Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 122

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 122: Chương trình địa phương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: nhận ra sự khác nhau về từ ngữ và cách xưng hô ở các địa phương.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng dùng từ ngữ chính xác.

3. Thái độ: HS có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.

4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực quan sát, thu thập từ ngữ để làm giàu vốn ngôn ngữ cho bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ, HD HS chuẩn bị bài;
  • HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới:

Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú, đa dạng. Để giúp các em nắm được và biết cách dùng từ ngữ địa phương phù hợp, bài hôm nay các em sẽ được học bài Chương trình địa phương Tiếng Việt.

* Hoạt động 2: Tiến hành.

Mục tiêu: HS huy động vốn ngôn ngữ của mình để làm được BT, từ đó mở rộng vốn.

* Hướng dẫn làm BT 1 (14’):

- HS đọc đoạn trích đã cho.

? Tìm những từ xưng hô mang tính địa phương trong đoạn trích trên và những từ xưng hô toàn dân tương ứng.

- HS trả lời; GV nhận xét, sửa chữa.

* HD làm BT 2 (20’):

- Cho HS thảo luận nhóm tìm những từ xưng hô ở địa phương em và ở địa phương khác mà em biết.

- HS đại diện nhóm trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung;

- GV nhận xét, bổ sung.

* HD làm BT 3 (5’):

? Từ xưng hô có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp NTN?

? Hoàn cảnh giao tiếp mang tính nghi thức là những hoàn cảnh cụ thể nào? (Các cuộc họp hoặc phát biểu trong giờ học, hoặc viết các VB hành chính, …)

* Hoạt động 4: HD làm BT 4 (5’): GV cho HS đối chiếu rồi trình bày trước lớp; HS khác nhận xét; GV nhận xét, chỉnh sửa.

1. BT 1: Xác định từ xưng hô địa phương:

- U: Dùng để gọi hoặc chỉ mẹ. (Từ địa phương).

- Mợ: Dùng để gọi hoặc chỉ mẹ.(Biệt ngữ XH).

2. BT 2: Tìm từ xưng hô:

Địa phương

Từ toàn dân

Tui, choa, toa

Tau

Bầy tui

Mi

Bọ, thầy, tía, ba, bố

U, bầm, mụ, đẻ, má

Mệ

Eng

O

Tôi

Tao

Chúng tôi

Mày

Cha

Mẹ

Anh

* Tìm cách xưng hô địa phương:

- Chị của mẹ mình: cháu – bá / cháu – dì

- Chồng của cô mình: cháu - chú / cháu – dượng

- Ông nội: nội

3. BT 3: Phạm vi sử dụng từ địa phương: Từ địa phương xưng hô không dùng trong giao tiếp mang tính chất nghi thức.

4. BT 4: Đối chiếu:

Đánh giá bài viết
1 216
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm