Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 81
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 81: Câu phủ định được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng dùng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: HS có ý tình yêu Tiếng Việt; có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực dùng câu đúng và hay.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, bảng phụ;hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ | NỘI DUNG |
*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: | Bài TV trước các em đã được học 4 kiểu câu xét theo mục đích nói. Bài học hôn nay sẽ giúp các em tìm hiểu một kiểu câu có thể thuộc tất cả các kiểu câu vừa nói và có công dụng riêng, đó là câu phủ định. |
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu mục I (24’): Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định. - HS đọc các VD ở mục 1. ? Các câu b, c, d khác câu a ở chỗ nào? ? Các câu a, b, c, d dùng để làm gì? ? Những từ không , chưa, chẳng là từ phủ định. Hãy tìm những từ phủ định khác. (chẳng phải, đâu phải, đâu có, …) ? Câu a được dùng với mục đích gì? (Khẳng định việc Nam đi Huế có diễn ra -> Câu khẳng định). - HS đọc mục 2. ? Câu nào là câu phủ định trong các VD vừa đọc? ? Mỗi câu phủ định đó dùng để làm gì? Thảo luận nhóm ? Từ các VD 1, 2, em rút ra chức năng của câu phủ định là kiểu câu dùng để làm gì? ? Cũng từ việc tìm hiểu các VD trên, em thấy câu phủ định có những loại nào? (2 loại: Câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ). | I. Đặc điểm hình thức và chức năng: 1. Xét các VD a, b, c, d – SGK: * Nhận xét: - Các câu b, c, d có chứa các từ phủ định: không, chưa, chẳng. -> Dùng để thông báo, xác nhận sự việc ( Nam đi Huế) không diễn ra. -> Là câu phủ định miêu tả. 2. Xét các câu phủ định: - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. - Đâu có! -> Dùng để bác bỏ ý kiến hoặc lời nhận định của người khác đang đối thoại. -> Là câu phủ định bác bỏ. * Ghi nhớ: (SGK – trang 53). |
* Hoạt động 3: HD luyện tập (20’): Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết vào làm BT, từ đó hình thành năng lực dùng câu phủ định. ? Qua phần tìm hiểu trên, em hiểu gì về đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? - HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý. - GV hướng dẫn HS làm các BT: + HS đọc BT và trả lời các câu hỏi trong bài. 5. BT 5: GV gọi 5 HS lên bảng, đặt 5 câu; các HS khác làm ra giấy nháp. | II. Luyện tập: 1. BT 1: Các câu 1 của VD a, b là câu phủ định bác bỏ vì nó bác bỏ ý kiến của người khác trước đó. 2. BT 2: Các câu a, b, c là câu phủ định vì nó có chứa các từ phủ định nhưng được dùng để khẳng định. 3. BT 3: Nếu thay từ không bằng từ chưa thì phải bỏ từ nữa trong câu, nếu không sẽ sai nguyên tắc dùng từ. - Từ không trong câu biểu thị sau đó không xảy ra hành động, sự việc nữa. - Từ chưa trong câu biểu thị sau đó có thể xảy ra hành động, sự việc. - Câu Choắt không ngồi dậy được nữa phù hợp với nội dung câu chuyện. |