Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 100
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 100: Kiểm tra văn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS vận dụng những kiến thức về văn bản đã học từ đầu năm đến nay để làm bài kiểm tra, qua đó mà củng cố, khắc sâu hơn những kiến thức về văn bản đã học.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận.
3. Thái độ: HS có ý thức nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực huy động kiến thức và trình bày bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ: GV: Nghiên cứu thiết lập ma trận đề, ra đề theo ma trận, ra đáp án và biểu điểm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
*Hoạt động 1: GV giới thiệu bài (1’): Để đánh giá được chất lượng học tập của các em, bài học hôm nay các em sẽ làm bài kiểm tra 45 phút.
*Hoạt động 2: GV phát đề cho HS làm bài kiểm tra (1’).
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HK II - NGỮ VĂN 8
Câu 1. Trình bày đặc điểm chính của các thể văn nghị luận cổ: chiếu, hịch, cáo, tấu. (2 điểm).
Câu 2. Điền vào chỗ trống trong các ý dưới đây để hoàn thành quá trình lập luận của Nguyễn Thiếp trong văn bản “Bàn luận về phép học” (2 điểm).
- Bàn về ………………………………………………..
- Phê phán…………………………………………………………
- Nêu quan điểm về……………………………………….
- Nêu …………………………
Câu 3. Trình bày nội dung, nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng”. (2 điểm).
Câu 4 (4 điểm). Qua việc học ba bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi đường”, Em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 -> 20 câu để làm rõ luận điểm “Thơ của Bác Hồ tràn đầy tình yêu thiên nhiên”.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT – HK II - VĂN 8
Câu 1. Đặc điểm chính của các thể văn nghị luận cổ: chiếu, hịch, cáo, tấu:
- Chiếu: Do vua chúa dùng để ban bố mệnh lệnh xuống thần dân.
- Hịch: Do vua chúa, tướng lĩnh dùng để kêu gọi, thuyết phục đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
- Cáo: Do vua chúa, tướng lĩnh dùng để trình bày chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Tấu: Do bề tôi trình lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, kiến nghị.
Câu 2: HS điền các ý sau:
- Bàn về mục đích của việc học chân chính.
- Phê phán những sai lệch trong việc học
- Nêu quan điểm vềcách học đúng đắn.
- Nêu tác dụng của việc học đúng đắn.
Câu 3: HS trình bày: Bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
Câu 4: (4 điểm): Yêu cầu HS viết được một đoạn văn để chứng minh cho luận điểm trên. Đoạn văn phải được trình bày khoa học theo cách diễn dịch hoặc qui nạp. Các dẫn chứng phải phải được lấy từ ba bài thơ của Bác mà các em đã được học hoặc mở rộng hơn, sáng tạo hơn càng tốt để đảm bảo tính thuyết phục và liên kết chặt chẽ với nhau; phải được sắp xếp theo trình tự phù hợp. Dùng từ, câu chính xác, không sai hoặc rất ít sai chính tả. Diễn đạt rành mạch, trôi chảy.
Hết
*Hoạt động 2: HS làm bài kiểm tra (43’).