi mới thành lập, Đội chỉ có 5 đội viên. Đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên khác là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Lí Thị Mì (bí danh là Thủy Tiên) và Lí Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).

3. Những lần đổi tên của Đội:

Ngày thành lập, Đội có tên là “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập, Đội đổi tên là “Đội Thiếu nhi tháng Tám” vào ngày 15-5-1951. Năm năm sau, vào tháng 2 - 1956, Đội lại được đổi thành “Đội Thiếu niên Tiền phong". Và ngày 30-1-1970, thể theo nguyện vọng của thế hệ mầm non trong cả nước, Đội được mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".

4. Nói về huy hiệu Đội, khăn quàng, Đội ca và các phong trào của Đội:

- Dấu hiệu tượng trưng cho tổ chức Đội là Huy hiệu măng non. Huy hiệu vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ Quốc mà mỗi đội viên luôn đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp, đến trường hay trong những ngày lễ hội, coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ.

- Bài hát “Đội ca” do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác trở thành bài hát truyền thống của Đội, thường mở đầu một cách nghiêm trang và hùng tráng trong dịp kỉ niệm sinh nhật Đội hoặc trong những ngày lễ hội thi tài đua sức của tuổi thơ do nhà trường hay Đoàn thanh niên tổ chức. Từ khi Đội được thành lập đến nay có rất nhiều các phong trào thi đua được phát động trong cả nước. Tiêu biểu như phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” phát động năm 1947, phong trào '‘Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” phát động năm 1981.

Mẫu 1:

Em đang sinh hoạt ở “Sao Nhi đồng” nhưng chỉ còn vài tháng nữa thôi chắc chắn em sẽ được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Cuốn “Điều lệ” của Đội được em nâng niu và tìm hiểu mỗi ngày. Càng đọc, em càng thấy thích thú và tự nhủ mình phải phấn đấu hơn nữa để trở thành một đội viên ưu tú.

Qua Điều lệ của Đội em được biết: Đội được thành lập ngày 15 -5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng, một tỉnh phía Bắc của nước ta, giáp biên giới Việt - Trung. Lúc đầu, Đội mang tên “Đội Nhi đồng cứu quốc”, tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ chín đến mười bốn sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong. Khi mới thành lập Đội chỉ có năm đội viên. Đội trưởng là anh Nông Văn Dền, bí danh là Kim Đồng và bốn đội viên khác gồm các anh các chị: Nông Văn Thàn bí danh là Cao Sơn, Lí Văn Tịnh bí danh là Thanh Minh, Lí Thị Mì bí danh là Thủy Tiên và chị Lí Thị Xậu bí danh là Thanh Thủy. Từ khi thành lập đến nay, Đội đã trải qua bốn tên gọi khác nhau: Đội Nhi đồng cứu quốc (1941); Đội Thiếu nhi tháng Tám (1951), Đội Thiếu niên Tiền phong (1956); Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (1970). Tượng trưng cho tổ chức Đội là huy hiệu măng non được vẽ trên nền cờ Tổ quốc. Huy hiệu ấy luôn được các đội viên đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp. Bài hát truyền thống của Đội do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác với tên gọi là “Đội ca” luôn cất lên hùng tráng và trang nghiêm trong những ngày hội lớn của trường chính là niềm tự hào của chúng em. Từ ngày thành lập Đội cho đến nay đã có nhiều phong trào thi đua phát động theo lời dạy của Bác Hồ “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Tiêu biểu nhất là các phong trào: "Công tác Trần Quốc Toản” năm 1947. Phong trào “Kế hoạch nhỏ” năm 1960; phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” năm 1981.

Em ước ao một ngày nào đó, em cũng được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để được sinh hoạt, vui chơi, học tập và cống hiến tuổi thơ mình cho quê hương, đất nước.

Mẫu 2:

Hàng ngày đến lớp, đến trường, nhìn thấy các anh chị đeo huy hiệu măng non trên ngực lấp lánh và chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, sao mà đẹp và tự hào đến thế! Em ước ao một ngày nào đó, mình cũng được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đội.

Bước sang học kì hai, những đội viên “Sao Nhi đồng” chăm ngoan, học giỏi được kết nạp vào Đội. Qua cuốn “Điều lệ Đội" em đã hiểu hơn rất nhiều về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội được thành lập vào ngày 15 - 5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng với tên gọi “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Mới đầu, Đội chỉ có năm người. Đó là anh Nông Văn Dền bí danh là Kim Đồng làm Đội trưởng và bốn anh chị đội viên nữa là: Nông Văn Thần, Lí Văn Tịnh, Lí Thị Mì, Lí Thị Xậu. Từ năm 1941 đến nay, Đội đã qua bốn lần đổi tên: từ Đội Nhi đồng cứu quốc (1941) đến Đội Thiếu nhi tháng Tám (1951), rồi Đội Thiếu niên Tiền phong (1956), và đến năm 1970, Đội được đối tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cho đến bây giờ. Chiếc huy hiệu măng non có hình một búp măng xanh khỏe mạnh nổi bật trên nền cờ Tố quốc cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ thắm là biểu tượng của Đội. Bài “Đội ca” được nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác là bài hát truyền thống của Đội với âm điệu thật tươi trẻ, hào hùng, luôn cuốn chúng em trong ngày kỉ niệm thành lập Đội.

Học kì hai này, nhất định em sẽ phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để rèn luyện trở thành người có ích cho đất nước.

Xem thêm:

.........................................

Ngoài Tập làm văn lớp 3: Nói về Đội thiếu niên Tiền Phong, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Để học tốt phần Tập làm văn môn Tiếng Việt lớp 3, học sinh phải hiểu rõ cách viết một bài văn hoàn chỉnh cần những yếu tố nào. Từ cách lập dàn ý, liệt kê nội dung chính cho đến khi hoàn thành bài văn, đặc biệt cần có phương pháp học rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên tài liệu.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
430
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tập làm văn lớp 3 Cánh diều

    Xem thêm