Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT TP Thủ Dầu Một năm học 2018 - 2019

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT TP Thủ Dầu Một năm 2018

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT TP Thủ Dầu Một năm học 2018 - 2019 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Ngữ văn lớp 9 cũng như luyện tập nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT

KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9

MÔN: NGỮ VĂN

Năm học: 2018 - 2019

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Đọc hiểu văn bản (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[…] Chàng qùy xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quần triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng...

(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2013)

Câu 1:

a. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

b. “Nàng” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Nói trong hoàn cảnh nào? (1,0 điểm)

c. Nhận xét tính cách của nhân vật “nàng” trong đoạn trích trên? (1,0 điểm)

Câu 2:

a. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp? (1,0 điểm)

b. Tìm lời dẫn trong đoạn trích trên và cho biết đó là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? (1,0 điểm)

II. Tạo lập văn bản (5,0 điểm)

Tưởng tượng mình gặp lại người lính lái xe trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó (bài viết có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, nghị luận và miêu tả nội tâm).

Hướng dẫn đáp án kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9

Câu

Gợi ý

Điểm

Câu 1:
a. - Tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Tác giả: Nguyễn Dữ.
b. - Lời của nhân vật Vũ Nương (Vũ Thị Thiết).
- Vũ Nương nói khi tiễn chồng đi tòng quân (đi lính)

c.- Tính cách của nhân vật Vũ Nương: Không màng danh vọng, chỉ mong chồng được bình yên, gia đình sum vầy.

0.5

0.5

0.5

0.5

1

Câu 2.

a. - Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh không thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép

b. - Lời dẫn: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ ri. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cung còn ln lút, qun triu còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng..

- Đây là cách dẫn trực tiếp

0.5

0.5

0.5

0.5

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần kể

c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn

* Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu tình huống gặp gỡ (thời gian, không gian, nhân vật).

- Thân bài: kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ

+ Khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe.

+ Kể lại cuộc trò chuyện với người chiến sĩ:

- Người chiến sĩ kể lại những năm đánh Mĩ gian khổ, ác liệt, bom Mĩ tàn phá dữ dội.

- Thời tiết vô cùng khắc nghiệt, các đoàn xe vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến với tinh thần lạc quan.

- Tình động đội keo sơn, gắn bó đã tiếp thêm sức mạnh cho họ.

- Trái tim người chiến sĩ, trái tim của tuổi trẻ sôi nổi, lạc quan, yêu nước, căm thù giặc luôn hướng về miền Nam..

+ Tâm trạng của em sau khi nghe kể.

+ Suy nghĩ của em về chiến tranh.

- Kết bài:

+ Cuộc chia tay.

+ Cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ, liên hệ bản thân.

* Lưu ý: Có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, nghị luận và miêu tả nội tâm.

d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có cảm nhận riêng về vấn đề tự sự.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ

0.25

0.25

4

0.5

3

0.5

0.25

0.25

* Lưu ý chung

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

Để có kết quả thi học kì 1 lớp 9 tốt nhất, mời các bạn làm thêm các đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2018 - 2019 được VnDoc sưu tầm, cũng như các đề thi được tải nhiều nhất của chúng tôi:

Mời các bạn tham khảo tài liệu sau: Ngữ văn lớp 9, Giải bài tập Ngữ văn lớp 9, Tài liệu học tập lớp 9, Đề thi giữa kì 1 lớp 9, Đề thi học kì 1 lớp 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm