Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 113
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 113: Ôn tập phần Văn học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bước đầu củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học qua các VB đã học trong SGK lớp 8 (Trừ các Vb tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản của những VB tiêu biểu.
- Tập trung ôn kĩ hơn những VB thơ ở bài 18, 19, 20, 21.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có năng hệ thống, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: HS biết tự mình ôn tập, nắm kiến thức đã học.
4. Hình thành năng lực cho HS: Năng lực tông kết, khái quát kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):
Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới :
Để các em nắm được một cách có hệ thống các kiến thức đã học về văn bản từ đầu năm đến nay, bài học hôm nay các em sẽ tiến hành tổng kết phần văn.
*Hoạt động 2 (19’): Hướng dẫn lập bảng thống kê theo mẫu: - Gọi HS đọc câu hỏi 1.
Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng lập bảng thống kê kiến thức đã học.
- GV cho HS thảo luận nhóm để thống nhất kết quả thống kê.
- Đại diện các tổ lần lượt trình bày. Mỗi tổ trình bày kết quả thống kê 4 VB. Các thành viên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV dùng bảng phụ đã trình bày sẵn, treo lên bảng chính cho HS đối chiếu với bài của mình và sửa vào vở.
Bảng thống kê:
Bài | Tên VB | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Đặc sắc nghệ thuật |
15 | Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Phan Bội Châu | Thất ngôn bát cú Đường luật | Phong thái ung dung, khí phách kiên cường, bất khuất, vượt lên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. | Giọng điệu hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. |
16 | Đập đá ở Côn Lôn | Phan Châu Trinh | Thất ngôn bát cú Đường luật. | Vẻ đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, không khuất phục cảnh tù ngục. | Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. |
Muốn làm thằng Cuội | Tản Đà | Thất ngôn bát cú Đường luật. | Tâm trạng bất hòa với thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến, muốn thoát li khỏi trần thế. | Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông và sự đổi mới của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. | |
17 | Hai chữ nước nhà | Trần Tuấn Khải | Song thất lục bát. | Mượn câu chuyện lịch sử để bộc lộ nỗi đau mất nước, tình cảm sâu đậm với đất nước và khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. | Chọn thể thơ thích hợp, giọng điệu trữ tình thống thiết. |
18 | Nhớ rừng | Thế Lữ | Tám chữ (thơ mới) | Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. | Bút pháp lãng mạn, tràn đầy cảm xúc; chọn hình tượng thích hợp để thể hiện chủ đề bài thơ, từ ngữ giàu chất tạo hình và nhạc điệu. |
19 | Quê hương | Tế Hanh | Tám chữ (thơ mới) | Một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. | Những hình ảnh tươi sáng, sinh động, lời thơ giản dị, giàu cảm xúc. |
Khi con tu hú | Tố Hữu | Lục bát | Bức tranh mùa hè sinh động, đầy sức sống và tâm trạng căng thẳng, u uất, ngột ngạt của người tù cách mạng. Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống và nỗi khao khát tự do cháy bỏng của tác giả. | Thể thơ lục bát giản dị, những hình ảnh tươi sáng, âm thanh sinh động, những từ ngữ gợi hình, gợi cảm xúc. | |
20 | Tức cảnh Pác Bó | Hồ Chí Minh | Thất ngôn tứ tuyệt | Cảnh sống và làm việc đầy gian khổ của Bác Hồ ở Pác Bó. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ. | Thể thơ tứ tuyệt mà ngôn ngữ bình dị, pha giọng vui đùa. |