Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 1 KHTN 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025

Đề cương Khoa học tự nhiên 9 học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo có đầy đủ đáp án và ma trận, được để dưới dạng file word và pdf, là tài liệu hay cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 9 sắp tới. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo chi tiết.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9

**********

A. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Chủ đề: Năng lượng cơ học

1. Động năng và thế năng

Trong cơ học, năng lượng tồn tại ở hai dạng cơ bản là động năng và thế năng.

- Động năng là dạng năng lượng mà một vật có được do chuyển động. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

Biểu thức tính: Wđ = m.v2/2

Trong đó: + m (kg) là khối lượng của vật.

+ v (m/s) là tốc độ chuyển động của vật.

+ Wđ (J) là động năng của vật.

- Thế năng (thế năng trọng trường) là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất (hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao).

Thế năng phụ thuộc vào mốc chọn tính độ cao (thường chọn gốc thế năng tại mặt đất). Vật có trọng lượng càng lớn và ở độ cao càng lớn thì thế năng của vật càng lớn.

Biểu thức tính: Wt = P.h

Trong đó: + P (N) là trọng lượng của vật,

+ h (m) là độ cao của vật so với mặt đất,

+ Wt (J) là thế năng của vật.

- Cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. W = Wđ + Wt. Đơn vị đo cơ năng là jun (J). - -

- Trong quá trình vật chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

II. Chủ đề: Ánh sáng

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

2. Định luật khúc xạ ánh sáng

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới.

- Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sin i) và sin góc khúc xạ (sin r) là một hằng số.

3. Chiết suất của môi trường

Biểu thức: n21 = n2/n1 = v1/v2 = sini/sinr

+ n21: Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1

+ n1 là chiết suất của môi trường 1

+ n2 là chiết suất của môi trường 2

4. Tán sắc ánh sáng trắng qua lăng kính

- Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp qua lăng kính, ta thu được trên màn chắn một dải màu như cầu vồng, gọi là quang phổ của ánh sáng trắng.

- Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm ánh sáng đi qua lăng kính bị phân tách thành nhiều màu khác nhau.

- Ánh sáng trắng là hỗn hợp ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

- Các chùm sáng có màu khác nhau khi ra khỏi lăng kính gọi là các ánh sáng màu. Ánh sáng có một màu nhất định gọi là ánh sáng đơn sắc.

5. Màu sắc của vật

Màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. Vật có màu nào thì phản xạ mạnh ánh sáng màu đó và hấp thụ các ánh sáng màu còn lại.

6. Hiện tượng phản xạ toàn phần: hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng toàn bộ tia tới bị phản xạ tại mặt phẳng phân cách giữa bản bán trụ và không khí.

Góc tới hạn (ith) là góc tới lúc bắt đầu không quan sát thấy tia khúc xạ.

III. Chủ đề: Hợp chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về tham khảo chi tiết.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm