Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 62
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 62: Làm thơ bảy chữ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/ 3; biết gieo vần đúng.
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chọn ngôn từ để làm thơ.
3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi kiến thức, kĩ năng làm thơ; bồi dưỡng tình yêu văn học - NT.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực phát hiện, sửa sai và tập làm thơ 7 chữ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn GA, bảng phụ;hướng dẫn HS chuẩn bị bài;
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ | NỘI DUNG |
*HĐ 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới: | Để giúp các em làm quen với việc làm thơ 7 chữ, bài học hôm nay các em sẽ được học bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ. |
*Hoạt động 2 (10’): Hướng dẫn tìm hiểu luật thơ 4 câu, 7 chữ: Mục tiêu: HS nắm được luật làm thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - HS đọc bài thơ “Chiều”. - Yêu cầu HS: 1. Chỉ ra các tiếng bằng trắc và qui luật bằng trắc ở các tiếng 2, 4, 6 trong các câu thơ. 2. Qui luật đối, niêm giữa các câu thơ xét theo bằng trắc? 3. Qui luật gieo vần? 4. Cách ngắt nghịp trong mỗi câu thơ? ? Theo đề bài này thì em định hướng làm bài NTN ? | I. Tìm hiểu luật thơ 4 câu, 7 chữ: 1. Xét bài thơ “Chiều”: Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về B B B T T B B Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe T T B B T T B Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót T T B B B T T Vòm trời trong vắt ánh pha lê. B B B T T B B 2. Nhận xét: a. Luật bằng trắc: Các tiếng 2, 4, 6 trong mỗi câu bắt buộc phải theo luật bằng trắc ( B T B ). Nếu tiếng thứ 2 là trắc thì phải là T B T. b. Luật đối: - Câu 1 > < 2 , Câu 3 > < 4. c. Luật niêm: Câu 2 – 3; 4 – 5; 6 – 7; 1 - 8 d. Vần: Tiếng cuối các câu 1, 2, 4. Có thể vần trắc hoặc vần bằng. e. Nhịp: 2/ 2/ 3 hoặc 3/ 4. |