Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 13

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 13: Từ tượng hình, từ tượng thanh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng phân tích ngôn ngữ để biết cái hay, đẹp của loại từ này.

3. Thái độ: HS có ý thức dùng từ tượng hình, tượng thanh để tăng tính hình tượng, biểu cảm trong giao tiếp.

4. Hình thành năng lực: Dùng từ đúng và hay.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV từ tiết trước.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ

NỘI DUNG

* Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài: (1’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- GV: Giới thiệu bài.

- HS: Lắng nghe và chuẩn bị tâm thế cho việc học bài mới.

Trong ngôn ngữ hằng ngày cũng như trong văn chương, người Việt Nam ta thường dùng những từ ngữ gợi âm thanh, hình ảnh, dáng vẻ, dáng điệu,… Bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu những từ này qua bài học Từ tượng hình, từ tượng thanh.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

* HD tìm hiểu mục I (20’).

Mục tiêu: HS nắm, hiểu được đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh, từ đó biết sử dụng từ này có hiệu quả.

- HS đọc các VD.

- GV dùng bảng phụ ghi các từ in đậm lên bảng.

- GV nêu câu hỏi, gợi ý cho HS khai thác kiến thức.

? Trong các từ in đậm, từ nào gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật?

? Em hãy tìm những từ khác tương tự như các từ trên mà em biết?

? Trong các từ in đậm này, từ nào gợi tả âm thanh của từ nhiên, của người, của vật?

? Em hãy tìm những từ khác tương tự.

? Các từ trên phần lớn được cấu tạo là kiểu từ gì mà các em đã học ở lớp 7? (Láy)

? Tác dụng của các từ in đậm?

? Qua phần tìm hiểu trên, em kết luận NTN là từ tượng hình, từ tượng thanh?

- HS làm việc cá nhân, cặp rồi trình bày.

- GV nhận xét, chốt ý;

- HS đọc ghi nhớ, GV chuyển ý.

I. Đặc điểm, công dụng:

1. Xét các từ in đậm trong VD - SGK/ tr 49

2. Nhận xét:

- Các từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. => Là các từ tượng hình.

- Các từ mô phỏng âm thanh: hu hu, ư ử => Là từ tượng thanh.

- Cấu tạo: Phần lớn là từ láy.

- Tác dụng: Gợi tả hình ảnh, âm thanh, cụ thể, sinh động, tăng tính biểu cảm.

3. Kết luận: Ghi nhớ: ( SGK – Tr 49 )

* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (15’):

Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức bài học để làm được bài tập, từ đó nâng cao nhận thức về dùng từ tượng hình, tượng thanh.

- GV hướng dẫn HS thảo luận, làm BT.

- Sau mỗi bài, HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung .

1. BT 1: - HS đọc BT.

? Tìm các từ từ tượng hình, tượng thanh.

2. BT 2: HS đọc BT.

Tìm từ tượng hình gợi dáng đi như mẫu đã cho.

3. BT 3: HS đọc BT.

- GV hướng dẫn HS phân biệt ý nghĩa của các từ láy SGK đã cho.

* GV lưu ý cho HS: Qua các BT trên các em lưu ý khi làm bài TLV, đặc biệt là làm văn miêu tả, cần lựa chọn những từ tượng hình, tượng thanh phù hợp để làm nổi rõ sắc thái cần miêu tả.

II . Luyện tập:

1. BT 1: Các từ từ tượng hình, tượng thanh: soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo, khoẻo, chỏng quèo.

2. BT 2: Từ tượng hình gợi dáng đi: lò dò, lẫm chẫm, thoăn thoắt, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu, khật khưỡng,…

3. BT 3: Phân biệt ý nghĩa của các từ láy:

- Ha hả: Cười lớn, tỏ ra khoái chí.

- Hì hì: Cười âm thanh trầm, tỏ ra thích thú, bằng lòng.

- Hô hố: Cười lớn, không giữ ý tứ, có vẻ vô duyên.

- Hơ hớ: Cười lớn, thô lỗ, gây khó chịu cho người khác.

4. BT 4, 5: Về nhà làm.

Đánh giá bài viết
1 377
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm