Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài thơ Nói với con

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài thơ Nói với con

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài thơ Nói với con được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu hay giúp các bạn học sinh phân bổ thời gian làm bài phân tích vẻ đẹp của người đồng mình trong bài thơ Nói với con. Mời các bạn cùng tham khảo

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài thơ Nói với con mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.

2. Thân bài

a. Khổ thơ đầu

4 câu thơ đầu: tiếng lòng hạnh phúc của một người cha khi nhắc về kỷ niệm những ngày con còn thơ ấu với những bước đi chập chững đầu đời. Y Phương gợi nhắc quá khứ, gợi mở cho con những nền tảng đầu tiên về tình cảm gia đình ấm áp, về quá trình sinh ra và lớn lên của một con người.

7 câu thơ sau: gợi mở ra những vẻ đẹp của người dân tộc miền núi bằng câu thơ chứa chan tình cảm: Những con người lao động với đôi bàn tay thô sơ, nhưng khéo léo, giữa cuộc sống nhiều khó khăn vất vả thế nhưng tâm hồn của “người đồng mình” vẫn rất đẹp, rất yêu đời, từng câu hát, câu ca trong lối sinh hoạt văn hóa. “Cha vẫn nhớ mãi về ngày cưới/Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” là lời khẳng định hạnh phúc gia đình, khẳng định thêm về tình cảm gia đình vững chắc là cơ sở để cho con được một cuộc sống êm ấm, và cũng là cơ sở để gây dựng nên một cộng đồng dân tộc với những nét đẹp trong văn hóa, phong tục truyền thống.

b. Khổ thơ cuối

Vẻ đẹp của “người đồng mình” không chỉ dừng lại ở sự khéo léo sáng tạo trong lao động hay lòng yêu cuộc sống, với những nét đẹp tập quán mà còn thể hiện ở ý chí và sức mạnh trong tâm hồn.

“Cao” và “xa” là hai lượng từ khiến độc giả liên tưởng đến một vùng đất núi non trùng điệp khắc nghiệt vô cùng, nhưng những con người nơi đây chưa một lần lấy đó làm nản chí.

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/Sống trong thung không chê thung nghèo đói”: Là “người đồng mình” con phải học được cách thích nghi với cuộc sống, linh hoạt và mềm dẻo như dòng sông, con suối, dù là thác hay ghềnh đều không khiến con phải nản chí, chùn bước.

Cha mong con hãy lấy người đi trước làm tấm gương sáng để noi theo để phấn đấu nỗ lực lấy cái tâm hồn mạnh mẽ, kiên cường, ý chí vượt khó lớn lao để góp phần xây dựng đất nước.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, ý nghĩa bài thơ Nói với con và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài thơ Nói với con mẫu 2

1, Mở bài

Giới thiệu tác phẩm và hình tượng cần phân tích:

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1980, mang nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

- “Người đồng mình”: là hình tượng cho con người miền núi nói riêng và con người Việt Nam nói chung; qua lời tâm sự dặn dò với đứa con, tác giả đã ca ngợi nhiều đức tính tốt đẹp của dân tộc.

2, Thân bài

a, Giới thiệu về Người đồng mình qua sự tài hoa, yêu lao động:

- Cách nói Người đồng mình: cách nói của người dân tộc chỉ người dân quê hương mình, đất nước mình.

- Đầu tiên, nói về đức tính chăm chỉ lao động, yêu đời: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”.

Những động từ thể hiện sự khéo léo: đan, cài, ken

Thành quả lao động mang màu sắc tươi sáng, vui vẻ: hoa, câu hát.

⇒ Câu thơ vang lên tự hào, yêu thương: “yêu lắm, con ơi!”; khẳng định giá trị của lao động, chỉ có lao động mới làm nên cuộc sống.

b, Những phẩm chất đáng quý của Người đồng mình:

- Con người mạnh mẽ, giàu ý chí:

“Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn”: lối tư duy độc đáo lấy cái hữu hình để đo cái vô hình, cho thấy càng gặp khó khăn, thử thách thì ý chí con người càng mạnh mẽ, vươn lên.

- Con người yêu quê hương, không chê nghèo hèn, không quản khó khăn:

Ví cuộc sống nghèo đói, khó khăn như đá “gập ghềnh”, thung “khó khăn”

Lặp từ “không chê”: cho thấy sự gắn bó, thủy chung và ý chí vượt quá khó khăn

So sánh người đồng mình “Sống như sông như suối”: khẳng định sức sống mãnh liệt của con người.

Sử dụng thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” đối với câu khẳng định “không lo cực nhọc”: nhấn mạnh phẩm chất không ngại vượt khó của con người.

- Sức mạnh to lớn trong tinh thần:

Là con người thì ai cũng “thô sơ da thịt” nhưng lại chẳng ai “nhỏ bé”: ý chí lớn hơn thể chất.

Nhờ sức mạnh tinh thần, người Việt Nam tự tay xây dựng đất nước, vượt qua tất cả khó khăn trong hàng ngàn năm

Con người dựng nên quê hương, làm nên phong tục và cùng gìn giữ phong tục ấy không bị mai một.

c, Lời dặn dò đứa con phải nối tiếp những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống của dân tộc:

Nhắc lại một lần nữa: “tuy thô sơ da thịt” nhưng không bao giờ được nhỏ bé, ý khẳng định dân tộc Việt Nam luôn kiên cường sống ngẩng cao đầu, đương đầu với khó khăn chứ không sống thấp hèn, luồn cúi.

3. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp của con người miền núi nói riêng và dân tộc nói chung

Nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đặc sắc, mang đậm đặc trưng dân tộc miền núi phía Bắc, tạo sự khác biệt cho bài thơ.

--------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình trong bài thơ Nói với con cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
2 1.317
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm